Cơ hội thưởng thức Dâu tây Mộc Châu đa dạng kích cỡ, giá siêu rẻ

Không còn là mặt hàng xa xỉ, những trái dâu tây Mộc Châu được bán với giá siêu rẻ có mặt trên các tuyến phố Hà Nội và cả những chợ online dù đã vào cuối vụ.
Dâu tây Mộc Châu được mùa, rẻ như chưa từng có, xôn xao khắp chợ mạng Dâu tây Mộc Châu ngập chợ, giá rẻ

Trên một fanpage chuyên kinh doanh thực phẩm sạch “Ta Mộc”, dâu tây là một trong những mặt hàng đang được cửa hàng chào bán trong sáng nay (14/3) nhằm hỗ trợ các nhà vườn Mộc Châu dù đã vào cuối vụ thu hoạch.

Đây là dâu tây tại vườn được canh tác vi sinh. Giá dâu tây size Vip 16 - 18 trái/hộp 500gram giá 190.000 đồng/hộp giảm còn 140.000 đồng/hộp; dâu tây size to 21 - 24 trái/hộp 500 gram giá 180.000 đồng/hộp giảm còn 130.000 đồng/hộp; dâu tây size nhỡ 27 - 30 trái/hộp 500 gram giá 170.000 đồng/hộp giảm xuống còn 120.000 đồng/hộp; dâu tây size bi 50 trái/hộp trở lên giá 150.000 đồng/hộp 500gram giảm còn 100.000 đồng/hộp.

Trên một fanpage chuyên kinh doanh thực phẩm sạch “Ta Mộc”, dâu tây là một trong những mặt hàng đang được cửa hàng chào bán
Chị Nguyễn Ánh Nhật - chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch “Ta Mộc”, đang chào bán dâu tây.

Theo chị Nguyễn Ánh Nhật – chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch “Ta Mộc”, đây là vườn dâu tây được "Ta Mộc" bán được 4 năm nay, qua những thăng trầm vẫn đi cùng nhau. Giúp đỡ nhà vườn chính là giúp chính "Ta Mộc", vì chỉ khi vườn có đầu ra ổn định mới giữ được phương pháp canh tác ban đầu. Chung nhau hỗ trợ tiêu thụ, chia sẻ lợi nhuận, những cam kết của cửa hàng là để những mùa vụ sau "Ta Mộc" có dâu để sạch để cung cấp cho khác hàng. “Cũng chỉ còn một vài chuyến nữa là hết lứa”, chị Nguyễn Ánh Nhật cho biết thêm.

Trước đó, chị Lê Ngọc Yến (người dân tại quận Long Biên, Hà Nội) cũng đăng trên fanpage của mình rủ "mua chung" dâu tây hữu cơ hỗ trợ người trồng dâu tại Mộc Châu với giá 140.000 đồng/kg đóng hộp 500 gram. Sau khi đăng trên fanpage của mình, số lượng dâu tây được chị Yến tiêu thụ cho nhà vườn trồng dâu tại Mộc Châu cũng ngót nghét 100 kg.

Đối với dâu tây canh tác theo phương pháp thông thường, giá còn rẻ hơn nhiều. Trên fanpage có tên “Hoa quả ưu đàm”, ngay đầu giờ sáng nay 14/3, cửa hàng này thông báo những thông tin về khuyến mại giảm giá dâu tây như: Chỉ 33.000 đồng/hộp 500gram dâu tây khi mua 5 - 6 hộp; riêng mua đơn 2 - 3 hộp, giá cũng chỉ 39.000 đồng. Mua càng nhiều giá cảng rẻ. Thậm chí, cửa hàng còn khuyến mại khi khách hàng mua từ từ 2 đến 6 set, sẽ tặng thêm 1 hộp.

Hàng bán gạo cũng bán dâu tây
Cửa hàng gạo tranh thủ bán dâu tây

Không chỉ tại các cửa hàng thực phẩm sạch, trên các con phố Hà Nội, người tiêu dùng những ngày này rất dễ để tìm mua dâu tây Sơn La được bày bán khắp mọi nơi. Chị Thu Trang - chủ cửa hàng bán trái cây tại chợ Kim Liên cho biết, loại dâu tây "size Vip" có giá 120.000 đồng/kg, rẻ bằng một nửa so với năm ngoái. Trong khi đó, thời điểm này năm ngoái, một hộp này giá ít nhất phải hơn 200.000 đồng/kg, thậm chí quả còn nhỏ hơn.

Khảo sát thị trường cho thấy, dâu "size Vip" quả to như rẻ quạt, giá đầu mùa gần 1 triệu đồng/kg thì nay giảm còn 125.000 - 150.000 đồng/kg; dâu size to từ mức giá 450.000 - 500.000 đồng/kg, nay còn 100.000 - 110.000 đồng/kg; dâu bi to giá 200.000 - 250.000 đồng/kg giảm về mức 60.000 - 70.000 đồng/kg.

