Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine
Công nghiệp quốc phòng 15/01/2023 09:06 Theo dõi Congthuong.vn trên
Chuyên gia Mỹ nói gì về tiêm kích thế hệ 6 của Nga? |
Xung đột giữa Nga và Ukraine đang không ngừng leo thang và có thể sẽ “bước sang trang” mới khi Mỹ và phương Tây tăng cường mức độ viện trợ vũ khí cho Ukraine. Theo tờ Vedomosti của Nga, đây cũng là cơ hội để Mỹ và phương Tây “quảng bá” tính năng ưu việt cho các loại vũ khí của mình theo từng cấp độ, từ đó thu lại một khoản lợi nhuận khổng lồ.
![]() |
Công nghiệp vũ khí Mỹ, châu Âu năm 2022 “hốt bạc” nhờ xung đột Nga – Ukraine |
Tính đến ngày 11/1/2023, tổng giá trị thị trường của 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây đã tăng thêm 124 tỷ USD kể từ khi xảy ra cuộc chiến Nga - Ukraine (ngày 24/2/2022), tăng 21,5% so với cùng kỳ.
Với lý do xung đột Nga - Ukraine, Mỹ và NATO đã thành công trong việc làm dấy lên “mối đe dọa Nga”, từ đó làm gia tăng sự lo lắng về an ninh của các nước thành viên NATO, gián tiếp buộc các nước này đáp ứng mục tiêu tăng chi tiêu quân sự quốc phòng lên 2% GDP.
Với việc “thắt lưng, buộc bụng” để tăng chi tiêu quốc phòng, nhiều nước châu Âu đã làm lợi cho 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây. Theo dữ liệu của tuần báo “Tin tức quốc phòng” của Mỹ và nền tảng thông tin tài chính của Nga, năm 2022 tổng giá trị thị trường của 25 doanh nghiệp quân sự lớn của phương Tây sẽ tăng từ 579 tỷ USD lên 703 tỷ USD, tổng kim ngạch tăng trưởng đạt khoảng 124 tỷ USD, tương đương tăng 21,5%.
Trong số đó, giá trị thị trường của Tổ hợp công nghiệp quốc phòng Rheinmetall (Đức) tăng 122%, Công ty Thales của Pháp - chuyên sản xuất máy bay không người lái và tên lửa, tăng 54%, giá trị thị trường của Northrop Grumman và Lockheed Martin tăng lần lượt là 44% và 42%. Ngoài ra, vốn hóa thị trường của hãng BAE Systems , General Electric và Raytheon cũng tăng ở các mức độ khác nhau trong 12 tháng qua.
Do các đồng minh NATO sử dụng một số lượng lớn vũ khí của Mỹ, ngành công nghiệp quân sự của Mỹ đã được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng ngân sách quốc phòng của Mỹ và châu Âu.
![]() |
Hàng loạt vũ khí các loại đã được chuyển đến Ukraine. |
Tạp chí “Chính sách đối ngoại” của Mỹ gần đây đã đăng một bài báo chỉ ra rằng, theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, năm 2022 Chính phủ Mỹ đã thông qua việc tăng số lượng hạng mục vũ khí bán cho các thành viên NATO từ 14 lên 24 hạng mục, để nâng tổng doanh thu bán vũ khí từ 15,5 tỷ USD lên 28 tỷ USD.
Không chỉ doanh nghiệp vũ khí Mỹ, châu Âu được hưởng lợi, hiện nay, Trung Quốc cũng đang dần nổi lên như một nhà sản xuất và cung cấp vũ khí lớn và 8 công ty Trung Quốc được liệt kê trong bảng xếp hạng 100 nhà sản xuất vũ khí hàng đầu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) tổng hợp hàng năm.
Xung đột Nga - Ukraine cũng làm tăng mạnh giá trị của các giám đốc điều hành vũ khí, đây là những người đang được trả lương cao nhất trên thế giới, với mức lương lên tới hàng triệu USD để đảm bảo vũ khí được bán nhanh hơn và trở nên nguy hiểm hơn. Một báo cáo mới đây của Forbes đưa ra mức thù lao trung bình cho CEO của các hãng sản xuất vũ khí hàng đầu của Mỹ là 21 triệu USD/năm; gấp 95 lần so với những gì một vị tướng quân đội kiếm được. Con số này còn có xu hướng tăng lên khi doanh thu của các công ty vũ khí toàn cầu dự kiến tiếp tục tăng trong 5 năm tới
Từ thực tế này, nhiều chuyên gia chỉ ra rằng, các doanh nghiệp vũ khí của Mỹ và phương Tây sẽ là “tác giả” chính trong việc kéo dài cuộc xung đột Nga - Ukraine để thu lợi, đứng sau đó là Chính phủ Mỹ và NATO.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự

Đề nghị làm rõ quy định về phân loại, phân nhóm công trình quốc phòng

AK-19 của Nga tạo sức hút lớn trong diễn đàn quân sự Army-2023

Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ: Còn nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ

Bài 5: Quản lý tiên tiến để thúc đẩy tốc độ hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng
Tin cùng chuyên mục

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp: Mở đường cho công nghệ lưỡng dụng

Gian hàng quốc gia Việt Nam tại triển lãm quốc phòng và an ninh 2023

Góp ý dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp

Trung tướng Nguyễn Mạnh Hùng: Công nghiệp quốc phòng tự chủ hiện đại

Bài 4: Mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp quốc gia

Bài 3: Nhận diện các luận điệu chống phá quá trình hiện đại hóa lĩnh vực công nghiệp quốc phòng

Bài 2: Làm chủ công nghiệp quốc phòng, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa vũ khí trong điều kiện mới

Bài 1: Nên "sửa sang giáo mác" để phòng việc bất ngờ

Đại tướng Phan Văn Giang nói gì về lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Bí ẩn về siêu pháo bắn đạn hạt nhân của quân đội Mỹ

Phấn đấu làm chủ công nghệ lõi chế tạo vũ khí công nghệ cao

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại
