Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024

Chiều 6/3, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024 tới 500 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố.
Cấp sổ đỏ cho condotel: Bộ Tài nguyên và Môi trường nói trách nhiệm của các tỉnh Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Khó trong xã hội hóa xử lý rác và phân loại rác Sẽ ban hành 16 văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai

Tham dự tại Hội trường Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) có đại diện Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy Ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; đại diện các Bộ ngành Trung ương; Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; lãnh đạo UBND, Sở TN&MT các tỉnh, thành: Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hòa Bình, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Phú Thọ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh và Thứ trưởng Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị triển khai thi hành Luật Đất đai. (Ảnh: Trung Giang)

Tại các điểm cầu trực tuyến có đại diện: Thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy; Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, thành phố; các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đặng Quốc Khánh cho biết, ngày 18/1/2024, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội Khóa XV đã thông qua Luật Đất đai (Luật số 31/2024/QH15) gồm 16 chương với 260 điều. Dự án Luật Đất đai đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước, được trình Quốc hội cho ý kiến tại 4 kỳ họp, điều đó cho thấy tinh thần cẩn trọng của các cơ quan trong hoạt động lập pháp, luôn đề cao chất lượng và hiệu quả.

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho rằng, Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua với nhiều nội dung mới mang tính đột phá, quan trọng góp phần vào mục tiêu hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất như: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; tài chính đất đai, giá đất; đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về đất đai; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, sử dụng đất đai…

Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024
Hội nghị được kết nối trực tuyến tới 500 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố và cả cấp huyện trên cả nước (Ảnh: Trung Giang)

Ngày 5/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 222/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Đất đai, trong đó giao trách nhiệm cho Bộ TN&MT, các Bộ, ngành có liên quan và các địa phương trong việc tổ chức triển khai thi hành Luật Đất đai. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh tin tưởng rằng với sự vào cuộc khẩn trương, quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương, Luật Đất đai sẽ sớm đi vào cuộc sống, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra; kịp thời đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của Nhân dân.

Giới thiệu các điểm mới của Luật Đất đai 2024, Thứ trưởng Lê Minh Ngân cho biết, Luật Đất đai đã trải qua 9 lần sửa đổi. Luật là đạo luật quan trọng, tác động đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; giữ vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật về đất đai, có mối quan hệ với nhiều quy định khác của pháp luật.

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, Luật Đất đai 2024 có những điểm mới bám sát Nghị quyết 18 của Trung ương và được cụ thể hóa như: Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số; bổ sung; quy định về vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên; bổ sung quy định về quyền, nghĩa vụ của công dân đối với đất đai; quyền lựa chọn của đơn vị sự nghiệp công lập; quy định về nhận chuyển nhượng đất lúa; chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cấp Giấy chứng nhận, giá đất…

Trong đó, về tài chính giá đất, Thứ trưởng nhấn mạnh, Luật đã có chính sách ổn định tiền thuê đất hàng năm. Cụ thể: Tiền thuê đất hằng năm được áp dụng ổn định cho chu kỳ 05 năm tính từ thời điểm Nhà nước quyết định cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất gắn với việc chuyển sang hình thức Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.

Tiền thuê đất cho chu kỳ tiếp theo được tính căn cứ vào bảng giá đất của năm xác định tiền thuê đất tiếp theo. Trường hợp tiền thuê đất tăng so với chu kỳ trước thì tiền thuê đất phải nộp được điều chỉnh nhưng không quá tỷ lệ do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn. Tỷ lệ điều chỉnh do Chính phủ quy định cho từng giai đoạn không quá tổng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hằng năm cả nước của giai đoạn 05 năm trước đó…

Về phương pháp định giá đất, Luật quy định cụ thể các phương pháp định giá đất, bao gồm: phương pháp so sánh, phương pháp thu nhập, phương pháp thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất, đồng thời giao Chính phủ quy định phương pháp định giá đất khác 4 phương pháp trên sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy định trường hợp, điều kiện áp dụng phương pháp định giá đất; trường hợp áp dụng các phương pháp định giá đất để xác định giá đất cụ thể mà có kết quả thấp hơn giá đất trong Bảng giá đất thì sử dụng giá đất trong Bảng giá đất.

Tại hội nghị, đại diện UBND nhiều tỉnh, thành phố đánh giá Luật Đất đai 2024 đã bám sát tinh thần Nghị quyết 18, giải quyết được những vướng mắc, tồn tại khi thi hành Luật Đất đai 2013.

Phó Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Nguyễn Văn Sơn cho rằng, Luật Đất đai 2024 đã thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng và tháo gỡ cơ bản các vướng mắc, tồn tại khi thi hành Luật Đất đai 2013. “Tôi tin tưởng rằng Luật Đất đai 2024 sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tế, tháo gỡ vướng mắc ở địa phương”, ông Sơn nói.

