Chuyên gia Mỹ nói gì về tiêm kích thế hệ 6 của Nga?

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga đã bắt đầu nghiên cứu ý tưởng chế tạo các máy bay tiêm kích thế hệ 6.
Tiêm kích Ukraine truy đuổi tên lửa hành trình Nga trong “bất lực”

Ý tưởng chế tạo các máy bay tiêm kích thế hệ 6 nhằm thay thế các chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57 PAK-FA, cho dù đến nay Su-57 chưa chính thức được đưa vào biên chế và đi vào sản xuất hàng loạt.

Không nhiều quốc gia trên thế giới có đủ cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trình thiết kế và các nguồn lực khác để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 ngoài Mỹ, Nga và Trung Quốc. Các quốc gia còn lại vẫn đang trong quá trình phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5.

Các phương tiện truyền thông phương Tây luôn tin tưởng rằng quá trình nghiên cứu, chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ mới đã được tiến hành ở Nga trong một thời gian dài. Mới đây, một chuyên gia quân sự Mỹ đã nêu tên những đặc điểm của tiêm kích thế hệ thứ 6 của Nga. Một tài liệu về chủ đề này đã được xuất bản trên ấn phẩm phân tích quân sự 19FortyFive nổi tiếng của Mỹ.

Chuyên gia Mỹ nói gì về tiêm kích thế hệ 6 của Nga?

Tác giả bài viết là Brent M. Eastwood, tiến sĩ và đồng thời là biên tập viên của tạp chí New Defense and Homeland Security của Mỹ. Chuyên gia này khẳng định với độc giả về một loại máy bay chiến đấu mới đang được phát triển ở Nga.

Brent M. Eastwood lưu ý rằng Nga có kế hoạch chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6. Những kế hoạch này là để không bị tụt hậu trong cuộc đua với Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, theo chuyên gia Mỹ, kế hoạch này đang vấp phải những khó khăn nhất định bởi các lệnh trừng phạt của nước ngoài chống lại Nga. Do các rào cản cấm vận, Nga sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc mua sắm các bộ vi xử lý và linh kiện hàng không.

Về các đặc tính cơ bản của máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 của Nga (dự đoán mang tên MiG-41), Brent M. Eastwood cho rằng đầu tiên nó phải là một chiếc máy bay có đủ khả năng thay thế máy bay chiến đấu đánh chặn MiG-31 (định danh của NATO - Foxhound). Loại tiêm kích mới sẽ thay thế người tiền nhiệm vào đầu những năm 2030. Và chuyến bay đầu tiên của MiG-41 có thể sẽ diễn ra sớm nhất là vào năm 2025. Nhưng điều này sẽ chỉ xảy ra nếu các nhà thiết kế và kỹ sư của hãng MiG có đủ nguồn lực cần thiết.

Tuy nhiên, Brent M. Eastwood nhận định trong thực tế địa chính trị ngày nay, các nhà thiết kế Nga có lẽ sẽ chỉ có thể đủ sức tạo ra một sản phẩm mang tính trình diễn công nghệ, chứ không phải là một cỗ máy chiến đấu có tính thực dụng cao.

Chuyên gia Mỹ nói gì về tiêm kích thế hệ 6 của Nga?

Ngoài ra, loại máy bay tiêm kích thế hệ thứ 6 của Nga theo đuổi những mục tiêu rất tham vọng, như tốc độ tối đa đạt tới khoảng Mach 4-5, có khả năng mang vũ khí siêu thanh và sở hữu trần bay thực tế cao cần thiết để có thể phóng tên lửa chống vệ tinh. Đồng thời, có thể các máy bay thế hệ mới của Nga cũng sẽ có khả năng bắn hạ tên lửa siêu thanh.

Nếu có khả năng tăng tốc máy bay lên trên tốc độ Mach 4, Brent M. Eastwood cho rằng động cơ phản lực được sử dụng trên máy bay MiG-14 sẽ là một thế hệ động cơ mới. Bên cạnh đó, để duy trì được tốc độ cao, máy bay sẽ cần rất nhiều nhiên liệu, do đó khoang chứa nhiên liệu sẽ phải rộng hơn, khiến máy bay sẽ trở nên nặng nề và kém cơ động hơn nhiều. Tuy nhiên, loại máy bay mới sẽ cần có khả năng tiếp nhiên liệu trên, khiến ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng tàng hình của MiG-41.

Trong bài viết của mình, Brent M. Eastwood khẳng định rằng tốc độ bay quá cao sẽ dẫn đến việc máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga sẽ không có lớp phủ tàng hình, bởi lẽ vật liệu này không chịu được nhiệt độ cao do quá trình lớp vỏ máy bay ma sát với không khí trong quá trình bay. Ngoài ra, theo Brent M. Eastwood, nhiệt lượng tỏa ra khi bay ở tốc độ tối đa sẽ dẫn đến hư hại đáng kể cho máy bay, kéo theo yêu cầu chi phí bảo trì gia tăng đáng kể đối với dòng máy bay này. Về cơ bản, Brent M. Eastwood nhận định rằng dòng máy bay MiG-31 hiện nay có thể trở thành cơ sở để phát triển khung của máy bay chiến đấu mới của Nga.

Bình Nguyên (theo 19FortyFive)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp quốc phòng

Tin mới nhất

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng, gắn kết trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia

Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng gắn kết chặt chẽ và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia
GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa: Người đặt nền móng cho ngành khoa học công nghiệp quốc phòng

GS. VS Trần Đại Nghĩa là nhà khoa học lớn và là người đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương nói gì về việc lập Quỹ phòng thủ dân sự?

Chiều 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Xe tăng T-90M là một “con thú”, không phải là một cỗ máy ở Ukraine!

Bất chấp phương Tây liên tục hỗ trợ Ukraine vũ khí chiến đấu hạng nặng, xe tăng T-90M của Nga vẫn được đánh giá là “cơn ác mộng” của quân đội Ukraine.
Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang: Đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí mới, hiện đại

Đại tướng Phan Văn Giang chỉ đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chế tạo một số loại vũ khí trang bị mới, hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Thực hư bí mật về “Thiên nga trắng” Tu-160 của Nga có nguy cơ rơi vào tay Mỹ

Mới đây, 1 kỹ sư hàng không người Nga đã bí mật trốn sang Mỹ, người này sẵn sàng tiết lộ bí mật về mẫu oanh tạc cơ siêu thanh lớn nhất thế giới Tu-160 của Nga.
Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2): Malaysia cảnh báo hậu quả từ cắt giảm ngân sách quốc phòng

Quân sự thế giới hôm nay (15-2) gồm những thông tin quan trọng: Malaysia cảnh báo hậu quả từ việc cắt giảm ngân sách quốc phòng...
Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Đề xuất 5 chính sách cốt lõi phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh

Công nghiệp quốc phòng, an ninh là ngành đặc thù, phải được chăm lo xây dựng và phát triển theo một cơ chế đặc thù và được ưu tiên trong đầu tư phát triển.
Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Công nghiệp vũ khí Mỹ và châu Âu năm 2022 thu lợi “khủng” từ xung đột Nga - Ukraine

Nhiều số liệu cho thấy, hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc xung đột Nga - Ukraine chính là các tổ hợp công nghiệp chế tạo vũ khí của Mỹ và châu Âu.
50 công ty Mỹ và phương Tây “nâng cấp” UAV của Nga ở Ukraine?

50 công ty Mỹ và phương Tây “nâng cấp” UAV của Nga ở Ukraine?

Nhiều công ty của Mỹ và phương Tây được cho là đang cung cấp linh kiện chế tạo UAV cảm tử của Nga sử dụng trên chiến trường Ukraine.
Xe bọc thép của Mỹ và Pháp có thật sự là “người thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine?

Xe bọc thép của Mỹ và Pháp có thật sự là “người thay đổi cuộc chơi” ở Ukraine?

