Quả cà tím không gây đau xương khớp, thậm chí còn nhiều tác dụng tuyệt vời
Sức khỏe 30/11/2022 10:02 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam nằm trong nhóm có tỷ lệ mắc bệnh cơ xương khớp cao nhất thế giới |
Những lợi ích tuyệt vời của quả cà tím
Cà tím tên khoa học là solanum melongena, có nguồn gốc ở Ấn Độ. Phân tích dinh dưỡng trong thành phần của quả cà tím có: 92% nước, 5,5% glucid, 1,3% protid, 0,2% lipid. Các khoáng chất (tính theo mg/100g) gồm: Kali 220, phốt pho 15, magiê 12, calcium 10, lưu huỳnh 15, clor 15, sắt 0,5, mangan 0,2, kẽm 0,2, đồng 0,1, iod 0,002. Các vitamin B1, B12.
![]() |
Quả cà tím không gây đau xương khớp, thậm chí còn nhiều tác dụng tuyệt vời |
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Trần Như Thủy - Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, cơ sở 3: Nhờ nguồn axit folic (vitamin B9) và sắt vi lượng dồi dào, cà tím giúp hỗ trợ quá trình tạo hồng cầu và ngăn ngừa thiếu máu, tốt cho thai phụ.
Trong cà tím còn có kali giúp ổn định nhịp tim, flavonoid giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, magiê, canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm cảm giác bồn chồn, lo lắng, cải thiện tình trạng giấc ngủ, làm đẹp da ngăn ngừa tàn nhang. Lớp vỏ màu tím có chứa nhiều vitamin B, C và lượng lớn anthocyanidin.
Đáng lưu ý, cà tím chứa chất xơ có lợi cho mức cholesterol. Kết quả của một nghiên cứu năm 2014 trên loài gặm nhấm chỉ ra, axit chlorogenic - một chất chống ôxy hóa chính trong cà tím có thể làm giảm mức độ lipoprotein mật độ thấp hoặc cholesterol “xấu” và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu.
Ngoài ra, cà tím chứa lượng chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa; tốt cho mắt, vì trong cà tím chứa anthrocyanin - một hợp chất hòa tan, tốt cho hệ thần kinh trung ương, vì vậy dự phòng đục thủy tinh thể và mắt nhìn rõ, khỏe hơn.
Bài thuốc hiệu quả cho bệnh nhân xương khớp
Lâu nay nhiều người có suy nghĩ ăn cà sẽ bị đau xương khớp. Tuy nhiên đó là các loại cà pháo, cà muối để lên men. Còn với cà tím thì ngược lại, theo đông y, cà tím có vị ngọt, tính hàn, thường được dùng trong các bài thuốc dân gian hỗ trợ chữa các bệnh như viêm khớp, phong thấp.
Trong cà tím có canxi là thành phần quan trọng giúp hệ cơ xương khớp chắc khỏe. Khi cơ thể có đủ canxi sẽ giảm nguy cơ mắc chứng loãng xương và đau nhức xương khớp. Vitamin C giúp tăng đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa các triệu chứng viêm, bao gồm cả viêm khớp.
Nhờ có chứa các hợp chất phenolic - chất tạo nên màu tím đặc trưng ở lớp vỏ quả cà, chúng có tác dụng duy trì mật độ khoáng chất trong xương và giúp xương chắc khỏe. Vì thế ăn cà tím cũng là cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả mà bạn cần phải biết.
Lời khuyên khi sử dụng quả cà tím
Trong cà tím có chứa một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư nhưng cũng có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê. Vì thế khi ăn quá nhiều cà tím có thể gây độc. Solanine lại hòa tan trong nước không đáng kể nên khi đun sôi vẫn không thể được phá hủy được chất này.
Để giảm chất này, khi chế biến nên cho thêm chút giấm sẽ thúc đẩy sự phân hủy của solanine. Uống nước ép cà tím rất dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín.
Trong cà tím còn chứa một lượng nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g. Để tránh độc, chỉ nên ăn cà tím 2-3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 100 – 200g bằng cách nấu các món ăn đơn giản để ăn cùng cơm.
Bên cạnh đó, không đun ở nhiệt độ quá cao. Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
Theo các chuyên gia Đông y, người mắc bệnh dạ dày cần lưu ý khi ăn cà tím bởi cà tím có tính hàn, ăn nhiều dễ làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu. Bên cạnh đó, những người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều và thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy…
Người bị hen suyễn, mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao - loại axit có trong thực vật mà nếu ăn quá nhiều dễ gây sỏi thận.
Để loại bỏ bớt độc tố nên ngâm cà tím với một ít dấm hoặc muối trước khi chế biến hoặc dùng chanh, và nên ăn kèm đa dạng các món khác để làm giảm hoạt tính của các chất này. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Tin mới nhất

Cục Y tế dự phòng phản hồi về việc TP. Hồ Chí Minh đề xuất nuôi cấy virus SARS-CoV-2

Quy trình, thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới nhất như thế nào?

Những nguy hiểm do stress gây ra với người mắc bệnh tiểu đường?

Từ vụ bé 4 tuổi bị bỏng bàn tay: Sử dụng bóng bay bơm khí hydro như thế nào để an toàn?

Những bệnh dễ nhiễm khi thời tiết chuyển nồm và cách phòng tránh
Tin cùng chuyên mục

Tác dụng của rau diếp cá với người mắc bệnh phổi

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được thịt bò hay không?

Tết Quý Mão 2023: Số ca cấp cứu do tai nạn pháo nổ tăng đột biến

Các món truyền thống dịp Tết Nguyên đán: Ăn thế nào cho an toàn?

Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh dịp Tết Nguyên đán đúng cách, an toàn

Nguyên nhân bệnh tim mạch gia tăng trong ngày Tết và cách phòng tránh

Người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý chế độ ăn trong ngày Tết như thế nào?

Cách đăng ký trực tuyến bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng dịch vụ công

Những cách giải rượu bia thần tốc hiệu quả

Xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo sản phẩm “thổi phồng” công dụng như thuốc chữa bệnh

Bệnh cường giáp nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường: Cần chế độ ăn uống, sinh hoạt ra sao?

Bắt đầu kích hoạt Bệnh viện dã chiến số 13 cho hoạt động trở lại

Công ty Cổ phần y học Rạng Đông sản xuất, lưu hành dược chất trong chẩn đoán ung thư trái quy định

Tăng cường phòng chống dịch bệnh, không để dịch chồng dịch trong dịp Tết

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn đồ nếp bao nhiều thì đủ?

Pfizer Việt Nam và Bệnh viện Chợ Rẫy ký kết hợp tác quản lý kháng sinh

Bộ Y tế gửi công điện khẩn: Giám sát chặt người nhập cảnh từ khu vực đang bùng phát dịch Covid-19

Thẩm mỹ viện Mailisa và 2 cơ sở bị đình chỉ hoạt động 18 tháng
