Công nghiệp: Trụ cột quan trọng trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định công nghiệp chính là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất.
Mang Xuân ấm đến nơi biên giới tỉnh Đắk Nông Phát triển mạnh công nghiệp Đắk Nông

Tiềm năng lớn

Tây Nguyên nói chung, Đắk Nông nói riêng có tiềm năng lớn về phát triển thủy điện và công nghiệp khai thác, chế biến lâm sản, khoáng sản và tiềm năng phát triển du lịch. Do đó, ngày 9/6, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 tại Quyết định số 879/QĐ-TTg; Vùng Tây Nguyên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng.

Như vậy, tỉnh Đắk Nông có tiềm năng, lợi thế để đẩy mạnh phát triển công nghiệp khai thác, chế biến, góp phần vào chuyển đổi mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển sản xuất vật liệu xây dựng…

Nhằm phát huy thế mạnh công nghiệp, Quy hoạch tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được xây dựng để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển; là tiền đề huy động các nguồn lực để Đắk Nông cất cánh trong giai đoạn mới. Quy hoạch, chính là “kim chỉ nam” để xác định tầm nhìn và mục tiêu phát triển của từng ngành, từng lĩnh vực, từng vùng của tỉnh. Đồng thời, đây cũng là cơ sở quan trọng để đẩy mạnh thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thời gian qua một số nhà đầu tư chiến lược đã tìm hiểu đầu tư vào nhưng chưa thực hiện được dự án vì chờ quy hoạch.

Công nghiệp: Trụ cột quan trọng trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đắk Nông
Công ty Nhôm Đắk Nông

3 lĩnh vực đột phá của Đắk Nông được xác định tại Quy hoạch là Tổ hợp công nghiệp bôxít - nhôm - luyện kim và công nghiệp năng lượng sạch; Nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với thị trường; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với cảnh quan thiên nhiên, cộng đồng và công viên địa chất.

Theo lộ trình, đến năm 2025, Đắk Nông phấn đấu nâng công suất alumin-nhôm lên 1,3 triệu tấn/năm; điện phân nhôm của tỉnh đạt mốc 300 ngàn tấn/năm.

Đắk Nông sẽ thu hút một số nhà đầu tư lớn thăm dò, chuẩn bị xây dựng các nhà máy chế biến sau nhôm; các nhà máy công nghiệp phụ trợ các sản phẩm từ nhôm; các nhà máy điện mặt trời, điện gió.

Đến năm 2030, Đắk Nông phấn đấu nâng công suất alumin lên 2,5-3 triệu tấn/năm. Điện phân nhôm của tỉnh phấn đấu đạt mốc 600.000 tấn/năm.

Toàn tỉnh sẽ hình thành một số tổ hợp công nghiệp lớn về chế biến sau nhôm, công nghiệp phụ trợ cho sản xuất nhôm, sau nhôm. Các nhà máy điện mặt trời, điện gió hỗ trợ cung ứng điện tại chỗ phục vụ sản xuất alumin - điện phân nhôm.

Đến năm 2050, Đắk Nông phấn đấu sẽ trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu nhôm, sản phẩm sau nhôm ra khu vực và thế giới. Tỉnh sẽ phát triển các tổ hợp, nhà máy chế biến sau nhôm, công nghiệp phụ trợ, tạo thành chuỗi sản phẩm trên nền công nghiệp nhôm. Nguồn điện tại chỗ của tỉnh bảo đảm cung ứng 70% nhu cầu điện cho công nghiệp sản xuất nhôm.

Đa dạng giải pháp phát triển công nghiệp

Trước đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Đắk Nông đặt mục tiêu “Xây dựng tỉnh Đắk Nông trở thành địa phương phát triển kinh tế năng động và bền vững của vùng Tây Nguyên”; “Trở thành trung tâm công nghiệp nhôm quốc gia” đến năm 2030.

Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh đã xây dựng, triển khai Kế hoạch Phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong đó, tỉnh đặc biệt nhấn mạnh tới việc phát triển công nghiệp với tốc độ tăng trưởng nhanh, bền vững.

Để đạt được các mục tiêu trên, trước tiên, Đắk Nông đang tập trung cho việc nâng cao hiệu quả công tác điều hành, hoàn thiện, xây dựng cơ chế mới, chính sách thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp.

Cụ thể, tỉnh quan tâm nghiên cứu đề xuất xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách cho phù hợp với điều kiện quy mô nền kinh tế của địa phương. Trong đó, tỉnh tập trung vào chính sách ưu đãi như: miễn, giảm tiền thuê mặt bằng, tiền sử dụng đất, thuế…

Tỉnh tiếp tục khuyến khích thu hút các dự án phát triển công nghiệp bô xít - alumin - nhôm và năng lượng tái tạo; các dự án chế biến nông sản công nghệ cao từ nguồn nguyên liệu của tỉnh.

Mọi quy trình, thủ tục đầu tư tiếp tục được tỉnh rà soát, điều chỉnh, bổ sung theo hướng thuận lợi hơn cho nhà đầu tư và tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.

Đặc biệt, thời gian giải quyết thủ tục đầu tư sẽ được rút ngắn hơn nữa, gắn liền với trách nhiệm của người đứng đầu. Các chính sách về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp sẽ được tỉnh tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả.

Phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá của vùng Tây Nguyên; trở thành trung tâm công nghiệp nhôm của quốc gia và là trung tâm của du lịch và nghỉ dưỡng; thu hút được các nhà đầu tư lớn trên cả 03 trụ cột chính của tỉnh.

Tại hội thảo khoa học lấy ý kiến “Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra mới đây, Công ty tư vấn McKinsey cho rằng, trụ cột khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo, McKinsey đề xuất ý tưởng mở rộng quy mô khai thác bô xít và sản xuất alumin; Tăng tốc hướng tới sản xuất nhôm phát thải cacbon thấp; Xây dựng các ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm sau nhôm và sử dụng sản phẩm từ nhôm.

Các chuyên gia cũng cho rằng, Đắk Nông nên kêu gọi các tập đoàn nhôm lớn trên thế giới như của Mỹ, Úc đầu tư các dự án lớn về khai thác alumin, gắn với sản xuất nhôm, công nghiệp sau nhôm.

PGS.TS Trần Đình Thiên – Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nêu ý kiến, Đắk Nông hiện đang thiếu các chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị đặc trưng có sức cạnh tranh. Ví dụ chuỗi alumin hay chuỗi alumin nối với năng lượng đang khởi động. Đây là một điểm yếu cần khắc phục trong thơi fgian tới.

Trước đó, trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đắk Nông vào tháng 7/2022, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, Đắk Nông cần chú trọng, phối hợp với các bộ ngành liên quan thúc đẩy dự án liên hợp khai thác bauxit, alumin và nhôm theo đúng tinh thần Kết luận số 31-KL/TW ngày 7/3/2022 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển ngành công nghiệp bauxit - alumin - nhôm giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bộ trưởng khẳng định đây chính là cơ hội để Đắk Nông thúc đẩy công nghiệp, nhất là công nghiệp vật liệu.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Lâm Đồng: Tiểu thương tại Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt kinh doanh ế ẩm vì sửa chữa kéo dài

Nhiều hộ kinh doanh trước Khu du lịch hồ Than Thở, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng buồn rầu vì ế ẩm do 2 năm nay Khu du lịch đóng cửa, nâng cấp dẫn đến không có khách.
TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

TP. Vũng Tàu: Hàng nghìn người tham dự lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 18/4 (tức ngày 10/3 Âm lịch), TP. Vũng Tàu đã trang trọng tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Đền thờ Hùng Vương - Mẫu Cửu Thiên với hàng nghìn người tham dự.
Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Thành phố Vũng Tàu khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tối ngày 17/4, UBND TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức khai mạc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với nhiều hoạt động văn nghệ, biểu diễn đặc sắc.
Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Hà Giang: Hiệu quả từ quy chế phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các huyện biên giới năm 2023

Ngày 17/4 tại huyện Xín Mần, Đảng ủy BĐBP Hà Giang và Huyện ủy 7 huyện biên giới tỉnh Hà giang tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.
Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số SIPAS

Trong năm 2023, Thái Bình tăng 2 bậc trên bảng xếp hạng Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (Chỉ số SIPAS)

Tin cùng chuyên mục

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná được mở rộng gấp 12 lần

Cảng cá Cà Ná (Ninh Thuận) được quyết định đầu tư nâng cấp, mở rộng nhằm đáp ứng lượng tàu cập cảng bán cá và tránh trú bão.
Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Quảng Ninh: Công bố quyết định bổ nhiệm nhiều vị trí quan trọng tại các sở, ngành

Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh đã công bố các quyết định bổ nhiệm cán bộ tại Sở Du lịch, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh.
Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Hà Giang: Chợ lùi Sà Phìn - nét văn hóa độc đáo của người vùng cao

Không đơn thuần chỉ là mua sắm, trao đổi hàng hóa, chợ lùi Sà Phìn còn được xem như là một phiên chợ tình độc đáo của tỉnh Hà Giang.
Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Thừa Thiên Huế: Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe

Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế cùng các sở, ban, ngành liên quan đã có chuyến khảo sát chuẩn bị đầu tư mở rộng tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn lên 4 làn xe.
Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Khơi thông nguồn lực, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, thu hút đầu tư

Ninh Thuận xác định tháo gỡ khó khăn, điểm nghẽn về cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Thúc đẩy sản phẩm OCOP Hậu Giang

Năm 2024, Hậu Giang đặt mục tiêu công nhận ít nhất 8 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, thăng hạng ít nhất 25% sản phẩm OCOP từ 3 sao lên 4 sao cấp tỉnh.
Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Cà Mau: Thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 730/QĐ-UBND thu hồi 2 giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao trên địa bàn.
Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

Nam Định đề xuất xây dựng tuyến đường cao tốc dài 50,6 km

UBND tỉnh Nam Định đã đề nghị Chính phủ cho phép lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nam - Nam Định.
Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội Đền Hùng 2024

Phú Thọ: Tăng cường kiểm tra, bảo đảm an toàn thực phẩm phục vụ Lễ hội Đền Hùng 2024

Các lực lượng chức năng tỉnh Phú Thọ triển khai quyết liệt các biện pháp nhằm kiểm soát hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Lễ hội Đền Hùng 2024.
Đầu tư công nghệ chế biến sâu: Mở lối ra bền vững cho nông sản Sơn La

Đầu tư công nghệ chế biến sâu: Mở lối ra bền vững cho nông sản Sơn La

Nhiều doanh nghiệp tại Sơn La đã đầu tư vào ngành chế biến nhằm nâng cao giá trị nông sản Sơn La.
Phú Thọ: Dịch vụ xe điện đảm bảo phục vụ du khách dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Phú Thọ: Dịch vụ xe điện đảm bảo phục vụ du khách dịp Giỗ tổ Hùng Vương

Gần 100 chiếc xe điện tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã sẵn sàng phục vụ du khách về Phú Thọ trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương và Lễ hội Đền Hùng năm nay.
Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động điện lực

Từ ngày 10/4/2024, Sở Công Thương tỉnh Bình Thuận được ủy quyền cấp Giấy phép hoạt động phát điện, phân phối điện và bán lẻ điện tại địa phương.
350 gian hàng tham dự Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024

350 gian hàng tham dự Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024

Hội chợ thương mại và sản phẩm OCOP tỉnh Phú Thọ năm 2024 có 350 gian hàng tiêu chuẩn, gồm nhiều sản phẩm thế mạnh của Phú Thọ và các tỉnh thành trên cả nước.
Hà Giang ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa

Hà Giang ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa

Quyền Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Nguyễn Mạnh Dũng vừa ký ban hành Nghị quyết 39-NQ/TU về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Hà Giang, giai đoạn 2024-2030.
Lâm Đồng: Siết chặt thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm

Lâm Đồng: Siết chặt thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm

Sở Y tế tỉnh Lâm Đồng yêu cầu các đơn vị nghiệp vụ tăng cường quản lý thông tin quảng cáo các sản phẩm thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
Lễ hội chùa Thầy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội chùa Thầy trở thành Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ hội chùa Thầy là lễ hội đặc sắc, mang tính chất tôn giáo tín ngưỡng có sự kết hợp với những nét di sản văn hóa độc đáo.
Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Hà Nội trao danh hiệu 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP đạt 4 sao

Ngày 12/4, UBND thành phố Hà Nội trao bằng công nhận danh hiệu 15 làng nghề và 104 chứng nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao năm 2023.
Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết du lịch, quảng bá văn hoá địa phương tại huyện Thạch Thất

Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa địa phương diễn ra từ ngày 11-15/4 tại khu vực chùa Tây Phương, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Ninh Bình tổ chức cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024

Ninh Bình tổ chức cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024

Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình đã ban hành thể lệ cuộc thi bàn tay vàng thêu ren năm 2024, cơ cấu giải thưởng dự kiến có 16 giải.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

Nhiều hoạt động kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình

Tỉnh Quảng Bình sẽ tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động