Công nghệ - “chìa khóa” tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các doanh nghiệp (DN) là chủ thể của chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam.

Đó là thông tin được sự quan tâm rất lớn của các DN ngành lúa gạo Việt Nam tại Hội thảo phát triển chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam thường niên - năm 2019 với chủ đề “Đột phá công nghệ, nâng cao chất lượng tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam tổ chức sáng 19/9, tại TP. Cần Thơ.

cong nghe chia khoa tang hieu qua san xuat va tieu thu lua gao

Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Thế Hào - Phó Tổng biên tập thường trực Thời báo Kinh tế Việt Nam - chia sẻ, lúa gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu đạt hơn 1 tỷ USD/năm, là sản phẩm nòng cốt giữ vững thương hiệu quốc gia nông nghiệp trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách có tính chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các mặt hàng nông sản chủ lực trong đó có sản phẩm gạo.

“Những thành quả liên tiếp đạt được về kim ngạch xuất khẩu gạo trong những năm gần đây tới các thị trường truyền thống cũng như năng lực mở rộng tiếp cận tới các thị trường mới, có tính khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng như Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật Bản… đã tiếp tục khẳng định khả năng tăng trưởng và phát triển của gạo Việt. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản suất, chế biến và bảo quản vẫn còn rất hạn chế đối với các doanh nghiệp sản xuất gạo trong nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng và giá thành của gạo Việt Nam so với giống gạo cùng loại của các quốc gia xuất khẩu gạo lớn như Thái Lan và Ấn Độ” - ông Hào nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - cho rằng, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo quản, chế biến hiện đang là khâu xung yếu nhất trong chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam. Vấn đề này cũng đã được xác định là cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh cho những sáng kiến mang tính đột phá của ngành lúa gạo, của các DN là chủ thể của chuỗi sản xuất lúa gạo Việt Nam, nhằm đáp ứng yêu cầu cấp bách cũng như mục tiêu lâu dài về nâng cao chất lượng, giá trị và năng lực cạnh tranh của gạo Việt.

cong nghe chia khoa tang hieu qua san xuat va tieu thu lua gao
Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam phát biểu tại hội thảo

“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang có nhiều chương trình, kế hoạch hành động cụ thể về nội dung này và tin tưởng với tính hấp dẫn về đầu tư ngành nông nghiệp, cùng với những cơ hội ngày một mở rộng hơn từ các hiệp định thương mại mới vừa ký kết gần đây, các DN tham gia trong ngành công nghệ chế biến và bảo quản lúa gạo sẽ quan tâm nhiều hơn đến thị trường Việt Nam, hợp tác với DN sản xuất trong nước để thúc đẩy ứng dụng công nghệ, tăng hiệu quả và chất lượng của gạo Việt Nam” - ông Sơn chia sẻ thêm.

Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, năm 2018 xuất khẩu gạo đạt 6,11 triệu tấn, tăng 5,21%, trị giá xuất khẩu 3,06 tỷ USD, tăng 16,3%. Trong 8 tháng năm 2019, lượng xuất khẩu gạo đạt 4,53 triệu tấn, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2018, trị giá xuất khẩu đạt 1,96 tỷ USD, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện nay, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới, chiếm khoảng 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới, gạo Việt Nam có mặt tại khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ.

cong nghe chia khoa tang hieu qua san xuat va tieu thu lua gao
Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - phát biểu tại hội thảo

Hiện tại có 177 thương nhân Việt Nam tham gia xuất khẩu gạo, trong thời gian tới ông Hải nhận định, các DN cần sản xuất gạo theo quy trình sạch, gạo hữu cơ, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ lúa gạo. Bên cạnh đó cần xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa có chất lượng, tổ chức sản xuất theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói, xây dựng uy tín, thương hiệu gạo Việt Nam trên thị trường thế giới.

“Để tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam, các DN cũng như ban ngành liên quan cần quy hoạch lại vùng sản xuất, kỹ thuật canh tác bền vững phù hợp cho từng vùng sản xuất, cải tiến công nghệ sau thu hoạch và chế biến. Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực tổ hợp tác, hợp tác xã và DN, xây dựng vùng nguyên liệu, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn” - ông Hải nhấn mạnh.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu: Trong thời gian tới, các DN gạo Việt Nam phải có xu hướng công nghệ mới cần áp dụng như, phát triển công nghệ 4.0, sản xuất bền vững SRP (Sustainable Rice Platform); truy xuất nguồn gốc và công nghệ Big Data… để nâng cao chất lượng gạo, tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của Việt Nam.
Hoàng Tỷ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trần Thanh Hải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024

Tối 18/4, Hội chợ xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể, hợp tác năm 2024 được khai mạc tại phố đi bộ Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội.
Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Xuất khẩu quả chuối: Những tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc

Chuối của Việt Nam vượt Philippines tại Trung Quốc; chuối tươi Việt Nam phủ sóng 100% kệ hàng siêu thị AEON Hồng Kông (Trung Quốc),...
Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Tăng 5%, giá cà phê Robusta lập đỉnh cao nhất mọi thời đại

Giá cà phê xuất khẩu tiếp tục tăng ,tăng 5% trong phiên hôm qua, dù tồn kho trên sàn tăng. Robusta lại phá kỷ lục, trong khi Arabica lên mức cao nhất hơn 2 năm.
Kỳ cuối:

Kỳ cuối: 'Rút ngắn' khoảng cách thương mại xuyên biên giới

Để hiện thực hoá giấc mơ đưa hàng Việt xuyên biên giới cần bản lĩnh "dám mơ lớn" của chính doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước và Chính phủ.
Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 (Hanoi Great Souvenirs 2024) sẽ được diễn ra từ 25/4 đến ngày 28/4.

