COVID-19 được kiểm soát, sản xuất công nghiệp tăng 9,4% so cùng kỳ
Công nghiệp 29/04/2022 14:29 Theo dõi Congthuong.vn trên
Theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) của cả nước trong tháng Tư đã tăng 2% so với tháng Ba và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2021.
Báo cáo cho rằng sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất kinh doanh, khắc phục khó khăn để phục hồi, mở rộng sản xuất.
![]() |
Đóng góp trong nền kinh tế, khu vực chế biến-chế tạo dẫn đầu các ngành công nghiệp tăng 11%, cao hơn tốc độ tăng 5,8% và 9,6% của cùng kỳ năm 2018 và 2019 (những năm chưa có dịch COVID-19). Bên cạnh đó, khu vực sản xuất và phân phối điện cũng tăng gần 3%, khai khoáng tăng trên 2%, cung cấp nước, hoạt động quản lý-xử lý rác thải và nước thải tăng 0,4%.
Như vậy, chỉ số sản xuất công nghiệp tính chung trong bốn tháng đầu năm đã tăng 7,5% so với cùng kỳ. Trong số đó, một số ngành trọng điểm ghi nhận mức tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, như sản xuất trang phục tăng 20%, sản xuất thiết bị điện tăng 19%, sản xuất máy móc, thiết bị tăng 13%...
Ở chiều ngược lại, ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic đã giảm xấp xỉ 13%, dịch vụ sửa chữa - bảo dưỡng - lắp đặt máy móc, thiết bị giảm gần 12% và sản xuất than cốc - dầu mỏ tinh chế giảm 8%...
Hiện lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp (tại thời điểm ngày 1/4) trên cả nước đã tăng 1,3% so với tháng Ba và tăng 3,9% so với năm 2021. Lao động trong khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2% và giảm 3,9%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 1,1% và giảm 2,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,5% và tăng 5,3%.
Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng nhẹ 0,3% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,8% so với năm trước, tương ứng tại ngành chế biến, chế tạo tăng 1,4% và tăng 4,3%..../.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

PMI tháng 11 xuống dưới ngưỡng trung bình, số lượng đơn hàng mới giảm

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 4: Cơ hội trở thành “con hổ mới”

Cơ cấu lại nền kinh tế: Góc nhìn từ kỷ nguyên công nghệ. Bài 3: Không có ngã ba đường

Thanh Hóa: Chỉ số sản xuất công nghiệp tiếp tục khởi sắc

Bài 2: Nghịch lý trong phát triển
Tin cùng chuyên mục

Bài 1: Cơ hội để “Việt Nam không thể thiếu”

Đà Nẵng: Vì sao doanh nghiệp còn mơ hồ về kiểm kê khí nhà kính trong sản xuất?

Ngành công nghiệp nào đang ứng dụng AI nhiều nhất?

Bắc Giang: Duyệt quy hoạch khu công nghiệp Mỹ Thái - Xuân Hương - Tân Dĩnh

Tháng 11, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 3%

Tập trung cơ cấu lại ngành công nghiệp Vùng Đông Nam Bộ theo chiều sâu

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

igus® hợp tác với Tân Cảng Gantry nâng cao hiệu suất cẩu RTG

Sản xuất công nghiệp tăng tốc tháng cuối năm

Đồng Nai: Ưu tiên phát triển cụm công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Ninh Bình: Triển khai các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư công nghiệp

Khu công nghiệp VSIP Nghệ An thu hút 43 dự án với tổng vốn đầu tư 23.497,8 tỷ đồng

Phát triển ngành thép Việt Nam theo hướng nào?

Ngành thép Việt Nam: Làm gì để tận dụng dư địa và tiềm năng phát triển?

Đà Nẵng: 9 doanh nghiệp, đơn vị được hưởng hơn 1,86 tỷ đồng từ chương trình khuyến công

Hà Nội: Lần đầu tiên tổ chức Hội chợ hàng công nghiệp nông thôn Thủ đô năm 2023

Hải Anh JSC: Đầu tư cho ngành công nghiệp năng lượng công nghệ cao

IKC tiến hành tái cấu trúc Lọc hóa dầu Nghi Sơn

Triển lãm quốc tế Việt Nam Cycle 2023: Sự kiện trọng điểm của ngành xe đạp - xe điện