Có thể thấy, từ mức giá rất cao, có thời điểm lên tới gần 1.000.000 đồng/kg, nhưng nay giá dâu tây nhiều loại xuống thấp, đang được rao bán ở thị trường chỉ vài chục nghìn đồng/kg. Dâu hữu cơ có giá cao hơn, nhưng đầu ra cũng không dễ. Nguyên nhân là do diện tích dâu tây tăng mạnh trong thời gian qua.

Theo nhà vườn trồng dâu tây tại Mộc Châu, giá dâu tây rẻ như vậy là do cung tăng mạnh. Ước tính năm nay, diện tích dâu tây ở địa phương tăng gấp 3 - 4 lần. “Chúng tôi dự kiến chỉ đưa ra thị trường khoảng 600 tấn dâu tây, nhưng đến thời điểm này đã bán tới 1.000 tấn. Dự kiến khoảng 1 tháng nữa là hết vụ dâu tây. Năm nay, mức giá trung bình chỉ 70.000 đồng/kg, trong khi năm ngoái mức giá là 90.000 đồng/kg. Với mức giá trên, HTX chỉ hòa vốn", một nhà vườn tại Mộc Châu chia sẻ.

Dâu tây, một loại trái đỏng đảnh nhất, hoặc là canh tác nhà kính hoặc là canh tác phân thuốc mới đảm bảo sản lượng và năng suất tốt. Tuy nhiên, với một số nhà vườn, đang chọn hướng canh tác vi sinh dâu bao giờ cũng chín chậm, sản lượng thấp. Nông dân trồng dâu tây cũng như các nông dân khác đều gặp những câu chuyện giống nhau "được mùa mất giá". Tuy nhiên, điều may mắn với các nhà vườn trồng dâu tây là dù giá có thấp nhưng không rơi vào tình cảnh ế ẩm.

Không còn là mặt hàng xa xỉ, cao cấp, những trái dâu tây được bán với giá siêu rẻ mấy ngày qua đã có mặt trên các tuyến phố Hà Nội và cả những chợ online.
Không còn là mặt hàng xa xỉ, những trái dâu tây Mộc Châu được bán với giá siêu rẻ có mặt trên các tuyến phố Hà Nội và cả những chợ online dù đã vào cuối vụ.

Ông Nguyễn Như Cường - Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) – cho biết, dâu tây không phải là cây trồng chủ lực nên sản lượng khá ít, chỉ tập trung ở vùng Đà Lạt, Mộc Châu (Sơn La). Do vậy, Cục không nắm được cụ thể diện tích của loại cây trồng này.

Trong khi đó, theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La, sản lượng dâu tây năm nay khá dồi dào. Toàn tỉnh có 243 ha thu hoạch với sản lượng dự kiến 2.332 tấn. Dâu tây của tỉnh này trồng chủ yếu ở Mai Sơn, Mộc Châu và Yên Châu. Tại tỉnh đang có 2 giống chính là giống dâu tây thông thường và giống dâu Việt Nhật có giá cao hơn.

Vụ dâu tây ở Sơn La được trồng vào khoảng tháng 9 - 10; thu hoạch từ tháng 12 năm trước đến giữa tháng 4 năm sau. Tháng 1 - 3 là thời gian cây cho quả ngon và chất lượng nhất.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá răn dạy con người biết sống có tình, có nghĩa

Lễ hội Hết Chá của dân tộc Thái nhằm răn dạy con người biết sống có tình có nghĩa, biết ơn những người đã giúp đỡ mình lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor gần gũi với thiên nhiên

Gần gũi với thiên nhiên, trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Cor luôn thể hiện nét duyên, kín đáo nhưng lại quyến rũ lạ thường.
Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Nét duyên trong trang phục phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc

Sự kết hợp hoàn hảo giữa váy, áo, khăn, thắt lưng… đã tạo nét duyên dáng trong trang phục của phụ nữ dân tộc Lào vùng Tây Bắc.
Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Kế hoạch tổ chức Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4

Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 sẽ diễn ra từ ngày 18/4/2024 đến ngày 21/4/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Hà Nội.
Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar - Lan tỏa các giá trị văn hóa Chăm

Lễ hội Rija Nagar lan tỏa bản sắc đặc trưng của văn hóa Chăm như: Âm nhạc, vũ điệu, trang phục, ẩm thực, văn khấn và những lời chúc tụng đầy tình cảm…

Tin cùng chuyên mục

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Thổ cẩm, nét văn hóa đặc trưng của đồng bào S’tiêng