Ông Sơn đề nghị sớm ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật để địa phương thực hiện đảm bảo sự thống nhất. Tỉnh cũng kiến nghị Bộ TN&MT điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đai để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bố trí kinh phí thực hiện đo đạc địa chính…

Đồng quan điểm này, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường đánh giá, Luật Đất đai đã bám sát thể chế Nghị quyết 18, báo cáo tổng kết thi hành Luật đất đai 2013 và đồng bộ với Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở làm cơ sở để địa phương thực hiện. Với hiệu ứng Luật Đất đai và luật liên quan, 2 tháng đầu năm 2024, số hồ sơ nhà đất cần giải quyết tăng hơn 18.000 hồ sơ so với năm 2023, nguồn thu thuế tăng 45% so với cùng kỳ, góp phần tổng thu của thành phố tăng khoảng 13%.

Ông Cường cũng cho biết, thành phố đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng Luật và các ý kiến góp ý đã được Bộ TN&MT tiếp thu tối đa. Trong thời gian tới, thành phố sẽ tập trung góp ý vào các Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành và mong muốn sớm ban hành các Nghị định. TP. Hồ Chí Minh sẽ sớm ban hành các Văn bản theo thẩm quyền được giao trong Luật Đất đai 2024. Ông Cường kiến nghị Bộ TN&MT sớm tổ chức các đoàn công tác, tập huấn về những nội dung mới của Luật.

Theo ông Đinh Ngọc Minh, Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, Luật Đất đai 2024 có 3 điểm mới mà người dân mong chờ là: Đơn giản hóa thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ cây trồng cây lâu năm sang đất nông nghiệp khác; quy định rõ sử dụng đất đa mục đích và quản lý đất nông lâm trường quốc doanh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Quách Tất Liêm cho rằng, trong quá trình xây dựng Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ TN&MT đã lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các địa phương và khi được ban hành, Luật có nhiều đổi mới nhất là về phân cấp thẩm quyền, cải cách hành chính. Phó Chủ tịch mong muốn các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật cần quy định cụ thể các nội dung Luật, đặc biệt về tài chính đất đai để minh bạch, dễ hiểu, dễ thực hiện và sớm ban hành để Luật đi vào cuộc sống.

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, theo Quyết định 222/QĐ-TTg, Bộ TN&MT được giao xây dựng trình Chính phủ 6 Nghị định, ban hành theo thẩm quyền 4 Thông tư. Hiện nay, Bộ đang khẩn trương xây dựng các Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành và lấy ý kiến các địa phương để hoàn thiện.

Cũng tại Quyết định này, Thủ tướng Chính phủ đã giao đầy đủ các nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương. Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, cần tập trung vào việc chỉ đạo rà soát và ban hành các văn bản theo thẩm quyền, trong đó tập trung vào nhiệm vụ xây dựng bảng giá đất; cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không giấy tờ; công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai; rà soát đất nông lâm trường… để khi Luật có hiệu lực đảm bảo sự đồng bộ, giải quyết các tồn tại, vướng mắc.

Người đứng đầu Bộ TN&MT cũng đề nghị các địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các Đoàn thể, các Hội đẩy mạnh tuyên truyền những điểm mới của Luật Đất đai 2024 để Luật đi vào cuộc sống. Đồng thời, cho biết, Bộ đang giao Thứ trưởng Lê Minh Ngân và 3 đơn vị lĩnh vực đất đai phối hợp với địa phương hướng dẫn, tập huấn, tuyên truyền.

Bộ TN&MT cũng đề nghị các cơ quan truyền thông, báo chí tiếp tục tham gia tuyên truyền sâu rộng những nội dung của Luật để Luật đi vào cuộc sống để cơ quan quản lý, người dân, doanh nghiệp thực hiện khi Luật có hiệu lực.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Luật Đất đai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường carbon cần tính toán kỹ để không trả giá đắt

Thị trường carbon cần tính toán kỹ để không trả giá đắt

Theo các chuyên gia, để đảm bảo hài hòa giữa giảm phát thải và phát triển kinh tế, việc đưa ra các kịch bản, phương án thiết kế thị trường carbon là cần thiết.
Bắc Giang dự kiến còn 58 đơn vị hành chính cấp xã

Bắc Giang dự kiến còn 58 đơn vị hành chính cấp xã

Chiều 16/4, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức hội nghị cho ý kiến về các dự thảo sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể về tấm bản đồ viết tay trong ngày giải phóng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu kể về tấm bản đồ viết tay trong ngày giải phóng

Trên hành trình thần tốc tiến vào Sài Gòn năm 1975, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã được trao một tấm bản đồ viết bởi một người "má" rất đặc biệt...
Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

Tuyển sinh đại học 2025: Một mùa tuyển sinh, hai nỗi lo

Kỳ thi tuyển sinh đại học 2025 ghi nhận nhiều điều chỉnh mới về quy chế và cấu trúc đề thi. Lộ trình tăng học phí cũng là vấn đề được quan tâm.
Chặn bê bối sữa giả: Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Chặn bê bối sữa giả: Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế?

