“Cú huých” để hàng Việt vươn ra biển lớn

Với 13 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, doanh nghiệp Việt Nam đang có lợi thế rất lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan, tạo sức bật để hàng Việt vươn xa.

Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 tới nay, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết 16 FTA, trong đó 13 FTA đã có hiệu lực và 3 FTA đang đàm phán.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, mỗi FTA có tác động khác nhau đến thương mại Việt Nam. Việc ký kết và tham gia các FTA có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Cụ thể, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.

Đối với 11 FTA truyền thống, năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường có FTA là 123,11 tỷ USD; trước đó, năm 2004, khi Việt Nam có 2 đối tác FTA, tổng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 7 tỷ USD. Với 2 FTA thế hệ mới (Hiệp định Đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ ngày 14/1/2019 và FTA Việt Nam - EU ngày 1/8/2020), cũng đã có những “trái ngọt” ban đầu. Theo Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), sau khi CPTPP có hiệu lực, năm 2019, Việt Nam đã xuất siêu sang các nước CPTPP 1,6 tỷ USD, trong khi năm 2018 Việt Nam nhập siêu từ các nước này 0,9 tỷ USD. Xét về thị trường, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về cơ bản sang các thành viên đã thực thi CPTPP có tốc độ tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm trước. Một số thị trường mới như Canada và Mexico ghi nhận mức tăng mạnh ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Cụ thể, xuất khẩu sang Canada tăng 29,9 còn Mexico tăng 27,6%.

0222-dsc-1775
Xuất khẩu sang thị trường EU tăng trưởng tích cực nhờ Hiệp định EVFTA

Còn với EVFTA, sau hơn 2 tháng có hiệu lực, các cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường EU đã bắt đầu được hiện thực hóa, mang lại những lợi ích đầu tiên cho doanh nghiệp Việt Nam. Nhiều mặt hàng xuất sang thị trường này đã tăng mạnh cả kim ngạch và giá thành. Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến ngày 12/10, các tổ chức được ủy quyền đã cấp khoảng 23.800 bộ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch khoảng 963 triệu USD đi 28 nước EU. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang EU còn thực hiện tự chứng nhận xuất xứ cho trên 660 lô hàng với trị giá khoảng 2 triệu USD. Hiện các mặt hàng được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định là nông sản, sau 1 tháng triển khai cho thấy kim ngạch và giá thành nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu sang EU tăng mạnh. Cụ thể, trong tháng 8/2020, giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang EU đạt 76 triệu USD, tăng 34,7% so với tháng 7/2020. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã tăng phổ biến từ 80-200 USD/tấn. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm rau quả của Việt Nam sang EU trong tháng 8/2020 ước đạt 14,7 triệu USD, tăng 25,2% so với tháng trước; xuất khẩu thủy sản cũng ước tính tăng 10% so với tháng 7/2020.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) - cho biết, doanh nghiệp Việt Nam đã bắt nhịp và tận dụng được lợi ích từ EVFTA. Kết quả thực thi EVFTA trong hơn 2 tháng qua được xem là chỉ dấu cho các doanh nghiệp nhìn vào đó để tự tin hơn, triển khai tận dụng các cam kết trong FTA này hiệu quả hơn.

EU là thị trường lớn thứ 2 thế giới, hàng năm, nhập khẩu khoảng 2.338 tỷ USD, trong khi thị phần xuất khẩu của Việt Nam ở EU khoảng 2% và chỉ hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Theo Bộ Công Thương, với những cam kết mở cửa thị trường mạnh mẽ, cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của nước ta là rất lớn. Doanh nghiệp Việt Nam cũng đã có trong tay lợi thế lớn từ việc giảm/xóa bỏ hàng rào thuế quan vào thị trường EU để khai thác thị trường này.

Tuy nhiên, để tận dụng tốt cơ hội này, đưa hàng Việt vươn xa, theo các chuyên gia, doanh nghiệp Việt cần đầu tư nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm hàng hóa để củng cố tính cạnh tranh của sản phẩm. Cùng với đó, cần có tầm nhìn lâu dài và xây dựng chiến lược kinh doanh cho từng mặt hàng cụ thể, từng thị trường mục tiêu…

Bộ Công Thương đã triển khai 24 thủ tục hành chính cấp độ 3, đồng thời áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp xuất khẩu. Đây được coi là giải pháp hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp giảm thiểu số lượng chứng từ và dữ liệu khai báo, giảm bớt thời gian chờ đợi… đưa hàng Việt xuất ngoại một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Thu Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Xuất khẩu ngành cơ khí trên đà phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, ngày từ đầu năm hoạt động sản xuất, xuất khẩu công nghiệp, cơ khí trong nước có nhiều điểm sáng trên đà hồi phục nhanh.
Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhà mua hàng đổ về Việt Nam, nông sản đua nhau tăng giá

Nhu cầu thị trường lớn khiến giá nhiều mặt hàng nông sản như gạo, cà phê, hồ tiêu, rau quả liên tục tăng mạnh ngay trong những tháng đầu năm.
Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Lý do kéo dài thời gian thông quan tại cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan

Hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng cao, cặp cửa khẩu Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan giữa Việt Nam - Trung Quốc đã kéo dài thời gian thông quan.
Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc tăng 27 lần

2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm hùm sang thị trường Trung Quốc đạt giá trị gần 29 triệu USD, cao gấp 27 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Hàng dệt may Việt Nam có là lựa chọn của nhà nhập khẩu Mỹ?

