"Cú huých" từ Luật Đầu tư nước ngoài

Sau hơn 30 năm (1987-2021) thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam đã tạo được dấu ấn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư quốc tế, trở thành điểm đến "không thể bỏ qua" của nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu trên thế giới.
Hành trình chinh phục nhà đầu tư ngoại

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho rằng: Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 là một "cú huých", một sự đột phá về tư duy rất đáng trân trọng. Bởi tình hình kinh tế trong nước thời điểm đó rất khó khăn, để thu hút được FDI chúng ta phải đưa ra những ưu đãi, khuyến khích mang tính "cởi mở" thật sự, và sự "cởi mở" này cũng tạo ra những tranh luận khá gay gắt tại diễn đàn Quốc hội. Tuy vậy, luật vẫn được thông qua, đánh dấu một "bước ngoặt" cho Việt Nam trong thu hút dòng vốn FDI.

"Cú huých" từ Luật Đầu tư nước ngoài
Nhiều dự án của những tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư và kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam

Liên tiếp những năm sau đó, dòng vốn FDI vào Việt Nam có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Cụ thể, 3 năm đầu sau khi có Luật Đầu tư nước ngoài (1988-1990), Việt Nam chỉ thu hút được 211 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,6 tỷ USD, tuy nhiên, đến giai đoạn 1991-1995, FDI vào Việt Nam đã tăng trưởng vượt bậc với 1.409 dự án, tổng vốn đăng ký đạt 18,379 tỷ USD.

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2021, sau hơn 30 năm Luật Đầu tư nước ngoài có hiệu lực, Việt Nam đã thu hút được gần 34.000 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký gần 400 tỷ USD đến từ 140 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Báo cáo Đầu tư thế giới năm 2021 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển mới đây cũng cho thấy, năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam nằm trong nhóm 20 quốc gia thu hút FDI nhiều nhất thế giới. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam và cho biết sẽ tới Việt Nam để thực hiện dự án của mình, ngay cả trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp và thu hút đầu tư FDI toàn cầu có xu hướng giảm, thì Việt Nam vẫn là cái tên được nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý. Qua đó, càng chứng tỏ, vị thế của Việt Nam trên "bản đồ đầu tư", "bản đồ kinh tế" thế giới đang được thiết lập ngày một vững chắc.

FDI mang hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Trong số 34.000 dự án FDI có hiệu lực tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại, có rất nhiều dự án của những tập đoàn lớn trên thế giới đang đầu tư và kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, như: Samsung, LG (Hàn Quốc); Canon, Honda, Toyota, AONE (Nhật Bản); Piaggio (Italia); Bosch (Đức)…

Đánh giá về những đóng góp của khu vực FDI đối với nền kinh tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh từng nói, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của cả nước. Cùng với đó, số tiền thu nộp ngân sách của khu vực FDI cũng tăng đều trong những năm qua.

"Với mức đóng góp vào GDP tăng đáng kể, khu vực FDI đã trở thành động lực quan trọng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam" - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh.

Còn theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, khu vực FDI hiện đang tạo công ăn việc làm cho khoảng 4 triệu lao động tại Việt Nam, trong đó không chỉ lao động có trình độ đại học, cao đẳng, rất nhiều lao động phổ thông cũng có được việc làm, thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp FDI. Điều này tác động tích cực đến phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại Việt Nam.

"Đặc biệt hơn, trong một thời gian ngắn nhưng rất nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam như: Thái Nguyên, Bắc Ninh đã thay đổi nhanh chóng về tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển công nghiệp. Nếu không có các dự án FDI, thì chưa chắc các địa phương đã có tốc độ tăng trưởng như vậy" - ông Lê Đăng Doanh khẳng định.

Rõ ràng, sau hơn 30 năm xuất hiện tại Việt Nam, khu vực FDI đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế nước ta, những đóng góp của khu vực FDI vào kinh tế - xã hội thật khó có thể thống kê chính xác. Nhưng có lẽ, đóng góp quan trọng nhất của khu vực FDI trong suốt những năm qua là định vị lại nền kinh tế Việt Nam thông qua tăng trưởng xuất khẩu hàng năm, đồng thời gián tiếp đưa hình ảnh, con người Việt Nam ra thế giới thông qua những sản phẩm được gắn mác "made in Vietnam" xuất khẩu đi khắp các quốc gia trên toàn cầu. Đây là cách quảng bá hiệu quả nhất về môi trường đầu tư, kinh doanh cũng như hình ảnh đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.

Phó Thủ tướng Chính phủ PHẠM BÌNH MINH:

Trong thời gian tới, khu vực FDI vẫn tiếp tục là một động lực quan trọng, góp phần hiện thực hóa khát vọng, phồn vinh của Việt Nam, trong đó Chính phủ đóng vai trò nhà kiến tạo, phát triển.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

VIPFA mở rộng địa bàn hoạt động để hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp

Nhằm hỗ trợ và kết nối được tốt hơn đến cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư khu công nghiệp, VIPFA vừa chính thức khai trương Cơ quan đại diện phía Nam.
Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...
Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động