Thứ ba 29/04/2025 00:56

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 31/7: Ngày mai, giá xăng dầu sẽ có đợt giảm thứ 4 liên tiếp?

Kỳ điều chỉnh ngày mai giá xăng dầu sẽ ra sao là nội dung được nhiều cơ quan báo chí phản ánh và thu hút sự quan tâm của bạn đọc trong ngày hôm nay 31/7.

Qua bài viết “Ngày mai, giá xăng dầu sẽ có đợt giảm thứ 4 liên tiếp?”, báo Lao động cung cấp thông tin: Một doanh nghiệp đầu mối xăng dầu ở Hà Nội cho biết, nếu cơ quan điều hành không trích lập Quỹ bình ổn xăng dầu, thì trong kỳ điều chỉnh ngày mai (1.8), giá xăng có thể giảm từ 200-400 đồng mỗi lít, dầu giảm khoảng hơn 800 đồng mỗi lít.

Đồng quan điểm, giám đốc doanh nghiệp đầu mối ở thành phố Hồ Chí Minh dự đoán giá xăng sẽ giảm nhẹ. Trường hợp cơ quan đầu mối trích hoặc sử dụng Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giữ nguyên, còn dầu giảm nhẹ.

Giá xăng, dầu bán lẻ trong nước đã có 3 đợt giảm liên tiếp từ đầu tháng 7, đưa mặt hàng này về ngang mức giá hơn 25.000 đồng mỗi lít với xăng E5. Bộ Công Thương dự báo giá thành phẩm thế giới vẫn cao nên giá xăng hai tháng tới có thể quanh 31.000 đồng và quý IV mới có thể giảm về 24.000 đồng một lít.

Tiêu điểm trên báo Dân trí cũng có bài viết “Giá xăng ngày mai lại tiếp tục giảm?”. Bài viết nêu, theo tính toán, giá cơ sở trong nước đang cao hơn thế giới khoảng 350 đồng với xăng RON 95 và 240 đồng với xăng E5 RON 92, dầu diesel cao hơn 830 đồng. Một doanh nghiệp xăng dầu dự báo, giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh giảm tương đương với mức lãi nêu trên. Nếu dự báo trên chính xác, giá xăng có lần thứ 4 giảm liên tiếp.

Tại kỳ trước, theo Bộ Công Thương, đầu kỳ, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, song đến những ngày gần đây, những lo ngại về nguồn cung lại bị đẩy lên khi Mỹ và phương tây tiếp tục thắt chặt lệnh trừng phạt đối với Nga và việc Arab Saudi thông tin đến Tổng thống Mỹ (trong chuyến thăm của ông Joe Biden đến Trung Đông) về việc thiếu công suất lọc dầu nên giá xăng dầu lại có xu hướng tăng.

Cùng với giá xăng dầu, những khó khăn của ngành mía đường cũng đang khá nổi cộm. Báo Người lao động đăng tải bài viết “Đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, ngành mía đường cầu cứu khẩn”.

Theo đó, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) vừa gửi văn bản cầu cứu về tình trạng đường nhập lậu hoành hành trở lại từ đầu năm 2022 đến nay khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Điều này khiến cho vụ sản xuất 2021-2022, chỉ có 25/41 nhà máy đường hoạt động, 16 nhà máy đã buộc phải đóng cửa. Trong 25 nhà máy còn hoạt động, 17 nhà máy bị thua lỗ (chiếm gần 70%). Điều này khiến cho khoảng 3.300 người lao động đã bị mất việc làm và khoảng 100.000 hộ nông dân trồng mía phải chuyển sang cây trồng khác.

“Đường nhập lậu khiến cho đường sản xuất trong nước khó tiêu thụ, lượng tồn kho, chi phí tài chính tăng đến mức doanh nghiệp phải bán dưới giá thành. Cho đến nay, vụ mía đã kết thúc nhưng rất nhiều nhà máy đang tồn kho đường không thể bán được và còn đang thiếu nợ tiền mía nguyên liệu của nông dân”, bài viết nêu.

Bắt đầu từ tháng 12-2021 đến nay, các hoạt động mua bán đường nhập lậu tăng đột biến tại các khu vực biên giới Tây Nam khi biên giới được nới lỏng sau khi Covid-19 được kiểm soát. Tuy nhiên, tất cả các vụ việc phát hiện cho đến nay chỉ được xử lý hành chính và hầu như không có tác dụng răn đe do hoạt động này đem lại lợi nhuận rất lớn.

Phản ánh khó khăn của doanh nghiệp ngành điều, báo Đại biểu nhân dân đăng tải bài viết “Ngành điều đề xuất giảm mục tiêu xuất khẩu”. Nửa đầu năm, xuất khẩu điều sụt giảm 9% so với cùng kỳ và đang đối mặt nhiều thách thức. Do đó, ngành điều kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn điều chỉnh mục tiêu xuất khẩu năm nay từ 3,8 tỷ USD xuống còn 3,2 tỷ USD.

Về nguyên nhân, Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS) cho rằng, hiện giá cước tàu biển vẫn còn ở mức cao, giá điều nhân xuất khẩu không tăng đồng bộ với đà tăng của điều thô. Thời điểm hiện tại, giá điều thô đã tăng 15 - 20% so với cùng kỳ trong khi giá điều nhân lại giảm 5%, chỉ đạt 5.792 USD/tấn. Vì vậy, các nhà máy không thể cân đối giá thành chế biến và giá xuất khẩu, thậm chí lỗ vốn.

Để hỗ trợ doanh nghiệp ngành điều, ở góc độ tiêu thụ, VINACAS đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp điều tham gia xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, tăng cường thông tin về thị trường, xu hướng tiêu dùng của khách hàng. Đặc biệt, cần sớm đưa những cảnh báo về rủi ro thương mại doanh nghiệp có thể gặp phải.

Hải Linh
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 21/4: Giá xuất khẩu gạo sẽ sớm khởi sắc

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 11/4: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt

Tin Công Thương 8/4: Bộ Công Thương tăng cường kiểm soát xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 31/3: Thiếu cơ chế cho điện rác; xuất khẩu cà phê hướng tới 8 tỷ USD

Tin Công Thương 28/3: Đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô; điều chỉnh tăng - giảm giá điện

Tin Công Thương 27/3: Mở rộng thị trường xuất khẩu thép

Tin Công Thương 26/3: Kiểm tra kinh doanh xuất khẩu gạo, FTA gia tăng lợi thế cho xuất khẩu

Tin Công Thương 25/3: Vingroup xin làm điện, xuất khẩu gạo tăng liên tiếp

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 24/3

Thông tin ngành Công Thương đáng chú ý trên các báo ngày 21/3