Thông qua hội nghị tập huấn, lực lượng QLTT và các cơ quan chức năng sẽ được trang bị những kỹ năng cơ bản để phân biệt hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa đại diện chủ thể các nhãn hiệu với lực lượng QLTT trong đấu tranh chống gian lận thương mại.
Tại hội nghị, các học viên đã được đại diện Công ty Luật TNHH Phạm và Liên danh, Công ty IP Max, Công ty Việt IP, Công ty React Việt Nam, Công ty XNK Bình Tây cung cấp thông tin, dấu hiệu, những kỹ năng cơ bản để phân biệt hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ đối với nhóm hàng có yếu tố đầu tư nước ngoài như: Honda, Adidas, Uniqlo, Mitutoyo, Panasonic…
Các đại biểu cũng được báo cáo viên của Tổng Cục QLTT quán triệt một số văn bản pháp luật mới trong lĩnh vực thương mại như: Thông tư số 27/2020/TT-BCT của Bộ Công Thương ngày 30/9/2020 quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng QLTT; Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2020 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng; Nghị định số 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/8/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí…