Công nghiệp Đà Nẵng hướng tới kinh tế tuần hoàn. Bài 2: Sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo

Sản xuất sạch hơn và sử dụng năng lượng tái tạo đang là những giải pháp doanh nghiệp công nghiệp Đà Nẵng lựa chọn hướng đến sản xuất kinh tế tuần hoàn.
Bài 1: Tiết kiệm năng lượng – trụ cột phát triển bền vững

Sản xuất sạch hơn, kéo dài vòng đời sản phẩm

Thành phố Đà Nẵng là địa phương đầu tiên trong cả nước thực hiện xây dựng mô hình thí điểm về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho doanh nghiệp sản xuất. Cụ thể là mô hình thí điểm sản xuất sạch hơn trong công nghiệp với giải pháp "Cải tạo và lắp đặt hệ thống cấp hơi nhiều công đoạn" cho công ty TNHH Sức Trẻ (KCN Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng).

Công nghiệp Đà Nẵng hướng tới kinh tế tuần hoàn (Bài 2): Sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo
Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp giúp doanh nghiệp tăng năng suất, giảm thải ra môi trường, phát triển bền vững

Ông Lê Quang Hà – Giám đốc Công ty cho biết, từ nguồn hỗ trợ khuyến công quốc gia, Công ty đã đầu tư hệ thống cấp hơi nhiều công đoạn với kinh phí 1,83 tỷ đồng. Trong đó, khuyến công quốc gia hỗ trợ 500 triệu đồng, còn lại là vốn đối ứng của doanh nghiệp.

Sau khi đưa vào chạy thử và vận hành đã cho hiệu quả vượt trột, năng suất máy sấy tăng 14 – 15%, lượng hơi thất thoát giảm rõ rệt, lượng nhiên liệu giảm trung bình 1.080 tấn/năm.

Các hỗ trợ từ chương trình khuyến công quốc gia góp phần quan trọng vào việc giảm phát thải khí nhà kính do sản xuất công nghiệp, thực hiện mục tiêu "Đà Nẵng - thành phố môi trường".

Còn tại nhà máy giấy Bao bì Tân Long (KCN Hòa Khánh, thành phố Đà Nẵng), đơn vị thường xuyên đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng và hạn chế tối đa lượng rác thải ra môi trường. Theo ông Hà Ngọc Thống – Giám đốc Công ty, khó khăn mà mỗi doanh nghiệp sản xuất hướng theo kinh tế tuần hoàn đó là tư duy đổi mới và công nghệ. Phải thay đổi tư duy sản xuất từ nền kinh tế tuyến tính sang kinh tế tuần hoàn, và phải mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ. Với đầu vào là giấy đã qua sử dụng, nhà máy hiện đang nhập 50% nguyên liệu từ nước ngoài, 50% trong nước. “Tân Long thường xuyên thay đổi, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất để sản phẩm vừa đạt chất lượng cao, vừa sản xuất sạch hơn, tăng tỷ lệ nguyên liệu trong nước, giảm thiểu lượng giấy thải trong nước”, ông Thống chia sẻ và cho biết thêm, hiện nay, mỗi ngày với khoảng 70 tấn giấy sản xuất thành phẩm, công ty chỉ thải ra trung bình là 1,5 tấn rác thải, chủ yếu là băng keo có thể tái sử dụng.

Còn Công ty TNHH MTV Công nghệ sinh học Minh Hồng là một trong những điển hình của doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn, kéo dài vòng đời của sản phẩm khi thu gom, sản xuất, biến chất thải hữu cơ thành nước rửa chén, nước giặt organic, nước lau sàn….

Công nghiệp Đà Nẵng hướng tới kinh tế tuần hoàn (Bài 2): Sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo
Nhà máy giấy bao bì Tân Long thường xuyên đầu tư máy móc, đổi mới công nghệ để sản xuất sạch hơn

Sử dụng năng lượng tái tạo

Góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm phát thải nhà kính và phát triển bền vững, trong đề án phát triển điện mặt trời trên địa bàn thành phố đến năm 2025 tầm nhìn 2035, thành phố Đà Nẵng khuyến khích các cơ sở sản xuất công nghiệp lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà. Đối với khu vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ đến năm 2025, tổng công suất lắp đặt điện mặt trời mái nhà sẽ đạt khoảng 80 MW, đến năm 2035 đạt khoảng gần 200 MW. Trong đó, tập trung phát triển điện mặt trời mái nhà tại các doanh nghiệp sản xuất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhất là ở các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm.

Trong các loại năng lượng tái tạo, thành phố Đà Nẵng có tiềm năng lớn ở năng lượng điện mặt trời. Tính đến hết năm 2020, toàn thành phố có 2.529 khách hàng lắp đặt điện mặt trời mái nhà với tổng công suất lắp đặt 81,7 MWp.

Ông Phạm Trường Sơn – Trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao và các Khu Công nghiệp thành phố Đà Nẵng cho biết, đơn vị được giao tập trung phát triển năng lượng điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao thành phố. Tuy nhiên, tỷ lệ lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các khu công nghiệp và khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố còn khiêm tốn, đến cuối năm 2021 mới chỉ đạt khoảng 8% trong tổng số hơn 500 doanh nghiệp. Lý do bởi vì chưa có nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư lắp đặt năng lượng tái tạo; hoặc chi phí hoặc nhận thức về sản xuất xanh, sản xuất sạch hơn của một số doanh nghiệp còn hạn chế.

Là một đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm, Công ty CP Cao su Đà Nẵng đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà tổng công suất hơn 5MW năm 2021, đáp ứng khoảng 25 – 30% nhu cầu sử dụng năng lượng phục vụ sản xuất của nhà máy. “Dự kiến đến năm 2025, đơn vị sẽ đầu tư để nâng công suất lên 15 MW, đáp ứng 70 – 80% năng lượng phục vụ sản xuất (điện mặt trời cung ứng trong thời gian ban ngày, buổi tối sử dụng nguồn điện của lưới điện quốc gia)”, ông Lê Hoàng Khánh Nhựt – Tổng Giám đốc Công ty chia sẻ.

Công nghiệp Đà Nẵng hướng tới kinh tế tuần hoàn (Bài 2): Sản xuất sạch hơn, sử dụng năng lượng tái tạo
Thành phổ Đà Nẵng khuyến khích tăng tỷ lệ lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu công nghệ cao thành phố

Ông Nguyễn Thanh Phúc – Tổng Giám đốc Nhà máy bia Heineken Việt Nam tại thành phố Đà Nẵng cho biết, Heineken Việt Nam đang vận hành theo nền kinh tế tuần hoàn, tại thành phố Đà Nẵng, nhà máy đã sử dụng 100% năng lượng tái tạo vào toàn bộ quá trình nấu bia thay vì sử dụng dầu diesel. “Cam kết của Heineken Việt Nam chúng tôi theo đuổi 3 mục tiêu đầy tham vọng trong phát triển vững. Trong đó, có mục tiêu sẽ sử dụng 100% năng lượng tái tạo trong các hoạt động sản xuất vào năm 2025”, ông Phúc khẳng định.

“Ngoài khuyến khích các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và khu công nghệ cao lắp đặt điện mặt trời mái nhà, trong thời gian tới, Ban quản lý các khu công nghiệp và khu công nghệ cao thành phố sẽ phối hợp với các nhà đầu tư xem xét khả năng đầu tư điện mặt trời mái nhà ngay khi thi công để tăng tỷ lệ lắp đặt điện mặt trời mái nhà trong các khu công nghiệp và khu công nghệ cao”, ông Phạm Trường Sơn – Trưởng Ban quản lý khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng thông tin.

Trong đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trường” giai đoạn 2021 – 2030, ngành Công Thương Đà Nẵng đóng vai trò chính trong thực hiện các mục tiêu về xây dựng khu công nghiệp sinh thái; giảm phát thải nhà kính thông qua thúc đẩy các dự án năng lượng tái tạo, hỗ trợ thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

Trong đó, Sở Công Thương thành phố sẽ hỗ trợ các mô hình cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm xây dựng mô hình quản lý theo tiêu chuẩn ISO 50001:2018; triển khai các giải pháp sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; lập kế hoạch thực hiện lộ trình di dời các cơ sở sản xuất ở các làng nghề vào các cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường đáp ứng yêu cầu (làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng nghề đá mỹ nghệ Non Nước, làng chiếu Cẩm Nê…). Để thực hiện được các hoạt động này, thành phố dự định huy động 675 tỷ đồng, trong đó, 650 tỷ đồng đến từ xã hội hóa.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thành phố Đà Nẵng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Tư nhân đang vươn lên làm “đầu tàu” mới của ngành thép, thay đổi cục diện sản xuất và mở ra động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Ngày 18/4, tại huyện Tiên Lãng, TP. Hải Phòng khởi công dự án Đầu tư xây dựng và Kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tiên Thanh, quy mô 410,46 ha.

Tin cùng chuyên mục

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Giá trị xuất khẩu tăng mạnh, công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình trở thành động lực phát triển kinh tế, định hình vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng quý I/2025 ghi dấu ấn tại nhiều địa phương, nơi công nghiệp trở thành động lực chủ đạo, mở ra kỳ vọng hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8%.
Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quy hoạch phân khu xây dựng tỷ lệ 1/2000 đảo Lý Sơn xác định diện tích sân bay Lý Sơn khoảng 161,74 ha, trong đó, có 127,94 ha lấn biển.
Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Một số doanh nghiệp cơ khí trong nước hoàn toàn có thể chế tạo đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách… với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 60%.
Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Sản xuất công nghiệp quý I/2025 ghi nhận đà phục hồi khi có tới 59 địa phương tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó Phú Thọ, Hòa Bình là hai điểm sáng bứt phá.
Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Quý I/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

4 doanh nghiệp được thành phố Đà Nẵng lựa chọn vào Cụm công nghiệp Hòa Liên với ngành nghề sản xuất đều liên quan đến sản xuất, lắp ráp ô tô và linh kiện.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân khẳng định, dù khó khăn nhưng quyết tâm đạt bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp trong năm nay.
PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Sau ba tháng ở ngưỡng dưới 50 điểm, ngành sản xuất của Việt Nam tăng trưởng trở lại trong tháng 3 khi cả sản lượng và tổng số lượng đơn đặt hàng mới đều tăng.
Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?
Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động