Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” hay còn gọi OCOP đang dần khẳng định được chỗ đứng trên bản đồ sản phẩm OCOP Việt Nam, từng bước lan tỏa thị trường quốc tế.
Phát huy nội lực, gia tăng giá trị Chương trình OCOP và du lịch nông thôn

Để các sản phẩm OCOP trở thành động lực kinh tế trọng tâm ở nông thôn, đặc biệt khu vực miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian tới rất cần những giải pháp hiệu quả hơn nữa. Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương xoay quanh vấn đề này.

Với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xúc tiến thương mại, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai chương trình xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ nông sản, trong đó có sản phẩm OCOP như thế nào, thưa ông?

Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công Thương

Như chúng ta đã biết, bất cứ chương trình xúc tiến thương mại nào chúng tôi cũng sẽ tiếp cận theo hướng cung cấp thông tin thị trường, kết nối, hỗ trợ kỹ thuật nâng cao năng lực để thực hiện được hoạt động xúc tiến thương mại một cách hiệu quả nhất.

Đối với sản phẩm OCOP và những chủ thể tham gia chương trình OCOP, ngay từ năm 2018, Bộ Công Thương đã tiếp cận và hợp tác với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cụ thể là Văn phòng Điều phối Nông thôn mới chủ trì, triển khai Chương trình OCOP để có những hoạt động hiệu quả, phù hợp, hỗ trợ cho xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP.

Đặc biệt trong thời gian dịch bệnh Covid-19, khi hoạt động xúc tiến thương mại không thể thực hiện trên thực tế thì chúng tôi đã cố gắng đẩy mạnh kết nối thông qua môi trường điện tử, môi trường trực tuyến, qua đó giúp kết nối được rất nhiều chủ thể tham gia OCOP với các nhà phân phối, hệ thống phân phối, thậm chí cả những nhà xuất khẩu.

Với thị trường trong nước, trong năm 2022, chúng tôi đã tiếp cận theo vùng miền. Ở mỗi vùng miền Bắc, Trung, Nam chúng tôi đều có “Ngày hội kết nối” nhà sản xuất, mà ở đây có thể nhắc đến những chủ thể OCOP, để có thể tiếp cận trực tiếp với hệ thống phân phối, nhà xuất khẩu, nhà thương mại… Qua đó giúp cho sản phẩm OCOP có thể tiếp cận thị trường bài bản, theo hướng quy mô thương mại chứ không chỉ mang tính làng xã, tự cung tự cấp như trước đây.

Song song với đó, riêng trong năm 2022, chúng tôi đã tổ chức nhiều phiên tư vấn thông tin thị trường; tập trung vào cung cấp thông tin thị trường xuất khẩu làm sao cho những sản phẩm OCOP có thể bắt nhịp được với nhu cầu của thị trường; sản xuất ra sản phẩm thị trường cần chứ không phải những sản phẩm mà làng xã đó có, bắt nhịp được xu hướng thị trường một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, có như vậy thì sản phẩm mới tiếp cận được thị trường và xuất khẩu được.

Cùng với đó, tổ chức nhiều hoạt động huấn luyện, đào tạo kỹ năng xúc tiến thương mại, đặc biệt xúc tiến thương mại qua môi trường điện tử. Chúng tôi đã tổ chức hàng trăm khóa đào tạo trên cả nước cho các chủ thể, tập trung vào hợp tác xã để cung cấp kỹ năng bán hàng cho các chủ thể OCOP nói riêng và nhà sản xuất nói chung thông qua môi trường mạng như facebook, zalo… thậm chí qua những môi trường thương mại điện tử như Lazada, Amazon, taobao… Những hoạt động này được thực hiện tổng thể, đồng bộ, giúp cho sản phẩm OCOP tiếp cận được với thị trường nhanh và rộng nhất, cũng như tiết kiệm chi phí nhất.

Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP nói chung, sản phẩm OCOP ở khu vực miền núi nói riêng có thể vươn tầm quốc tế vẫn còn khó khăn. Theo ông, đâu là nguyên nhân?

Qua đánh giá cũng như theo dõi chúng tôi nhận thấy, trong thời gian qua sản phẩm OCOP có 3 vấn đề cản trở cho hoạt động xúc tiến thương mại. Thứ nhất, đối tượng chủ thể của chương trình OCOP kinh tế quy mô nhỏ và rất nhỏ chứ không phải nhỏ và vừa. Chính vì đối tượng hay chủ thể của chương trình như vậy nên tạo ra khối lượng hay quy mô sản phẩm không mang tính thương mại, không đạt được quy mô thương mại quốc tế.

Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP
Công tác thông tin thị trường rất quan trọng đối với các chủ thể OCOP

Ví dụ, để 1 sản phẩm OCOP nào đó vào được hệ thống siêu thị của nước ngoài, nếu đã nhập khẩu thì yêu cầu 1 tháng phải vài container, trong khi 1 hộ gia đình hay 1 hợp tác xã ở tận trên vùng núi Hà Giang hay Tuyên Quang… thì làm sao 1 tháng có sức sản xuất vài container hồng khô, hay táo khô…

Thứ hai, là tính ổn định trong chất lượng sản phẩm. Bởi đây là những sản phẩm sản xuất ở quy mô hộ gia đình hay quy mô doanh nghiệp tư nhân; hệ thống kiểm soát chất lượng hầu hết ở mức sơ khai nên tính ổn định sản phẩm có thể khẳng định chưa thực sự đồng đều giữa lô trước và lô sau. Trong khi, để xuất khẩu được vào hệ thống siêu thị nước ngoài đòi hỏi hệ thống chất lượng phải đồng đều, qua đó đảm bảo uy tín cho sản phẩm của mình.

Thứ ba, năng lực xúc tiến thương mại, năng lực tổ chức của các chủ thể OCOP mặc dù có tiến bộ trong thời gian qua nhưng trên thị trường quốc tế những yêu cầu về bao bì, thiết kế, kiểu dáng sản phẩm ra làm sao… ở các chủ thể OCOP còn thiếu, đặc biệt tại các chủ thể OCOP ở miền núi, vùng cao thì còn nhiều hạn chế so với yêu cầu thực tế.

Như ông vừa chia sẻ, có 3 nguyên nhân khiến việc xúc tiến thương mại vươn tầm quốc tế còn khó khăn. Để tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các địa phương khu vực miền núi, biên giới phát triển sản phẩm OCOP không chỉ đứng vững ở thị trường trong nước mà còn lan toả ở nước ngoài, thời gian tới, Cục sẽ chú trọng vào những vấn đề gì, thưa ông?

Trong hoạt động xúc tiến thương mại luôn luôn đề ra những nguyên tắc, đó là phải thiết kế ra được những hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với từng đối tượng, cho từng nhóm sản phẩm, cho từng thị trường và từng giai đoạn nhất định. Không phải sản phẩm nào cũng có chương trình xúc tiến thương mại như nhau, đối với mỗi nhóm sản phẩm cần có chương trình xúc tiến thương mại đặc thù.

Theo tôi, hoạt động kết nối cực kỳ quan trọng đối với các sản phẩm OCOP, đó là các hội chợ OCOP, thông qua hội chợ triển lãm OCOP, sản phẩm OCOP cấp vùng sẽ mang đến hình ảnh các sản phẩm OCOP của mỗi vùng miền, mỗi địa phương đến tay người tiêu dùng, thị trường. Qua đó nâng cao được nhận thức của người tiêu dùng đối với sản phẩm, chất lượng OCOP và cả các thương hiệu sản phẩm OCOP.

Trong hoạt động xúc tiến thương mại, cụ thể là khắc phục vấn đề quy mô, theo tôi việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, hoạt động thương mại điện tử rất quan trọng. Vì thương mại điện tử người ta không yêu cầu quá cao về quy mô sản phẩm, phải tập trung cùng lúc như đối với hệ thống phân phối hay siêu thị, mà có thể bán đơn chiếc hoặc bán với số lượng không lớn mỗi đợt.

Chính vì vậy, thông qua hoạt động thương mại điện tử thì chủ thể OCOP có thể đưa sản phẩm của mình đi xa và đi rộng; đồng thời tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt quan trọng, thông qua thương mại điện tử các sản phẩm OCOP được bán dưới dạng chính thương hiệu của mình, thương hiệu của gia đình, hợp tác xã. Còn như nếu đưa vào hệ thống siêu thị thì phải bán dưới thương hiệu của nhà phân phối.

