Công dụng tuyệt vời từ cây Tía tô nên tham khảo
Sức khỏe 01/12/2022 08:41 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quả cà tím không gây đau xương khớp, thậm chí còn nhiều tác dụng tuyệt vời |
Tác dụng của cây tía tô
Tía tô cũng là loại cây có giá trị dinh dưỡng khá cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe... Đặc biệt từ thân lá, cành đến hạt của tía tô đều có thể sử dụng làm thuốc.
![]() |
Những công dụng tuyệt vời từ cây tía tô |
Theo nghiên cứu y học hiện đại, nước sắc của cành và lá tía tô có tác dụng ức chế đối với trực khuẩn ruột kết, trực khuẩn lị, tụ cầu khuẩn; một số nấm gây bệnh ngoài da; tăng cường nhu động dạ dày, ruột; làm giảm sự phân tiết dịch nhầy trong phế quản, hoãn giải sự co thắt phế quản, do đó có tác dụng giảm ho, trừ đờm và cắt cơn hen suyễn; có tác dụng giải nhiệt, trấn tĩnh và làm tăng đường huyết; chống đông máu, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, giảm độ đặc và độ dính của máu...
Trong y học cổ truyền, tía tô có vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế nên có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau… Có thể sử dụng toàn cây làm thuốc, dưới dạng dùng tươi, thuốc sắc, tinh dầu hoặc dạng bột mịn.
PGS.TS. Trần Công Khánh - Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền - cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn. Chính vì vậy, tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, thuộc nhóm phát tán phong hàn, chữa bệnh bằng cách cho ra mồ hôi, giải cảm, khỏi sốt. Khi cộng với hành (một thứ gia vị cũng kích thích tăng tiết dịch vị) thì cháo hành tía tô có tác dụng giải cảm cho những người bị cảm.
Ngoài ra, lá tía tô non khi vò ra đem sát vào các mụn cơm vài lần thì mụn cơm sẽ bay mất. Khi các mụn cơm chính bay, mụn cơm nhỏ cũng sẽ tự mất đi.
Cách chế biến các bài thuốc từ cây tía tô
Để chế biến tía tô có rất nhiều cách, nhưng đơn giản nhất vẫn là rửa sạch rồi ăn như các loại rau sống khác hoặc đun cùng nước uống. Nước tía tô tươi có vị dễ uống, thanh mát, chứa nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như:
Hỗ trợ giải cảm lạnh: Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.
Chăm sóc làn da từ bên trong: Với các thành phần kháng khuẩn giúp chống viêm khá tốt, tía tô mang đặc tính hỗ trợ giảm sưng tấy. Nhiều chị em phụ nữ sử dụng nước lá tía tô tươi để giúp giảm mụn bọc… Uống nước lá tía tô sẽ kích thích bài tiết qua tuyến mồ hôi, từ đó tăng cường bài tiết các chất độc có hại cho cơ thể nói chung và làn da nói riêng.
Hỗ trợ cho người bị bệnh gout: Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.
PGS.TS. Trần Công Khánh cũng chia sẻ một số bài thuốc từ tía tô: Chữa mẩn ngứa, làm đẹp da: Vò lát lá tía tô vào nước tắm, bã lá tía tô có thể đắp vào vùng da bị ngứa.
Chữa cảm ho: lá tía tô tươi 150g, 3 củ hành tươi thái nhỏ cho vào cháo nóng, ăn lúc còn nóng.
Chữa cảm lạnh: một nắm lá tía tô nấu với nước uống hoặc dùng lá tía tô với kinh giới, hương nhu, lá xả, lá tre nấu với nước để xông.
Chữa cảm sốt, nhức đầu, ngạt mũi: Hạt tía tô 120g, vỏ quít 8g, cam thảo nam 10g, gừng tươi 3 lát sắc với nước uống nóng 1 lần 1 ngày.
Chữa đau bụng, đầy chướng: Giã lá tía tô lấy một bát nước, hòa một chút muối cho uống một lần.
Một số lưu ý khi sử dụng nước lá tía tô tươi: Nước lá tía tô tươi nên sử dụng trong 24 giờ để đảm bảo chất lượng, mùi vị. Không nên đun sôi nước tía tô tươi quá 15 phút. Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi. Từ đó làm giảm hiệu quả đối với người sử dụng. Người bị cảm nóng không nên sử dụng nước lá tía tô. Uống quá nhiều nước tía tô trong một thời gian dài có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Tết Quý Mão 2023: Số ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng đột biến

Các món truyền thống dịp Tết Nguyên đán: Ăn thế nào cho an toàn?

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dịp Tết Nguyên đán đúng cách, an toàn

Nguyên nhân bệnh tim mạch gia tăng trong ngày Tết và cách phòng tránh

Người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý chế độ ăn trong ngày Tết như thế nào?
Tin cùng chuyên mục

Cách đăng ký trực tuyến bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng dịch vụ công

Những cách giải rượu bia thần tốc hiệu quả

Xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm “thổi phồng” công dụng như thuốc chữa bệnh

Bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường: Cần chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao?

Bắt đầu kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13 cho hoạt động trở lại

Công ty Cổ phần y học Rạng Đông sản xuất, lưu hành dược chất trong chẩn đoán ung thư trái quy định

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, không để dịch chồng dịch trong dịp Tết

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn đồ nếp bao nhiều thì đủ?

Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Chợ Rẫy ký kết hợp tác quản lý kháng sinh

Bộ Y tế gửi công điện khẩn: Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch Covid-19

Thẩm mỹ viện Mailisa và 2 cơ sở bị đình chỉ hoạt động 18 tháng

Hoa dâm bụt giúp hạ huyết áp, trị chân đau nhức, tê mỏi

Thêm 3 công ty dược vừa bị xử phạt hàng trăm triệu đồng

Từ tháng 1/2023, điều chỉnh tăng phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế

Từ 15/2/2023, hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi ốm đau như thế nào?

Công dụng kỳ diệu của củ gừng, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường

1.500 người dân tỉnh Quảng Ngãi được các bác sĩ Hàn Quốc chăm sóc y tế miễn phí

Quảng Nam xin không tiếp nhận gần 74.000 liều vắc xin AstraZeneca