Vụ bê bối sữa giả 500 tỷ đồng cho thấy, ngành sữa cần học hỏi kinh nghiệm quốc tế để vượt qua lỗ hổng quản lý và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Đại diện Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã giao cho Cục Nghệ thuật biểu diễn tìm hiểu về những người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả.
Hải quân hợp luyện quy mô lớn chuẩn bị lễ diễu binh

Hải quân hợp luyện quy mô lớn chuẩn bị lễ diễu binh

Hơn 13.000 cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Hải quân Việt Nam hợp luyện diễu binh tại Biên Hòa, sẵn sàng cho lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam.
20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

20 trường quân đội dừng xét học bạ, bổ sung tổ hợp thi

20 trường quân đội năm nay không xét tuyển học bạ, đồng thời bổ sung thêm 6 tổ hợp, trong đó có môn Tin học.
Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Sân bay Cam Ranh có gì để học hỏi?

Cam Ranh - sân bay sạch top 10 thế giới, minh chứng cho tiềm năng xây dựng hệ thống sân bay xanh và bền vững tại Việt Nam.
Ký ức 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Ký ức 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 'sống dậy' tại Dinh Độc Lập

Sáng nay tại Dinh Độc Lập, chương trình “50 năm toàn thắng về ta” đã thắp lại ký ức thiêng liêng, tri ân những người viết nên khúc khải hoàn của dân tộc.
Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Từ 1/8, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được sắp xếp như thế nào?

Người hoạt động không chuyên trách cấp xã sẽ được sắp xếp ra sao theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp?
Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Từ ngày 1/7/2025, khi vận hành mô hình chính quyền 2 cấp, Bộ Y tế sẽ thành lập các Sở Y tế mới. Các trung tâm y tế tuyến huyện, quận, thị xã được tổ chức lại.
Xây

Xây 'nền' cho thị trường carbon: Việt Nam tính kỹ từng bước

Sáng 16/4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tham vấn đánh giá tác động thị trường carbon trong nước của Việt Nam trong giai đoạn thí điểm.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Chỉ thị số 45-CT/TW do Bộ Chính trị ban hành đã quy định việc phân công, thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?
Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Ban Chỉ đạo về sắp xếp đơn vị hành chính các cấp của Chính phủ thông tin chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã, đồng thời có thể tăng cường biên chế cán bộ.
Nghề review: Đánh giá sản phẩm hay quảng cáo trá hình ?

Nghề review: Đánh giá sản phẩm hay quảng cáo trá hình ?

Nghề review giờ chẳng khác gì bán niềm tin. Những trải nghiệm thật được quảng cáo với lời hứa ngọt ngào, nhưng thực chất chỉ là chiêu trò để chốt đơn.
Kiểm tra dấu hiệu vi phạm quảng cáo sữa Nutri Brain IQ

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm quảng cáo sữa Nutri Brain IQ

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có văn bản đề nghị tăng cường kiểm tra quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật.
Hải quân Việt Nam - Trung Quốc: Tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc: Tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Sáng 16/4, Hải quân Việt Nam đã tiến hành tuần tra liên hợp trên vùng biển vịnh Bắc Bộ lần thứ 38 với Hải quân Trung Quốc.
Vĩnh Phúc: Gần 800 người tham gia chữa cháy rừng xuyên đêm

Vĩnh Phúc: Gần 800 người tham gia chữa cháy rừng xuyên đêm

Vụ cháy rừng tại Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc huy động gần 800 người xuyên đêm khống chế đám cháy, thiệt hại ước khoảng 21,5ha rừng sản xuất và phòng hộ.
Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Thời tiết hôm nay 16/4, dự báo khu vực Bắc Bộ những ngày tới có nắng nóng diện rộng. Bắc và Trung Trung Bộ có nơi nắng nóng cục bộ.
Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Tối 15/4, vụ cháy rừng tại khu vực thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) đã lan tới sát nhà dân và có nguy cơ cháy sang rừng phòng hộ.
Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Vào khoảng 19h ngày 15/4, tại khu vực thôn Lục Liễu, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã xảy ra một vụ cháy lớn, thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất.
Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

UBND TP. Hà Nội ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và nhân sự năm 2025.
Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Trong thời gian nghỉ lễ 30/4 -1/5, thời tiết khu vực miền Nam tiếp tục xảy ra nắng nóng trên diện rộng với nhiệt độ từ 34 - 37°C.
Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Hội nghị khoa học gen PRISM 2025 với sự góp mặt của các chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học về gen tại Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động