Tin cùng chuyên mục

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Bài 3: Xây dựng thương hiệu: Kinh nghiệm của các nước và bài học cho Việt Nam

Cà phê Colombia, THAI’S RICE;… là những thương hiệu được nhiều người tiêu dùng trên thế giới biến đến. Kinh nghiệm của các nước cũng là bài học cho Việt Nam.
Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Nhập khẩu than các loại từ Nga tăng 146,6% về lượng

Quý I/2024, nhập khẩu than các loại từ Nga đạt hơn 1,4 triệu tấn với kim ngạch hơn 285,8 triệu USD, tăng 146,6% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kỳ.
Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Longform | Doanh nghiệp miền núi livestream bán hàng 30 phút chốt hàng nghìn đơn, thu về nửa tỷ đồng

Nhờ tận dụng bán hàng đa nền tảng, có doanh nghiệp vùng Trung du và miền núi phía Bắc đã thu về hơn 500 triệu chỉ trong 30 phút livestream.
Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Mở rộng thị trường, doanh nghiệp hái quả ngọt

Liên tục tìm cách đa dạng hóa thị trường và khách hàng, linh hoạt thích ứng, nhiều doanh nghiệp đã hái quả ngọt khi có đủ đơn hàng cho cả năm 2024.
Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Những nhóm hàng nào được các tập đoàn thu mua quốc tế săn lùng tại Viet Nam International Sourcing 2024?

Tại sự kiện Viet Nam International sourcing 2024 nhà mua hàng quốc tế tìm kiếm các mặt hàng có xuất xứ Việt Nam như quần áo thời trang, giày dép, đồ nội thất...
Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Nỗ lực để Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê không gây mất rừng

Sự nỗ lực của các bên sẽ đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong về sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu Quy định chống phá rừng của EU (EUDR).
Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

Xuất khẩu rau quả sang Hàn Quốc, Thái Lan tăng đột biến

3 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng cao. Đáng chú ý, thị trường Hàn Quốc, Thái Lan có mức tăng đột biến.
Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt

Tại nhiều vùng trồng thanh long ở Tiền Giang, Long An, Bình Thuận giá thanh long đang dao động quanh mức 30.000 - 40.000 đồng/kg, tăng 10.000 - 15.000 đồng/kg.
Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Kỳ 3: Hành trình đưa sản phẩm Việt ra thế giới

Từ doanh thu tăng trưởng vượt mong đợi, doanh nghiệp cho rằng, sàn thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng trong hành trình đưa sản phẩm Việt ra quốc tế.
Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Canada rà soát giá trị thông thường ghế bọc đệm Việt Nam trong vụ điều tra chống bán phá giá

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada đang tiến hành rà soát giá trị thông thường trong vụ điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm Việt Nam.
Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê xuất khẩu tăng mạnh, cà phê Robusta chính thức vượt ngưỡng 4.000 USD/tấn

Giá cà phê toàn cầu tăng mạnh, Robusta chính thức vượt mốc 4.000 USD/tấn.Những lo ngại về vụ mùa cà phê ở Brazil và Việt Nam thúc đẩy hoạt động mua của các quỹ
Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Bài 2: Xây dựng thương hiệu: Nút thắt do đâu?

Xây dựng thương hiệu nông sản có 3 cấp độ gồm: doanh nghiệp; ngành hàng/địa phương; quốc gia. Tuy nhiên, ở cả 3 cấp độ này đều đang rất vướng.
Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Doanh nghiệp xuất khẩu “nín thở” theo dõi tình hình đơn hàng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam đang hồi hộp theo dõi diễn biến các xung đột cũng như những tác động sau đó để tìm giải pháp ứng phó.
Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu lúa mì nhiều nhất từ thị trường nào?

Quý I/2024, Việt Nam nhập khẩu 1,51 triệu tấn lúa mì. Brazil là thị trường nhập khẩu lớn nhất chiếm 42,7% về lượng và 38,6% kim ngạch nhập khẩu lúa mì cả nước.
Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Bài 1: Khoảng lặng của hạt gạo Việt

Dù Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu nằm trong Top 3 về sản lượng, nhưng tên tuổi hay sự nhận diện thương hiệu gạo Việt vẫn còn khá mờ nhạt.
Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Dệt may Việt Nam dần lấy lại sức cạnh tranh

Hàng dệt may Việt Nam bớt dần áp lực khi những quốc gia cạnh tranh xuất khẩu mặt hàng này gần như đã hết dư địa để tiếp tục giảm giá nội tệ.
Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Vì sao Tim Cook coi Việt Nam là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Apple?

Chuyến thăm gần đây của Giám đốc điều hành Tim Cook ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng của Apple.
Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Doanh nghiệp gặp nhiều thách thức khi hướng tới logistics xanh

Logistics xanh vẫn đang là một khái niệm tương đối mới đối với Việt Nam và doanh nghiệp trong nước đang đối mặt với nhiều thách thức khi hướng đến mục tiêu này.
Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Lo ngại hạn hán làm giảm sản lượng tại Việt Nam, giá cà phê Robusta lên đỉnh cao mới

Giá cà phê xuất khẩu Robusta và Arabica đang diễn biến theo chiều hướng liên tục 'leo thang', giá tuần sau 'xô đổ' kỷ lục của tuần trước.
Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Người tiêu dùng ưa chuộng, xuất khẩu cá tra sang Canada tăng vọt

Tính đến ngày 15/3/2024, Canada đã nhập khẩu hơn 8 triệu USD cá tra từ Việt Nam, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2023.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động