Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?

Nhiều ý kiến của chuyên gia, đại diện hiệp hội, doanh nghiệp cho rằng cần tạm hoãn sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong ít nhất 2 năm tới.
Bộ Tài chính muốn đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt, doanh nghiệp xin hoãn 18 tháng Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia, doanh nghiệp nói gì?

Doanh nghiệp khó khăn, sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm này không phù hợp

Ngày 15/3, tại TP. Đà Nẵng, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức hội thảo: “Ngành đồ uống đóng góp ý kiến về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)”.

Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?
Các chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp góp ý về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)

PGS.TS Nguyễn Văn Việt - Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) cho biết, ngày 21/2/2023, Bộ Tài chính đã có văn bản gửi lấy ý kiến về việc lập đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Một số nội dung chính đáng lưu ý đối với ngành đồ uống gồm: Bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt; và tiếp tục điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia.

Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?
Theo TS. Võ Trí Thành, hiện tại không nên có những xáo trộn về thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có thì phải xem xét thận trọng và triển khai từ năm 2026

Tại hội thảo, rất nhiều ý kiến của chuyên gia, đại diện hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cho rằng hiện chưa phải thời điểm để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Theo TS. Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và Cạnh tranh, phải xem xét đến thời điểm sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại có phù hợp hay không? Và trình tự, lộ trình thực hiện việc sửa đổi Luật. “Trước mắt, chúng ta chưa nên có những xáo trộn nhiều về thuế tiêu thụ đặc biệt, vẫn nên giữ như vậy. Giai đoạn chuyển tiếp có thể bắt đầu làm thí điểm, ở mức độ cẩn trọng và phải từ năm 2026 trở đi”, ông Thành nói.

Còn theo luật sư Nguyễn Thị Quỳnh Anh - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, cần có sự cẩn trọng trong việc sửa đổi thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc tăng thuế là cần thiết nhưng phải có lộ trình và xem xét kĩ mặt hàng tăng thuế. “Việc tăng thuế cần có lộ trình. Ở thời điểm hiện tại chưa nên tăng thuế”, luật sư Quỳnh Anh nêu quan điểm.

Ông Đỗ Thái Vương – Trưởng tiểu ban nước giải khát, Hiệp hội VBA khuyến nghị: Chính phủ không nên sửa đổi Thuế tiêu thụ đặc biệt vào lúc này. Theo ông Vương, doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành nước giải khát đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức hậu Covid-19 khi giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí logistics tăng; lạm phát.… “Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp thực sự cần một môi trường chính sách ổn định, đặc biệt là thuế, phí để có thể quay lại mức tăng trưởng như trước đại dịch, từ đó, thực hiện một cách bền vững hơn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước”, ông Vương bày tỏ.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng cho rằng, đây chưa phải là thời điểm phù hợp để tăng thuế tiêu thụ đặc biệt. Ông Phúc cho biết, áp lực chi phí nguyên vật liệu đã vượt qua khả năng gánh chịu của doanh nghiệp. Hiện giá bán rượu bia đang tăng trên 10%, cao hơn tỷ lệ tăng lạm phát (4%) và cao hơn cả thu nhập bình quân đầu người (9,5%). Ông Phúc kiến nghị cần tạm hoãn tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và về lâu dài, cần xem xét lại phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt.

Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?
Ông Nguyễn Thanh Phúc - Tổng giám đốc Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng kiến nghị chưa tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và loại bỏ mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Đề nghị loại bỏ mặt hàng đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Một vấn đề được đề cập nhiều tại hội thảo đó là việc Bộ Tài chính đề xuất bổ sung đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Chris Vanloon - Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) tại Đà Nẵng cho biết: AmCham bày tỏ quan ngại về đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn để kiểm soát béo phì và các bệnh lý không lây nhiễm.

Theo đại diện AmCham, đề xuất này chưa có căn cứ khoa học, và việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm này sẽ tác động tiêu cực đến đời sống của các gia đình và sức khỏe của người dân. Bên cạnh đó, nếu đề xuất này được thông qua, cả ngành đồ uống và thực phẩm vốn đang chật vật phục hồi sau đại dịch phải đối mặt thêm gánh nặng tài chính.

“AmCham kính đề nghị Bộ Tài chính loại bỏ đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn ra khỏi dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Đồng thời cần cân nhắc các tác động tiềm ẩn của đề xuất đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng so với hiệu quả của nó, dựa trên các bằng chứng khoa học xác đáng và nguyên tắc quản lý rủi ro để tránh những hậu quả không mong muốn cho cộng đồng và xã hội”, ông Chris Vanloon khuyến nghị.

Có nên sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này?
Nhiều ý kiến của chuyên gia, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cho rằng đề xuất sửa đổi và tăng thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời gian này là chưa phù hợp. Ảnh: Sản xuất bia tại Nhà máy bia Heineken Việt Nam - Đà Nẵng

Đại diện Tiểu ban nước giải khát cho rằng, hiện nay, chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì, đặc biệt là trong bối cảnh có rất nhiều loại thực phẩm có chứa đường và hàm lượng calo cao tồn tại trên thị trường. Cho đến nay, thực tiễn tại các quốc gia áp dụng chính sách thuế tương tự cũng chưa cho thấy hiệu quả.

Theo ông Đỗ Thái Vương, chính sách này sẽ ảnh hưởng nặng nề đối với ngành nước giải khát và gây ra những hệ lụy không mong muốn đối với các ngành kinh tế khác có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì,… cũng như cả nền kinh tế. “Chúng tôi rất mong Chính phủ và Quốc hội sẽ xem xét một cách kỹ lưỡng đề xuất này dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để đảm bảo tính công bằng, vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp”, đại diện Tiểu ban nước giải khát kiến nghị.

