Chủ nhật 20/04/2025 23:57

Cửa khẩu Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam sẽ thông quan xuyên Tết 2023

Bộ Công Thương cho biết, cửa khẩu Quảng Tây (Trung Quốc) và Việt Nam sẽ duy trì hoạt động thông quan trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023.

Theo Bộ Công Thương, Văn phòng cửa khẩu Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây thông báo sẽ duy trì thông quan trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023. Động thái này nhằm thực hiện “Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc về tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc” trong tháng 11/2022, đảm bảo cho hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng được duy trì thông suốt, tạo thuận lợi cho hàng hoá xuất nhập khẩu của hai bên.

Quảng Tây duy trì hoạt động của các cửa khẩu biên giới Việt Nam - Quảng Tây trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2023

Theo đó, từ ngày 31/12/2022 - 2/1/2023, Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (bao gồm lối mở Pò Chài, Lũng Vài), Cửa khẩu Ái Điểm và Khu thương mại cư dân biên giới Đông Hưng triển khai bình thường các nghiệp vụ kiểm tra kiểm nghiệm hàng hoá thông quan, các cửa khẩu biên giới khác sẽ thông quan theo nhu cầu thực tế.

Từ ngày tel:21/1 - 27/1/2023 (tức ngày 30 Tết đến mùng 6 Tết Nguyên đán năm 2023), tất cả cửa khẩu biên giới trên địa bàn Quảng Tây thực hiện thông quan hẹn trước.

Trước đó, ngày 28/12/2022, Tổng cục Hải quan Trung Quốc thông báo gỡ bỏ tất cả các biện pháp xét nghiệm axit nucleic phòng chống Covid-19 tại các cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu (bao gồm cả hàng hóa đông lạnh) từ ngày 8/1/2023. Các tỉnh (khu tự trị) có liên quan đến hoạt động thông quan hàng hóa và vận tải hành khách tại các cửa khẩu biên giới một cách trật tự và ổn định theo phân loại và trình tự.

Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp, địa phương, đặc biệt là địa phương có vùng sản xuất nông sản tập trung xuất khẩu đi thị trường Trung Quốc tiếp tục cập nhật thông tin về tình hình hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc và phối hợp chặt chẽ với các tỉnh trong công tác điều phối lưu lượng hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn.

Hà Hương
Bài viết cùng chủ đề: Kinh tế cửa khẩu

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại: Giải pháp căn cơ đa dạng thị trường

Thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới

Xuất khẩu cám gạo: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc

Triển lãm quốc tế chuyên ngành trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống hút khách

Kích hoạt vai trò Thương vụ bảo vệ thị trường xuất khẩu

Nối nhịp giao thương phiên chợ biên giới Gia Lai – Ratanakiri

Đà Nẵng: Gỡ khó cho doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, logistics

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Đà Nẵng: Cần chú trọng kích cầu tiêu dùng nội địa

Hội thảo trực tuyến hợp tác Việt Nam - Ấn Độ ngành đồ gỗ, nội thất

Dự báo, giá gạo xuất khẩu tiếp tục giữ đà tăng

Sản phẩm OCOP địa phương mang khát vọng vươn ra thế giới

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Thương hiệu quốc gia là tài sản chiến lược trong tiến trình hội nhập

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Doanh nghiệp thương hiệu quốc gia phải tiên phong, làm chủ công nghệ

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn