Công nghiệp - Động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc

Với mức tăng trưởng 16,61%, ngành công nghiệp được đánh giá là động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc trong 6 tháng đầu năm 2022.
Tỉnh Vĩnh Phúc chủ động ứng phó, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại mưa lũ Tỉnh Vĩnh Phúc chủ động thu hút đầu tư từ Nhật Bản

Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, những tháng đầu năm, kinh tế Vĩnh Phúc gặp nhiều khó khăn, thách thức khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn, số ca nhiễm mới tăng mạnh ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong đó nhiều ca mắc mới trong cộng đồng và các khu công nghiệp, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Song với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, ngành, doanh nghiệp, tăng trưởng GRDP của Vĩnh Phúc quý I/2022 đạt 7,64%; quý II với sự linh hoạt thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trong trạng thái chủ động mở cửa du lịch đã giúp các hoạt động dịch vụ hồi phục gần như hoàn toàn như trước khi xuất hiện dịch.

Tốc độ tăng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm giai đoạn 2017- 2022 (%)

Công nghiệp động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc

Tính chung 6 tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế ước tăng 10,10%, tuy thấp hơn mức tăng 14,46% của 6 tháng đầu năm 2021 nhưng là mức tăng cao nhất giai đoạn 2017-2020. So với các địa phương trong cả nước, tốc độ tăng trưởng GRDP của Vĩnh Phúc đứng thứ 10/63 tỉnh, thành phố. Cụ thể, các tỉnh có mức tăng trưởng cao hơn là: Bắc Giang 24,03%; Bắc Ninh 14,7%; Thanh Hóa 13,41%; Quảng Nam 12,76%; Khánh Hòa 12,58%; Hải Dương 11,82%; Hải Phòng 11,1%; Hậu Giang 11,0%; Quảng Ninh 10,66%.

Theo Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, khu vực công nghiệp - xây dựng tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tốt, là động lực cho tăng trưởng chung của tỉnh Vĩnh Phúc. Với giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp - xây dựng 6 tháng đầu năm 2022 tăng 15,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng ngành công nghiệp tăng 16,61%, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 7,58 điểm phần trăm.

Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 6 ước tăng 17,14% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm, IIP ước tăng 15,60% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng quý II/2022 tăng 16,69%.

Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp cấp II, có 19/24 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước, 5/24 ngành có chỉ số sản xuất giảm. Một số ngành công nghiệp chủ lực vẫn duy trì tốc độ tăng khá, phát huy vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp của tỉnh: Sản xuất linh kiện điện tử tăng 25,64%; sản xuất trang phục tăng 14,12%; dệt tăng 9,15%; sản xuất xe máy tăng 5,25%; sản xuất ô tô tăng 4,06%; sản xuất kim loại tăng 2,14%...

Tốc độ tăng/giảm IIP của tỉnh Vĩnh Phúc 6 tháng đầu năm 2022 so cùng kỳ của một số ngành công nghiệp cấp II (%)

Công nghiệp động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu 6 tháng đầu năm 2022 đều có sản lượng sản xuất tăng so cùng kỳ năm trước. Ước tính các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến sản xuất được: 158.456 tấn thức ăn gia súc, gia cầm, tăng 2,33%; 6.727 nghìn đôi giày thể thao, tăng 6,59%; 11.520,2 nghìn m2 gạch ốp lát, tăng 21,31%; 32.070 xe ô tô các loại, tăng 4,06%; 800.433 xe máy các loại, tăng 5,25%; doanh thu sản xuất linh kiện điện tử ước đạt 94.217 tỷ đồng, tăng 25,64% so với 6 tháng đầu năm 2021.

Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/6/2022 tăng 4,11% so với tháng trước và tăng 8,82% so với cùng kỳ năm 2021. Tháng 6/2022, thị trường lao động của tỉnh có sự tăng trưởng khá, nhiều doanh nghiệp công nghiệp có nhu cầu tuyển dụng thêm số lượng lớn lao động nhằm gia tăng năng lực sản xuất, đảm bảo hoàn thành tiến độ các đơn hàng đã ký kết.

Cụ thể, một số doanh nghiệp có số lượng lao động đang làm việc tăng cao so với tháng trước, bao gồm: Công ty TNHH Compal Việt nam tăng 2.500 lao động; Công ty TNHH Partron Vina tăng 417 lao động; Công ty TNHH Jahwa Vina tăng 165 lao động.

Công nghiệp động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc
Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp ở Vĩnh Phúc tại thời điểm 1/6/2022 tăng 4,11% so với tháng trước và tăng 8,82% so với cùng kỳ năm 2021

Chia theo ngành kinh tế cấp I, chỉ số sử dụng lao động của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 4,16%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,06%; hai ngành còn lại là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và ngành khai khoáng có chỉ số sử dụng lao động ổn định so với tháng trước.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2022 ước giảm 4,46% so với tháng trước và tăng 4,84% so cùng kỳ. Tính chung 6 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ toàn ngành tăng 6,39% so cùng kỳ năm 2021. So với tháng trước, 10/18 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tiêu thụ tăng; trong đó, một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng khá như: Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 8,01%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc thiết bị) tăng 5,94%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 5,79%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 5,16%. 8 ngành còn lại có chỉ số tiêu thụ trong tháng giảm, giảm mạnh nhất là ngành sản xuất xe có động cơ và ngành sản xuất thiết bị điện với mức giảm lần lượt là 20,74% và 18,16%.

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 6/2022 tăng 3,20% so với tháng trước, nhưng đã giảm 22,52% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, 11/18 ngành công nghiệp có chỉ số tồn kho tăng, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng mạnh là: Sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 24,18%; sản xuất xe có động cơ tăng 16,35%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,82%; dệt tăng 12,70%. 7 ngành công nghiệp còn lại có chỉ số tồn kho giảm, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm đáng kể là: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế giảm 24,35%; sản xuất trang phục giảm 9,45%…

Mặc dù được đánh giá là động lực tăng trưởng GRDP của tỉnh Vĩnh Phúc, song một số ngành công nghiệp có tỷ lệ tồn kho tăng đáng kể trong tháng 6/2022 so với tháng trước cũng đặt ra lo ngại ngành công nghiệp 6 tháng đứng trước những khó khăn. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp, từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu ngành công thương địa phương bám sát các chỉ đạo của trung ương, của tỉnh, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, các địa phương theo dõi, nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để kịp thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ khó khăn, khuyến khích doanh nghiệp chủ động cơ cấu lại sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường mở rộng thị trường, chú trọng phát triển thị trường trong nước.

Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc: Ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp các tháng đầu năm đều duy trì mức tăng 2 con số, cho thấy sự phục hồi rõ nét trong hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn.
Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Vĩnh Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và Công ty TNHH VSIP Nghệ An để tháo gỡ khó khăn tại các khu công nghiệp VSIP.
Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Kinh doanh ở chợ truyền thống gặp khó khăn nên nhiều tiểu thương tại Nghệ An mong muốn chuyển sang bán hàng online nhưng hình thức này cũng không dễ dàng.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.

Tin cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Ngày 19/4, Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt tổ chức lễ khởi công, thông xe và khánh thành các công trình giao thông - y tế quan trọng của địa phương.
Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Ngày 19/4, tỉnh Long An tổ chức Lễ khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Sáng 19/4, tại Quảng Bình, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó thống nhất đấu thầu khu đất 43 ha thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Long Sơn.
Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm 65% đơn vị hành chính cấp xã, hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy lợi thế phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị các nội dung trọng yếu, trong đó có tiến độ sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính các cấp.
Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Hà Nam: Mở lối phát triển nấm linh chi dược liệu

Nhiều nông dân tỉnh Hà Nam đang từng bước làm chủ kỹ thuật, mở lối phát triển bền vững mô hình trồng nấm linh chi dược liệu của địa phương.
Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Đắk Nông đẩy mạnh kết nối, mở rộng đầu ra cho sản phẩm OCOP

Với gần 100 sản phẩm OCOP được công nhận, Đắk Nông triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương.
Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Những lợi thế kinh tế của tỉnh Long An và Tây Ninh

Trước dự kiến về sáp nhập tỉnh, Long An được biết đến là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư FDI, còn Tây Ninh có thế mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Ninh Thuận tăng tốc, đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư triển khai Dự án Nhiệt điện khí LNG Cà Ná

Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Cà Ná (Ninh Thuận) mục tiêu hình thành một nhà máy điện công suất 1.500 MW, kho cảng LNG công suất từ 1 đến 1,2 triệu tấn LNG/năm.
Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang họp bàn phương án hợp nhất

Chiều 15/4, Thường trực HĐND tỉnh Tuyên Quang đã có buổi làm việc với Thường trực HĐND tỉnh Hà Giang về việc xây dựng phương án hợp nhất HĐND cấp tỉnh.
Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc thực hiện Nghị quyết 55- Bài 1: Tiết kiệm năng lượng không chỉ là khẩu hiệu

Vĩnh Phúc đẩy mạnh tuyên truyền Nghị quyết 55 bằng nhiều hình thức sáng tạo, giúp nâng cao nhận thức cộng đồng và hình thành thói quen tiết kiệm năng lượng.
Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Đồng Tháp - Tiền Giang: Động lực tăng trưởng mới của miền Tây

Bên cạnh những lợi thế truyền thống thì hai tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang vẫn đang nỗ lực đột phá, thu hút và tạo động lực tăng trưởng kinh tế mới cho miền Tây.
Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Mobile VerionPhiên bản di động