Nhiều thương hiệu giày dép cam kết giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đưa tính bền vững vào mục đích kinh doanh, quy trình và thông điệp xuyên suốt trong các hoạt động của doanh nghiệp. Những nỗ lực của họ nhằm tạo ra tác động tích cực đến môi trường đang giành được sự thiện cảm từ khách hàng lẫn đội ngũ nhân viên.
Thích nghi với sự thay đổi trong tâm lý người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp trong ngành giày dép bắt đầu đặt sự bền vững thành chiến lược ưu tiên hàng đầu. Ảnh minh họa |
Ngoài việc cân nhắc về đạo đức, chuẩn mực kinh doanh, động lực kinh tế cũng là một yếu tố có tác động rõ ràng đến hành động của các doanh nghiệp. Người tiêu dùng kỳ vọng các doanh nghiệp có thể kết hợp hiệu quả giữa việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội - và họ không ngại thể hiện sự ủng hộ bằng “ví tiền” của mình. Báo cáo của EIU cũng cho thấy kể từ năm 2016, từ khóa được tìm kiếm trên Google liên quan đến hàng hóa bền vững đang tăng đến 71% trên toàn cầu.
Theo bà Minli Zhao - Phó Chủ tịch ngành Tiêu dùng, mảng vật liệu chuyên dụng của Tập đoàn BASF, khu vực châu Á Thái Bình Dương, những vấn đề về đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong các quyết định mua hàng của người tiêu dùng.
Cụ thể, một cuộc khảo sát của Hotwire cho thấy, 47% người dùng Internet trên toàn thế giới đã chuyển sang sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ khác bởi vì công ty cung cấp hoặc sản xuất chúng đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến giá trị cá nhân của người tiêu dùng, trong đó việc bảo vệ môi trường được xem là mối quan ngại hàng đầu. “Tôi cũng sẽ chỉ ra một nghiên cứu nữa của Havas Worldwide, cho thấy cứ ba người tiêu dùng thì có hai người nghĩ rằng các doanh nghiệp chịu trách nhiệm nhiều như chính phủ trong việc thúc đẩy thay đổi xã hội”- bà Minli Zhao nói.
Dẫn chứng thêm, bà Minli Zhao cho biết, một nghiên cứu nổi bật về ngành công nghiệp giày dép đến từ cuộc hợp tác khảo sát McKinsey Hoa Kỳ cho thấy 66% người tiêu dùng (75% người được hỏi thuộc thế hệ Millennial), coi tính bền vững là yếu tố chủ chốt khi ra đưa ra quyết định chọn mua những mặt hàng xa xỉ.
Tất nhiên, khái niệm “bền vững” bao gồm rất nhiều vấn đề liên quan tới môi trường cũng như sinh thái, và công nghệ đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực phát triển bền vững. Tốc độ phát triển của công nghệ cũng đồng nghĩa với việc không có công ty nào có thể tự mình làm tất cả. Các doanh nghiệp cần hợp tác để tạo ra sự thay đổi từ đầu đến cuối trong ngành giày dép, kết hợp chuyên môn với sự nhiệt huyết để tạo ra sự thay đổi đích thực.
Tại BASF, với cam kết tạo ra tác động tích cực đến môi trường, chúng tôi đã giúp những thương hiệu giày có cùng mục tiêu tạo ra sự khác biệt. Các chất liệu được sử dụng trong ngành công nghiệp giày dép có tác động đáng kể đến môi trường. Hệ thống sản xuất tích hợp của BASF đã tạo ra Elastopan và Elastollan, hai trong số những chất liệu được ứng dụng cho các sản phẩm giày dép bền vững, kết hợp TPU có thể tái chế và sử dụng vật liệu có nguồn gốc sinh học. Cách sản xuất này đã cho phép chúng tôi áp dụng phương pháp cân bằng nhiên liệu sinh khối (biomass balance approach) nhằm thúc đẩy việc sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo và các phương pháp bền vững mà không ảnh hưởng đến hiệu suất hoặc chất lượng.
“Tôi cho rằng trong tương lai, mục tiêu phát triển bền vững sẽ tiếp tục là một động lực quan trọng để tạo ra những đổi mới đáng chú ý trong ngành công nghiệp giày dép. Khi thế giới vẫn đang phải đối mặt với các vấn đề như biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên và nạn xả rác thải trên biển, điều quan trọng nhất lúc này là những người lãnh đạo trong ngành biết cách kết hợp tài nguyên và chuyên môn để tìm ra những giải pháp vừa hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu của khách hàng” - bà Minli Zhao dự báo.