Báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022: Doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến chuyển đổi số Quảng Ninh: Nhiều giải pháp chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại |
Xu hướng tất yếu của doanh nghiệp
Chiều 20/2, tại Hà Nội, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo Kinh nghiệm quốc tế về chuyển đổi số và công nghệ 4.0 cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Sự kiện nằm trong khuôn khổ chương trình “Industry 4.0” thuộc dự án Trung tâm Chuyển đổi số Việt Nam (DTC-VN), do Bộ Hợp tác Kinh tế và Phát triển Liên bang Đức (BMZ) tài trợ.
Chuyển đổi số là cơ hội, đồng thời là thách thức đối với doanh nghiệp |
Hội thảo thu hút sự tham gia của 200 đại biểu là đại diện các bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mục tiêu của dự án này làm nhằm nâng cao nhận thức của doanh nghiệp nhỏ và vừa và các bên liên quan về lợi ích, tác động của chuyển đổ số và công nghiệp 4.0 đối với các nhà sản xuất trong nước, giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản, triển khai thành công các giải pháp công nghệ với chi phí tối ưu.
Phát biểu tại hội thảo, bà Trịnh Thị Hương – Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: Công nghệ 4.0 và chuyển đổi số đang thúc đẩy sự linh hoạt trong sản xuất, giúp doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường. Các doanh nghiệp xem đây là xu thế tất yếu để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh tranh và thực hiện thành công chiến lược xây dựng nền kinh tế số.
Cũng theo bà Trịnh Thị Hương, báo cáo thường niên chuyển đổi số doanh nghiệp năm 2022 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố cho thấy, vấn đề chuyển đổi số trong doanh nghiệp thời gian qua đã đạt được kết qủa tích cực. Nhận thức về chuyển đổi số của doanh nghiệp được nâng lên nhiều, nhiều doanh nghiệp đã quan tâm ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số trong doanh nghiệp tương đối tốt với thang điểm 3/5 điểm.
Song theo bà Trịnh Thị Hương, chuyển đổi số vẫn còn thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi gần 50% doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số, giải pháp số, nhưng đang tạm dừng và không sử dụng tiếp, ngoài ra 2,2% doanh nghiệp có thể làm chủ công nghệ và giải pháp số, nhưng nhiều doanh nghiệp cho biết họ chưa biết chuyển đổi số bắt đầu từ đâu, lộ trình như thế nào để đạt được hiệu quả qủa với doanh nghiệp.
Để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số, thời gian qua Đảng, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, giao Cục Phát triển doanh nghiệp là cơ quan đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức hiệp hội và đối tác cùng triển khai thực hiện.
“Hiện nay, chương trình đã hỗ trợ chuyên sâu cho hơn 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa để cải thiện chiến lược kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất bằng cách áp dụng lộ trình chuyển đổi số, các giải pháp truy xuất nguồn gốc và thương mại điện tử” – bà Trịnh Thị Hương thông tin.
Chuyển đổi số nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp |
Để doanh nghiệp chuyển đổi số thành công
Nói về vai trò của chuyển đổi số và áp dụng công nghệ 4.0 đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ông Wolfgang Wiegel – Chuyên gia cố vấn GIZ cho rằng: Không chỉ có ý nghia trong quá trình sản xuất kinh doanh, chuyển đổi số và áp dụng 4.0 còn đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, làm tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Đặc biệt, theo các chuyên gia tại hội thảo, chuyển đổi số và công nghiệp 4.0 không còn là viễn cảnh xa vời mà đang là xu thế tất yếu. Để trở thành doanh nghiệp chuyển đổi số, tận dụng được các cơ hội chưa từng có của cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới sáng tạo, sẵn sàng tâm thế hành động, đột phá và chủ động xây dựng chiến lược để bứt phá trong kinh doanh.
Tuy nhiên, theo bà Trịnh Thị Hương chuyển đổi số và áp dụng công nghệ 4.0 trong cộng đồng doanh nghiệp sẽ khó có thành công nếu như chỉ trông chờ vào các chính sách của cơ quan chức năng hay sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp.
Ví dụ, trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ khó đạt được thành công nếu chỉ trông chờ vào sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp mà không có sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Theo đó, các chính sách của Chính phủ, bộ ngành sẽ thể hiện thông qua ứng dụng công nghệ đối với vùng trồng quốc gia hay những chính sách liên quan liên quan đến vĩ mô cho ngành nông nghiệp.
Chia sẻ về tình hình chuyển đổi số, công nghiệp 4.0 tại một số quốc gia trên thế giới, ông Wilfgang Wiegel – Chuyên gia cố vấn GIZ đã đưa ra những gợi ý cấp độ chuyển đổi số cho công ty và 6 yếu tố quan trọng để chuyển đổi số tiến tới công nghiệp 4.0, bao gồm: Chiến lược và đổi mới; hành trình quyết định của khách hàng; Tự động hoá quá trình robotic; Tổ chức; Công nghệ; Dữ liệu lớn và phân tích.
Ông Tarek Hassan - Quản lý dự án Trung tâm Chuyển đổi số Việt Nam - Tổ chức Hợp tác Phát triển Đức GIZ cho biết: Chuyển đổi số đang mang đến cơ hội tốt cho doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, nhưng những thách thức là không nhỏ. Vì thế, trong khuôn khổ dự án Trung tâm Chuyển đổi số - DTC-VN do Chính phủ Đức hỗ trợ tại Việt Nam, chúng tôi đã xây dựng phần công nghiệp 4.0 nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển đổi kép của doanh nghiệp. Cụ thể là chuyển đổi số song song với phát triển bền vững, được thiết kết với 3 trụ cột hướng tới doanh nghiệp, bao gồm: Tăng cường nhận thức; tăng cường năng lực; nâng cao năng lực hệ sinh thái.
“Tôi tin rằng, với những nỗ lực đó, chúng tôi sẽ giúp doanh nghiệp trở nên cạnh tranh hơn, phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong kỷ nguyên số hoá, góp phần xây dựng tương lai bền vững cho Việt Nam” – ông Tarek Hassan thông tin.