Việt Nam có thể là lựa chọn trở thành nguồn cung hàng dệt may cho nhà nhập khẩu Mỹ, nhưng để trở thành mắt xích quan trọng cần phải lưu ý nhiều yếu tố.

Tin cùng chuyên mục

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê Việt Nam tại Bỉ tăng lên 20,08%

Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Bỉ từ thị trường ngoại khối EU tăng từ 17,13% năm 2022 lên 20,08% trong năm 2023.
Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ

Việt Nam là thị trường cung cấp xoài lớn thứ 13 cho Hoa Kỳ. Năm 2023, giá xoài nhập khẩu bình quân từ Việt Nam đạt 3.189,9 USD/tấn, tăng 26% so với năm 2022.
Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Việt Nam - Hàn Quốc: Còn nhiều dư địa trong hợp tác nông nghiệp

Ngày 18/3, diễn ra hội thảo “Tầm nhìn hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn 2024 - 2030”.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

2 tháng đầu năm, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn

Lũy kế 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu hoa hồi của Việt Nam đạt 1.437 tấn, thu về 7,9 triệu USD giảm nhẹ 2,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Xuất khẩu hồ tiêu, cây gia vị: Nâng chất lượng, hướng đến phân khúc thị trường cao cấp

Năm nay, hồ tiêu, cây gia vị được dự báo được giá. Nâng chất, hướng đến thị trường cao cấp,… là bước đi lâu dài mà các doanh nghiệp đang triển khai, thực hiện.
Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Nông sản xuất khẩu: 80% chưa xây dựng được thương hiệu

Hiện nay, 80% sản lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu, chưa có logo, nhãn mác riêng.
Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

Xuất khẩu rau quả sang thị trường ASEAN vẫn còn khiêm tốn

ASEAN là thị trường rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau Trung Quốc. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn khá khiêm tốn.
Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Trước sức ép hàng vụ mới của Brazil, giá cà phê Arabica suy yếu

Sức ép bán hàng ngày càng tăng khi Brazil sắp bước vào thu hoạch niên vụ mới đè nặng lên giá cà phê. Giá cà phê Arabica suy yếu trong khi giá Robusta nhích nhẹ.
Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu tuần từ 11-17/3: Chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu về gần 30 triệu USD

Xuất khẩu sắn thu về 300 triệu USD; chè đứng top 5 thế giới, 2 tháng thu gần 30 triệu USD ... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu tuần từ 11-17/3.
Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng ấn tượng đạt hơn 3.000 USD/tấn

2 tháng đầu năm 2024, giá xuất khẩu bình quân của cà phê Việt Nam đạt mức 3.153 USD/tấn, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông báo tiếp nhận hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại tháng 3/2024.
Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

Trung Quốc dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới vào ngành gỗ năm 2023

28 dự án với vốn đầu tư 106,63 triệu USD, Trung Quốc chiếm 49,1% về số dự án và chiếm tới 35,5% về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành gỗ trong năm 2023.
Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Giá cà phê đồng loạt khỏi sắc, nguồn cung Robusta sẽ thắt chặt

Khép lại phiên giao dịch 14/3, giá hai mặt hàng cà phê đồng loạt khởi sắc, trong đó giá Arabica hồi phục 0,66% và Robusta tăng thêm 0,52%
Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc và những lưu ý cho doanh nghiệp Việt

Hiện, tỷ trọng gạo Việt Nam trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc chiếm từ 36 - 37%. Đây là con số khá cao so với các nước cùng xuất khẩu vào thị trường này.
Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

Áp thuế VAT với dịch vụ xuất khẩu, VASEP kiến nghị gì?

VASEP cho rằng, việc đánh thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ xuất khẩu đã làm tăng chi phí, giảm sức cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu so với các nước.
2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, xuất khẩu xơ sợi dệt thu về hơn 666 triệu USD

2 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 282.059 tấn xơ sợi dệt các loại, trị giá hơn 666,75 triệu USD, tăng 26,7% về lượng và tăng 18,1% về trị giá so cùng kỳ.
Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Tìm cách khơi thông thị trường Halal cho sản phẩm gia cầm Việt

Trên thế giới hiện có hơn 2 tỉ người theo đạo Hồi, đây là cơ hội để sản phẩm gia cầm Việt có thể mở rộng thị trường xuất khẩu.
Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Tồn kho cà phê trên sàn bật tăng giúp giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm

Giá cà phê xuất khẩu quay đầu giảm trong bối cảnh tồn kho cà phê tại các sàn tăng cao. Thị trường quay về phản ứng với triển vọng nguồn cung tạo áp lực lên giá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ của Việt Nam đạt 2,2 tỷ USD, trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam.
Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Hoa Kỳ khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste

Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC) thông báo khởi xướng điều tra tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động