Cổng Thông tin tra cứu Thuế ASEAN hỗ trợ tìm kiếm thị trường hơn 160 quốc gia
Các hiệp định thương mại 21/08/2023 11:21 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động Cổng thông tin điện tử các bộ, ngành năm 2023 Công bố Cổng thông tin doanh nghiệp về chính sách tạo thuận lợi thương mại |
Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) lần thứ 55 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 17-22/8, tại thành phố Semarang, Indonesia, Ban thư ký Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phối hợp với Bộ Thương mại Indonesia và Chính phủ Australia ra mắt Cổng Thông tin tra cứu Thuế ASEAN.
Cổng Thông tin tra cứu Thuế ASEAN là một nền tảng trực tuyến được thiết kế để hỗ trợ các nhà kinh doanh từ các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) đã ký kết hoặc nâng cấp, bao gồm Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), FTA ASEAN+1, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), và các FTA song phương do các quốc gia thành viên ASEAN ký kết.
Cổng Thông tin tra cứu Thuế ASEAN cung cấp thông tin chi tiết về thuế suất tối huệ quốc (MFN), hạn ngạch nhập khẩu và thuế suất ưu đãi đối với tất cả các loại hàng hóa có xuất xứ từ các nước thành viên ASEAN, cũng như các loại thuế bổ sung đánh vào hàng nhập khẩu.
![]() |
Ngoài ra, Cổng Thông tin tra cứu Thuế ASEAN còn cung cấp các thông tin cập nhật về các loại thuế khác như thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế tiêu thụ đặc biệt, cũng như các loại thuế, phí khác được áp đặt cho hàng hóa trước khi được đưa ra lưu thông trên thị trường. Công cụ tìm kiếm thuế quan ASEAN hiện đã sẵn sàng hỗ trợ những người dùng muốn khám phá thị trường của hơn 160 quốc gia.
Tại buổi ra mắt, Tổng thư ký ASEAN, Tiến sĩ Kao Kim Hourn nhấn mạnh, đây là công cụ giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) có được thông tin chính xác và cập nhật liên tục về các quy định hải quan và thương mại, quy định về nguồn gốc và tiếp cận thị trường, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho các doanh nghiệp này. Đáng nói, công cụ này hoàn toàn miễn phí cho tất cả các nhà giao dịch trong khu vực.
"Với công cụ tìm kiếm này, các nhà giao dịch sẽ tiết kiệm thời gian và nguồn lực vì tất cả thông tin liên quan đến thương mại mà họ cần hiện đều có sẵn trên trang web. Đối với công cụ tìm kiếm thuế quan ASEAN, chỉ cần nhập quốc gia xuất xứ, điểm đến và sản phẩm quan tâm. Ngay lập tức, doanh nghiệp có mã hàng hóa và thông tin chi tiết về thuế quan, quy tắc xuất xứ, quy định hải quan và thương mại đối với các quốc gia đích" - Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia, Tiến sĩ (HC) Zulkifli Hasan cho biết thêm.
Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia, ông Arsjad Rasjid cho biết, công cụ tra cứu biểu thuế ASEAN là một bước nhảy vọt trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh liền mạch trong khu vực. "Đây là một nguồn tài nguyên quý giá cho các doanh nghiệp và nhấn mạnh cam kết của ASEAN trong việc trao quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy hợp tác kinh tế và nắm bắt quá trình số hóa khu vực" - ông Arsjad Rasjid cho hay.
Năm 2022, thương mại nội khối ASEAN ghi nhận 857 tỷ USD. Công cụ tra cứu biểu thuế ASEAN, được giới thiệu kịp thời vào thời điểm này, dự kiến sẽ thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng thương mại cho các quốc gia thành viên ASEAN và tăng cường khả năng phục hồi chuỗi cung ứng khu vực.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 55 (AEM 55) diễn ra từ ngày 17 - 22/8/2023 tại Indonesia, Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên dẫn đầu đã có nhiều hoạt động đối ngoại quan trọng như: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp và làm việc với Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia Arsjad Rasjid; tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan; tham dự Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia – Lào – Myanmar – Việt Nam lần thứ 15 tại thành phố Semarang, Indonesia; tham dự Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN và các đối tác. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Đà Nẵng: Chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, tận dụng các FTA

Hiệp định RCEP: Thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc

Khai thác các FTA thúc đẩy thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Xuất khẩu bền vững sang EU: Doanh nghiệp phải quan tâm đến môi trường

Chủ động với Thỏa thuận Xanh của EU để xuất khẩu bền vững
Tin cùng chuyên mục

Xuất khẩu gỗ sang Anh: Chuyển đổi sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường

Yên Bái: Doanh nghiệp nỗ lực tận dụng EVFTA

Tận dụng Hiệp định UKVFTA: Doanh nghiệp cần chú trọng các chiến dịch quảng bá sản phẩm

Lào Cai: Nhiều cơ hội từ EVFTA

Cổng thông tin FTAP sẽ cung cấp các chương trình hỗ trợ tới doanh nghiệp

Đắk Lắk: Tận dụng EVFTA, giá trị cà phê xuất khẩu tăng gấp 7 lần

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Hiệp định RCEP: Tận dụng “cơ hội vàng” để xuất khẩu sang Trung Quốc

Cà phê Việt lan tỏa tại thị trường Anh nhờ UKVFTA

16 Bộ, ngành tham gia vận hành và phát triển Cổng thông tin điện tử FTAP

Tận dụng RCEP, thiết lập thị trường xuất khẩu ổn định, bền vững

Doanh nghiệp Việt cam kết kiểm dịch động thực vật trong Hiệp định RCEP

Thực hiện Hiệp định RCEP: Bộ Công Thương triển khai ba nhiệm vụ chính

Cổng FTAP: Kênh thông tin về thị trường xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp

Hàng tháng, có một trăm thông báo, dự thảo mới về thay đổi các biện pháp an toàn thực phẩm

Các FTA hỗ trợ thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới

Longform | FTA Index - Kỳ vọng cải thiện mạnh mẽ công tác hỗ trợ tận dụng FTA

Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia thực thi hiệu quả các FTA

Giải pháp nào cho nguồn tài chính, hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng FTA?