Mới đây, Mỹ và Pháp đồng loạt tuyên bố viện trợ xe bọc thép hạng nặng cho Ukraine, đánh dấu bước tiến quan trọng của phương Tây trong viện trợ quân sự cho Kiev.
Doanh nghiệp Việt tiên phong “làm chủ” công nghệ UAV quân sự lưỡng dụng hiện đại

Doanh nghiệp Việt tiên phong “làm chủ” công nghệ UAV quân sự lưỡng dụng hiện đại

Trong Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 có một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam đi đầu trong ứng dụng công nghệ máy bay không người lái (UAV) lưỡng dụng.
Bí ẩn về Tu-160M trong câu chuyện “tam quốc” Nga - Ukraine - Trung Quốc

Bí ẩn về Tu-160M trong câu chuyện “tam quốc” Nga - Ukraine - Trung Quốc

Để có thể sở hữu Tu-160M, Nga có thể sẽ phải “muối mặt” vay mượn công nghệ từ Trung Quốc, loại công nghệ được phát triển từ hợp tác với Ukraine.
Mở cửa miễn phí cho nhân dân vào xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022

Mở cửa miễn phí cho nhân dân vào xem Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2022

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 mở cửa từ 9-18h hằng ngày; mở cửa miễn phí cho nhân dân từ 14-18h ngày 9/12 và cả ngày 10/12/2022.
Khát vọng Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn lên hùng cường

Khát vọng Công nghiệp quốc phòng Việt Nam vươn lên hùng cường

Những loại vũ khí, những gian trưng bày đã kể câu chuyện về năng lực tự chủ trong công nghiệp quốc phòng của Việt Nam.
Ngắm những loại vũ khí khủng trưng bày tại Vietnam International Defence Expo 2022

Ngắm những loại vũ khí khủng trưng bày tại Vietnam International Defence Expo 2022

Một số hình ảnh về các loại vũ khí hiện đại được trưng bày tại Vietnam International Defence Expo 2022:
Tiêm kích Su-30MK2 trình diễn ấn tượng mở màn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Tiêm kích Su-30MK2 trình diễn ấn tượng mở màn Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Màn trình diễn đặc biệt ấn tượng của tiêm kích Su-30MK2 hiện đại nhất của không quân Việt Nam tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
5 loại vũ khí nổi bật trước thềm Vietnam International Defence Expo 2022

5 loại vũ khí nổi bật trước thềm Vietnam International Defence Expo 2022

Dưới đây là một số loại vũ khí nổi bật được trưng bày tại Vietnam International Defence Expo 2022
Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022

Sáng nay (8-12), Lễ khai mạc Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 chính thức diễn ra tại khu vực sân bay Gia Lâm, Hà Nội.
TOS-1: Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga ở chiến sự Ukraine

TOS-1: Vũ khí phi hạt nhân mạnh nhất của Nga ở chiến sự Ukraine

Hệ thống pháo phản lực phóng đạn nhiệt áp TOS-1 được cho là một trong những vũ khí “độc nhất vô nhị” mà quân đội Nga sử dụng ở chiến sự Ukraine.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022: Súng bộ binh hiện đại của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022: Súng bộ binh hiện đại của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam

Bộ Quốc phòng Việt Nam sẽ chính thức tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần đầu tiên tại Hà Nội từ ngày 8 đến 10-12.
Những “Sứ giả bầu trời” sẵn sàng trước ngày hội

Những “Sứ giả bầu trời” sẵn sàng trước ngày hội

Trung đoàn 916 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân) sẽ tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 diễn ra vào tháng 12.
Cận cảnh những dòng xe quân sự nổi tiếng của Nga

Cận cảnh những dòng xe quân sự nổi tiếng của Nga

Một số dòng xe quân sự của Nga có những khả năng vượt trội như leo dốc thẳng đứng hay thậm chí nổi trên mặt nước khi chở những binh sĩ trang bị vũ khí hạng nặng
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, làm rõ một số vấn đề về Luật Phòng thủ dân sự

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giải trình, làm rõ một số vấn đề về Luật Phòng thủ dân sự

Chiều 9/11, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang đã phát biểu giải trình làm rõ một số vấn đề các đại biểu Quốc hội quan tâm về dự án Luật Phòng thủ dân sự.
Ngày tranh tài bắn súng đầu tiên của các xạ thủ ASEAN tại AARM-30

Ngày tranh tài bắn súng đầu tiên của các xạ thủ ASEAN tại AARM-30

Sáng 7/11, tại thao trường Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4, trong khuôn khổ AARM-30, đoàn tuyển thủ quân đội các nước ASEAN đã tham gia thi đấu bài 1.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động