Một lần nữa tôi vẫn nhấn mạnh, công tác thông tin thị trường rất quan trọng. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh để cung cấp cho các chủ thể OCOP tiếp cận được thị trường và đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.

Trân trọng cảm ơn ông!

Thanh Tâm (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Tối 21/11, tại quảng trường Trung tâm Thương mại Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024.
Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao khai mạc sáng 21/11 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn.
10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Tại kỳ hội chợ Global Sourcing Expo Austrlia 2024, Việt Nam có 10 doanh nghiệp dệt may tham gia với 10 gian hàng.
Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

Sáng 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hội Hữu nghị Việt Nam – Mông Cổ tổ chức Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ.
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Sáng 20/11, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp phối hợp với các đơn vị tổ chức lễ Khai mạc Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024.

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Trước tác động từ các rào cản xanh đặt ra bởi thị trường quốc tế bắt buộc các doanh nghiệp vật liệu xây dựng chuyển mình thích ứng hội nhập.
Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Với nguồn tài nguyên và sản phẩm phong phú, tỉnh Cà Mau đang nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP nông, thủy sản.
Doanh nghiệp Việt chuyển mình

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Việc thay đổi từ tư duy đến hành động hướng đến xanh hoá trong sản xu là cơ hội rộng mở cho doanh nghiệp Việt tiếp cận với thị trường người tiêu dùng toàn cầu.
Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Việt Nam tham gia Hội chợ ACE 2024 tại Sơn Đông, Trung Quốc nhằm quảng bá sản phẩm ẩm thực, mở rộng thị trường và tăng cường hợp tác trong khu vực.
Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Các doanh nghiệp Việt cần tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, nhìn nhận châu Âu là thị trường tiềm năng và cần phải có chính sách tiếp cận riêng.
Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Hàng chục doanh nghiệp ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam quảng bá sản phẩm tại Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống - PLMA 2024 tại Hoa Kỳ.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Doanh nghiệp mong muốn cần sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan ban, ngành nhằm tìm kiếm, mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.
CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn từ 21 - 23/11 với nhiều công nghệ mới về tiết kiệm năng lượng.
Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

cuối năm 2025 cửa khẩu A Pa Chải (Điện Biên – Việt Nam) và Long Phú (Vân Nam – Trung Quốc) sẽ đi vào hoạt động
Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Kết nối cung - cầu là ''chìa khóa'' để các doanh nghiệp, Hợp tác xã tại Tuyên Quang tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường, giảm bớt áp lực đầu ra cho hàng hóa.
Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Nhiều hoạt động xúc tiến thương mại đã tạo thêm cơ hội cho các sản phẩm OCOP Quảng Ninh mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Đoàn doanh nghiệp Ấn Độ, do Phòng Thương mại Ấn Độ dẫn đầu, đã tham dự lễ khai mạc Việt Nam Food Expo 2024 tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn.
Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Chiều 15/11, tại TP. Hồ Chí Minh, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch.
ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Bà Nguyễn Thị Thanh Thuỷ- Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Hòa Bình đã chia sẻ với Báo Công Thương các giải pháp xúc tiến đầu tư.
Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại tỉnh Ninh Thuận năm 2024, ITTC Ninh Thuận đã chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện hiệu quả.
Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Sáng ngày 15/11/2024, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tỉnh Cà Mau năm 2024.
Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác

Tỉnh Cà Mau vừa tổ chức cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong và ngoài nước kết nối giao thương với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, sản phẩm OCOP của tỉnh.
Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Hà Nội: Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất

Tối 14/11, diễn ra lễ khai mạc Triển lãm các sản phẩm, mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo huyện Thạch Thất – TP. Hà Nội năm 2024.
Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam đang trên đà bứt phá

Ngành dệt may Việt Nam hồi sinh mạnh mẽ trong năm 2024 nhờ nhu cầu gia tăng, giảm lượng tồn kho, triển vọng kinh tế thuận lợi và môi trường đầu tư hấp dẫn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động