Tương tự, đại diện Heineken Việt Nam cũng cho rằng đề xuất áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường, thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn là không hợp lý. “Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào kết luận thức uống đại mạch là có hại cho sức khỏe. Chúng tôi rất quan ngại về chính sách này sẽ mâu thuẫn với chủ trương của Chính phủ là khuyến khích sản xuất, phát triển các giải pháp tiên tiến nhằm tạo ra các sản phẩm không cồn, nhằm góp phần giảm thiểu tác hại của đồ uống có cồn”, ông Phúc nói.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Tài chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Từ 21/04/2025 đến hết ngày 05/10/2025, Techcombank triển khai chương trình ưu đãi lớn nhất từ trước đến nay “Sinh lời trúng lớn - Lời đầy túi, quà đầy tay'.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu tăng cường xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên mọi nền tảng truyền thông, mạng xã hội.
Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Trên một số nền tảng internet, sản phẩm ISUNA đang quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật, có dấu hiệu lừa dối người dùng.
Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Vụ sữa bột giả 500 tỷ đồng không chỉ cảnh báo về an toàn thực phẩm mà còn phơi bày việc lợi dụng hình ảnh bác sĩ để bán hàng và đánh lừa người tiêu dùng.
Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật  về bảo vệ người tiêu dùng

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả hoàn toàn có thể bị xử lý theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Phiên chợ Xanh - Tử tế dành tặng hơn 1.000 phần quà cho người tiêu dùng mua sắm, check in và tham gia kênh Zalo, khuyến khích tiêu dùng hàng Việt tại sự kiện.
Sở Công Thương Hà Nội: Không thể

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Vụ sữa giả, theo quy định của pháp luật thì Sở Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, hậu kiểm đối với 2 doanh nghiệp này.
Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé qua 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam đã tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Ngày 18/4, Đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 3 của TP. Hà Nội tiến hành kiểm tra đột xuất một số đơn vị trên địa bàn huyện Thanh Trì.
Khóa cửa kỹ thuật số:

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Một số sản phẩm khóa cửa kỹ thuật số thông minh nhưng lại có thể trở thành “cạm bẫy” chết người nếu cháy nổ xảy ra và người dùng không thể mở cửa thoát hiểm.
Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trên thực tế, có trường hợp doanh nghiệp sản xuất hàng giả, kém chất lượng vẫn có đầy đủ chứng nhận ISO khiến dư luận không khỏi thắc mắc.
Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Fanpage “Sữa Bột Tốt” không được cơ quan nào cấp phép làm cơ quan kiểm nghiệm, cũng không phải là đơn vị tư vấn độc lập.
Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer được vinh danh tại lễ tôn vinh 50 doanh nghiệp – đơn vị tiêu biểu có thương hiệu và sản phẩm chủ lực của Thành phố Hồ Chí Minh
Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi cung cấp thông tin sai lệch từ KOLs, bảo vệ người tiêu dùng và kỷ cương thị trường.
Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Chương trình "Thu cũ đổi mới" do Thành đoàn Vũng Tàu phối hợp với Siêu thị Co.opmart Vũng Tàu triển khai nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng của người dân.
Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Theo các chuyên gia, để nâng cao vị thế sản phẩm trong nước và trên trường quốc tế, ngành yến sào cần xây dựng thương hiệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Bán hàng đa cấp ghi nhận gần 700 đơn phản ánh, khiếu nại. Nhiều mô hình biến tướng, trá hình vẫn len lỏi dưới vỏ bọc đầu tư tài chính.
Tủ lạnh mini Funiki: Giải pháp tối ưu cho homestay và khách sạn mini

Tủ lạnh mini Funiki: Giải pháp tối ưu cho homestay và khách sạn mini

Với mức giá từ 2 triệu đồng, tủ lạnh Funiki được nhiều chủ cơ sở lưu trú tin dùng nhờ tiết kiệm chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới

Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát mới

Quý I/2025, Điện máy Gia dụng Hòa Phát ra mắt bộ sưu tập máy làm mát không khí mới với nhiều cải tiến vượt trội về hiệu suất, độ bền với đa dạng mẫu mã.
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025
Vàng bạc Phú Quý ra mắt sản phẩm bạc thỏi Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Vàng bạc Phú Quý ra mắt sản phẩm bạc thỏi Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Tập đoàn Vàng bạc đá quý Phú Quý ra mắt sản phẩm bạc thỏi "50 năm Thống nhất đất nước" nhân dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng 30/4, mang giá trị lịch sử và lòng tr
Cascara - Trà tái sinh từ phần bí ẩn nhất của cà phê

Cascara - Trà tái sinh từ phần bí ẩn nhất của cà phê

Trà cascara – cái tên nghe lạ tai nhưng lại khiến dân mê healthy và gu lạ đổ rầm rầm. Một cuộc “chuyển kiếp” ngoạn mục, từ thứ bị vứt bỏ thành trà gây nghiện.
VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

VietinBank dành 60.000 tỷ đồng ưu đãi lãi suất, tiếp sức doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Cam kết đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu, VietinBank triển khai chương trình tín dụng lãi suất vàng có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng.
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Shopee thông báo giảm phí PiShip còn 1.650 đồng, quảng bá hỗ trợ nhà bán, nhưng thực tế chi phí khác tăng dạng ‘mồi nhử kiểu bẫy chuột’?
Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Green Future mở dịch vụ cho thuê xe Vinfast tại Đà Nẵng

Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Green Future chính thức cung cấp dịch vụ cho thuê và kinh doanh xe Vinfast đã qua sử dụng tại thành phố Đà Nẵng.
Mobile VerionPhiên bản di động