Hàng loạt cổ phiếu tăng trần, VN-Index lấy lại mốc 1.280 điểm Khối ngoại đảo chiều mua ròng, VN-index tăng nhẹ 0,83 điểm Áp lực bán gia tăng, VN-Index quay đầu giảm |
Kết phiên giao dịch ngày 10/6, VN-Index tăng hơn 3 điểm (tương đương 0,24 %) lên 1.290,67 điểm, chính thức vượt mốc 1.290 điểm. Toàn sàn HOSE có 243 mã tăng và 193 mã giảm, 64 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch đạt 858,65 triệu đơn vị, giá trị 21.617,83 tỷ đồng, tăng hơn 23% về khối lượng và 21,1% về giá trị so với phiên cuối tuần trước ngày 7/6. Giao dịch thỏa thuận đóng góp 79,68 triệu đơn vị, giá trị 2.160 tỷ đồng.
Cổ phiếu vận tải biển khởi sắc, VN-Index ượt mốc 1.290 điểm |
Nhóm VN30 đóng cửa cũng tăng hơn 3 điểm với 11 mã tăng và 15 mã giảm. Trong đó, GVR vẫn tăng tốt nhất là 3,4% và cũng là mã hỗ trợ nhiều nhất khi đóng góp hơn 1,2 điểm cho chỉ số chung; tiếp theo là CTG đóng góp hơn 0,9 điểm, đóng cửa tăng 2,1% lên mức 33.500 đồng/CP, đây là điểm sáng của dòng bank và là động lực chính giúp nhóm cổ phiếu này thoát sự điều chỉnh do mã lớn như VCB, TCB, BID giảm.
Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 25 nghìn tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền tập trung vào nhóm ngân hàng với gần 3,8 nghìn tỷ đồng. Theo sau là nhóm bất động sản 2,7 nghìn tỷ đồng. Đồ uống và thuốc lá đứng thứ 3 với 2,2 nghìn tỷ đồng. Đặc biệt tiếp theo đó là vận tải với 2,1 nghìn tỷ đồng.
Nhóm vận tải kho bãi tiếp đà khởi sắc khi có đến 18 mã kết phiên trong sắc tím gồm HAH, VOS, VTO, DXP, GSP, SGP, CAG, VNL, TCO, VLG, VNA, QNP, MAC, PLO, MVN, DSV, CCP, SHC. Hàng loạt cổ phiếu vận tải biển Việt Nam tăng vọt. Theo đó, GMD tăng 4,2% và PVT tăng 5,56% lọt nhóm 10 cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index (như đã đề cập ở trên); cùng với đó, VSC tăng 4,41%, PVP tăng 3,87% và hàng loạt cổ phiếu tăng kịch trần như HAH, VOS, VTO, GSP.
Phiên hôm nay, cổ phiếu chăn nuôi cũng khởi sắc với việc giá thịt lợn tăng cao. DBC tăng tiếp 1,84% lên 36.000 đồng/cổ phiếu, thị giá tăng hơn 17% chỉ trong 1 tháng qua trước thông tin DBC chuẩn bị phát hành 81 triệu cổ phiếu riêng lẻ cùng 12 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động và huy động dự kiến 1.330 tỷ đồng để đầu tư dự án nhà máy ép và tinh luyện dầu đậu nành.
Cùng đó, các cổ phiếu các ngành tôn mạ, thuỷ sản hay cao su cũng tăng mạnh trong phiên 10/6. Cụ thể, HSG và NKG của ngành tôn mạ tăng lần lượt 2,13% và 3,11%; VHC, ASM, ANV và IDI của ngành thuỷ sản tăng lần lượt 2,98%, 3,33%, 2,16% và 5,42%; GVR, DRC và DPR tăng lần lượt 3,43%, 2,76% và 6,98% (tăng kịch trần).
Nhóm ngân hàng chứng kiến sự phân hoá khi số mã xanh và đỏ khá cân bằng, tuy nhiên các mã lớn tăng điểm mạnh hơn giúp toàn ngành vẫn nhích 0,1%. Trong đó, CTG, MBB, STB, HDB, TPB đóng góp tổng cộng 1,6 điểm vào thị trường. Trái chiều, VCB dẫn đầu đà giảm của thị trường khi lấy đi 0,7 điểm, ba mã ACB, TCB, BID cũng lấy đi tổng cộng 0,5 điểm.
Toàn sàn HOSE có 243 mã tăng và 193 mã giảm, 64 mã đứng giá |
Cổ phiếu FPT tiếp tục lập đỉnh mới khi tăng 1,41% lên 144.000 đồng/cổ phiếu và đóng góp 0,6 điểm vào thị trường. Đáng nói, từ đầu năm đến nay mới giao dịch 105 phiên, nhưng mã này đã có 28 phiên thiết lập đỉnh mới. Vốn hóa của FPT cũng lập kỷ lục mới ở mức 182.875 tỷ đồng, cao hơn 50% so với đầu năm 2024. Đà bứt phá đưa FPT leo lên vị trí thứ 5 trong danh sách các công ty niêm yết lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tổng giá trị khớp lệnh trong phiên hôm nay ở mức 24.953 tỷ đồng, tăng 20% so với hôm qua, trong đó, giá trị khớp lệnh trên sàn HoSE đạt 21.617 tỷ đồng. Tại nhóm VN30, thanh khoản đạt 8.153 tỷ đồng.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ 3 liên tiếp với giá trị 1.105 tỷ đồng phiên hôm nay, trong đó khối này giải ngân 1.270 tỷ đồng và bán ra 2.375 tỷ đồng.