Bằng đôi tay khéo léo, sự cần cù, óc sáng tạo những phụ nữ dân tộc S’tiêng đã dệt nên những sản phẩm thổ cẩm tinh xảo, độc đáo với nét văn hóa đặc trưng.
Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Đặc sắc lễ mừng cơm mới của dân tộc S’tiêng

Lễ mừng cơm mới là một lễ hội lớn, được coi là Tết cổ truyền của người S’tiêng, thể hiện lòng tôn kính thần lúa đã đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào.
Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Nét đặc sắc trong trang phục truyền thống của người Bru - Vân Kiều

Lấy màu đỏ, đen làm chủ đạo, sắc màu tượng trưng cho âm dương, sự giao hòa với thiên nhiên, tạo nên sự hài hòa trang phục truyền thống dân tộc Bru - Vân Kiều.
Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Đồng Nai: 571 tỷ đồng hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số

Năm 2024 Đồng Nai dành 571 tỷ đồng triển khai 10 dự án hỗ trợ phát triển cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Thừa Thiên Huế: Xoá nhà tạm, hỗ trợ sinh kế cho người dân là mục tiêu quan trọng

Đó là ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình tại buổi làm việc với huyện A Lưới.
Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai: Nét ứng xử văn hoá của dân tộc Tày

Lễ hội Nàng Hai thể hiện nét ứng xử rất văn hoá của dân tộc Tày, là tâm tư, nguyện vọng của đồng bào cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Trải nghiệm Lễ hội trỉa lúa của người Bru - Vân Kiều tại Hà Nội

Du khách và đồng bào được trài nghiệm Lễ hội trỉa lúa của dân tộc Bru - Vân Kiều ngay tại Thủ đô Hà Nội nhân Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lào Cai: Nghề dệt của người Thu Lao được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề dệt của người Thu Lao, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang: Sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc và diễn xuất

Lễ Then Kin Pang là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xuất... thể hiện rõ nhất bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, tỉnh Lai Châu.
Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Yên Bái: Sôi động Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu năm 2024

Lễ hội Gầu Tào huyện Trạm Tấu (Yên Bái) là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc Mông...
Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Khám phá trang phục truyền thống của người Ca Dong

Trang phục truyền thống của người Ca Dong có giá trị sáng tạo, văn hóa, thẩm mỹ là sự kết tinh trong môi trường tự nhiên và đúc kết từ đời sống hàng ngày
Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Lào Cai: Độc lạ kéo co người Tày

Sự độc lạ của kéo co của đồng bào dân tộc Tày, tỉnh Lào Cai không không phải nam kéo với nam, nữ kéo với nữ mà ở đây nữ đấu với nam.
Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước, sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong

Cúng máng nước là lễ hội quan trọng bậc nhất để cầu mong thần rừng, thần nước phù hộ, đồng thời thể hiện sự tôn trọng thiên nhiên của người Ca Dong.
Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Giữ hồn gốm Bàu Trúc

Phát huy kỹ thuật làm gốm cổ truyền độc đáo, người Chăm ở làng gốm cổ Bàu Trúc đang ra sức gìn giữ, bảo tồn giá trị của di sản này gắn với phát triển kinh tế.
Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Khám phá, trải nghiệm “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”

Mừng Đảng, mừng xuân Giáp Thìn 2024 từ ngày 1 đến ngày 29/2/2024, tại Làng Văn hóa sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc”.
Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Độc đáo Tết dân tộc Khơ Mú ngay giữa Thủ đô Hà Nội

Cuối tuần lên Làng Văn hóa, chúng ta được ăn Tết với đồng bào Khơ Mú. Tết dân tộc Khơ Mú là dịp để đồng bào dâng lễ mời tổ tiên ăn Tết cùng con cháu.
Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Sơn La: Chuyện về bác sĩ quân y 30 năm khám bệnh miễn phí cho bà con vùng biên

Hơn 30 năm, Bác sĩ quân y ở Đồn Biên phòng Mường Lạn (Sơn La) đã đến từng thôn bản, nhà dân khám chữa bệnh miễn phí cho bà con người dân tộc thiểu số.
Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa, thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ

Lễ hội cầu mùa thể hiện tâm nguyện của dân tộc Dao đỏ với mong muốn mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển, con người khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc.
Lễ vào nhà mới của dân tộc Lào- nét đặc sắc văn hoá

Lễ vào nhà mới của dân tộc Lào- nét đặc sắc văn hoá

Chào đón năm mới 2024, dân tộc Lào đã nhập Làng và làm lễ vào nhà mới nhân dịp đồng bào trở thành dân tộc thứ 16 đến sinh sống, làm việc tại “Ngôi nhà chung”.
Phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần tháo “nút thắt” nguồn nhân lực

Phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ: Cần tháo “nút thắt” nguồn nhân lực

Nhân lực chất lượng cao, đất đai, hạ tầng... là những vấn đề quan trọng nhất để tháo “nút thắt” phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc bộ.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động