Thứ sáu 16/05/2025 21:56

Công Thương qua góc nhìn báo chí ngày 14/6: Bộ Công Thương tiếp tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc

Diễn đàn báo chí hôm nay tiếp tục đưa tin Bộ Công Thương vừa ban hành quyết định rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc.

VTV đưa tin “Bộ Công Thương rà soát chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc”. Đây là quyết định rà soát lần thứ hai về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc của Bộ Công Thương.

Theo VTV, trước đó, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1282/QĐ-BCT ngày 20/4/2021, về kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Trên cơ sở xem xét hồ sơ do bên liên quan nộp theo đúng quy định của pháp luật, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 1149/QĐ-BCT về việc rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm nhôm được phân loại theo mã HS 7604.10.10, 7604.10.90, 7604.21.90, 7604.29.10, 7604.29.90 có xuất xứ từ Trung Quốc (mã vụ việc AR02.AD05).

Vấn đề này báo Tin tức cũng có bài “Bộ Công Thương rà soát chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc”; Vneconomy có bài “Rà soát lần thứ hai áp dụng biện pháp chống bán phá giá với nhôm Trung Quốc”.

Để đảm bảo lợi ích cho tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát; hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.

Bên cạnh rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá nhôm từ Trung Quốc, báo chí hôm nay cũng phản ánh việc châu Âu nới lỏng quy định nhập khẩu bún, miến, phở gói của Việt Nam.

Báo Tuổi trẻ thông tin: Kể từ ngày 3/7, các lô hàng bún, miến, phở xuất khẩu sang Liên minh châu Âu không cần bổ sung giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương cấp.

Cùng thông tin này, Báo Lao động có bài “Quy định mới với thanh long và mỳ ăn liền xuất khẩu vào Châu Âu từ 3.7.2022”; Báo điện tử Vietnamplus có bài “Quy định về an toàn thực phẩm với mỳ ăn liền và thanh long vào EU”.

Được biết, cũng theo quy định này, một số nông sản khác, EU giữ tần suất kiểm tra 50%, như đối với mùi tây, rau mùi, húng quế, bạc hà, đậu bắp và ớt thuộc giống capsicum.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Chống bán phá giá

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 12/5: Hàng Việt bứt tốc nhờ làn sóng mở chuỗi bán lẻ hiện đại

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 5/5: Bảo đảm công bằng thuế trong thương mại điện tử

Từ người viết sách ‘bắt thóp B52’ ở tuổi 29 đến ngòi bút Công Thương

Tin Công Thương 29/4: Kinh tế số Việt Nam tăng trưởng nhanh

Tin Công Thương 28/4: Nông sản Việt vào hệ thống bán lẻ quốc tế

Tin Công Thương 26/4: Siêu thị tăng nguồn cung hàng hóa

Tin Công Thương 25/4: 10.000 nhà nhập khẩu quốc tế tìm nguồn hàng tại Việt Nam

Tin Công Thương 24/4: Giá xuất khẩu gạo của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Ấn Độ

Tin Công Thương 23/4: Tiếp tục kích cầu tiêu dùng nội địa

Tin Công Thương 22/4: Ô tô giá rẻ ồ ạt về Việt Nam

Tin Công Thương 21/4: Giá xuất khẩu gạo sẽ sớm khởi sắc

Tin Công Thương 15/4: Thanh long soán ngôi 'vua' trái cây

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Tin Công Thương 11/4: Đẩy mạnh xuất khẩu qua thương mại điện tử

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt