Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh kể từ ngày 1/1/2023 cần lưu ý gì? |
Báo Chính phủ điện tử có bài “Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh phải dán nhãn mới từ 1/1/2023”; Vietq có bài “Dán nhãn UKCA thay thế CE đối với sản phẩm công nghiệp xuất khẩu sang Anh”.
Điện thoại các loại và linh kiện là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Anh |
UKCA là nhãn hiệu chứng nhận hợp chuẩn theo tiêu chuẩn Anh. Nhãn hiệu này quan trọng đối với doanh nghiệp đang xuất khẩu sản phẩm chế tạo sang thị trường Anh.
Năm 2021, UKCA đã được đưa vào sử dụng, tuy nhiên sau ngày 31/12/2022 bắt buộc mọi hàng hóa chế tạo phải sử dụng nhãn hiệu này để xuất khẩu vào Anh thay vì nhãn CE như trước đây, trừ một số sản phẩm được luật quy định.
Nhãn UKCA có quy định riêng về mẫu mã, hình thức và có thể do doanh nghiệp tự đánh giá hoặc bên thứ 3 đánh giá tùy theo yêu cầu của mặt hàng cụ thể. Dán nhãn hiệu UKCA có 4 đối tượng cần quan tâm, gồm: Nhà sản xuất, nhà tiếp thị sản phẩm, nhà nhập khẩu và nhà phân phối.
Bên cạnh đó, vấn đề Grab thu “phụ phí nắng nóng” tiếp tục được báo chí phản ánh. Tạp chí Vneconomy có bài “Grab thu “phụ phí nắng nóng”, tài xế có được hưởng?”; Vnexpress có bài “Grab nói 'dừng thu phụ phí nắng nóng ngay sau khi áp dụng”; Báo Tiền phong có bài “Grab áp dụng phụ phí nắng nóng, Bộ Công Thương nhắc phải rút kinh nghiệm”; Báo Tuổi trẻ có bài “Yêu cầu Grab minh bạch thu phí sau khi dừng thu “phụ phí nắng nóng”
Theo bài báo, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) yêu cầu các hãng xe công nghệ khi áp dụng chính sách mới phải minh bạch và công khai thông tin để người tiêu dùng lựa chọn.
Bài báo nêu ý kiến của một lãnh đạo của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cho biết, sau khi xem xét và rà soát báo cáo của hãng xe công nghệ Grab, đơn vị này dừng không áp dụng các khoản thu phụ phí và trả hết tiền cho tài xế như cam kết.
Nhằm duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đề nghị Grab và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tương tự như dịch vụ của Grab rà soát chính sách, hoạt động kinh doanh và cạnh tranh, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, “Phụ phí nắng nóng” hoặc các loại phí, phụ phí khác do Grab áp dụng nếu được cộng trực tiếp vào giá cước sẽ làm thay đổi tổng cước phí mà người tiêu dùng phải trả, do đó phải được thông báo đầy đủ, rõ ràng cho người tiêu dùng trước khi áp dụng theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trước sự việc trên, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng cũng khuyến nghị Grab: Thông báo rõ ràng cho đối tác tài xế về cơ chế phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí và thiết lập hệ thống đảm bảo tự động tách bạch và phân chia nguồn thu từ các loại phí, phụ phí đó trước khi áp dụng.