Cơ hội kết nối giao thương nông lâm thủy sản với Hà Nội

Theo thống kê, Hà Nội mới tự sản xuất, cung ứng được 30-65% nhu cầu nông sản, do đó, Hà Nội mong muốn các tỉnh, TP phối hợp để triển khai kế hoạch phục vụ Tết và triển khai kết nối cung cầu nông sản; giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn để đưa vào các kênh phân phối trên địa bàn thành phố.

Ngày 23/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UBND TP. Hà Nội và UBND 40 tỉnh, TP phối hợp tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ thông tin, kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, TP" với sự tham gia của 600 đại biểu của 41 tỉnh, TP; đại diện các cơ quan liên quan của Bộ NN&PTNT; các nhà cung cấp và thu mua nông sản.

Nhu cầu kết nối với các địa phương là rất lớn

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội- cho biết, Hà Nội có diện tích đất nông nghiệp khoảng 189 nghìn ha, chiếm 56% tổng diện tích đất tự nhiên, tuy nhiên nhiều sản phẩm hàng hóa thiết yếu Hà Nội tự sản xuất và cung ứng chỉ đáp ứng từ 30-65% nhu cầu. Lượng hàng hóa còn thiếu được doanh nghiệp phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm, thương lái... kết nối, khai thác từ các tỉnh, TP thông qua hoạt động giới thiệu kết nối nguồn hàng nông, lâm, thủy sản, trái cây an toàn...

Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Hà Nội với 40 tỉnh, thành phố
Ông Nguyễn Mạnh Quyền- Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội phát biểu tại đầu cầu Hà Nội

Trong 10 tháng đầu năm 2021, kênh phân phối, siêu thị, chuỗi thực phẩm Hà Nội hỗ trợ kết nối tiêu thụ lượng hàng từ các tỉnh, TP trên 220.000 tấn. Nhiều sản phẩm OCOP của các tỉnh, TP đã được kết nối đưa vào 35 điểm giới thiệu bán sản phẩm OCOP của TP Hà Nội; các đơn vị đẩy mạnh bán hàng hóa thiết yếu qua các website thương mại điện tử, hotline doanh nghiệp...

Trong thời gian tới, nhằm tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ quảng bá, kết nối - tiêu thụ sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn các tỉnh, TP tại thị trường Hà Nội, TP sẽ nghiên cứu, triển khai các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn TP...

Đề dẫn về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nông lâm tại Hà Nội, bà Trần Thị Phương Lan- quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội- cho biết, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa thiết yếu phục vụ 10,3 triệu người dân sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn TP một tháng như sau: Gạo 92.970 tấn (khả năng tự cung ứng 56.338 tấn, đáp ứng 65,6% nhu cầu); thịt lợn hơi: 18.594 tấn (khả năng tự cung ứng 17.500 tấn, đáp ứng 94,1% nhu cầu); thịt bò 5.350 tấn (khả năng tự cung ứng 1.032 tấn, đáp ứng 19,3% nhu cầu); thịt gia cầm 6.198 tấn (khả năng tự cung ứng 10.671 tấn); rau củ 103.300 tấn (khả năng tự cung ứng 67.299 tấn, đáp ứng 65,1% nhu cầu); trái cây: 52.000 tấn (khả năng tự cung ứng 15.000 tấn, đáp ứng 28,8% nhu cầu); trứng gia cầm 123,9 triệu quả (khả năng tự cung ứng 117 triệu quả, đáp ứng 94,2% nhu cầu)….

Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Hà Nội với 40 tỉnh, thành phố
Diễn đàn "Chia sẻ thông tin, kết nối giao thương nông, lâm, thủy sản giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố"

Bà Trần Thị Phương Lan cũng cho biết, một số mặt hàng thiết yếu như thịt lợn, gia cầm, thuỷ cầm, thuỷ hải sản hiện nay giá xuống quá thấp, người dân không mặn mà tái đàn, do đó Sở Công thương Hà Nội dự báo nguồn cung các sản phẩm này sẽ khó khăn trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Hà Nội mong muốn Sở NN&PTNT các tỉnh, TP phối hợp để triển khai kế hoạch phục vụ Tết và triển khai kết nối cung cầu nông sản; giới thiệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nông sản, thực phẩm theo tiêu chuẩn để đưa vào các kênh phân phối trên địa bàn Hà Nội. “Hà Nội cũng sẵn sàng phối hợp để kết nối nông sản của các tỉnh, TP trên cả nước với các kênh siêu thị nước ngoài như MM Mega Market, BigC, Aeon Mall... Đồng thời, quảng bá nông sản, thực phẩm an toàn trên 600 trang website thương mại điện tử và sàn thương mại điện tử để đẩy mạnh xuất khẩu”, bà Trần Thị Phương Lan chia sẻ.

Địa phương mong muốn có chương trình cụ thể về sản phẩm để mở rộng thị trường

Tại Diễn đàn, các địa phương cũng đã đề xuất các hoạt động kết nối, đưa nông sản, trái cây, tiêu thụ tại thị trường Hà Nội. Bà Đỗ Thị Minh Hoa- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn- cho hay, 9 tháng đầu năm 2021, tỉnh Bắc Kạn đã sản xuất số lượng lớn nông sản đặc sản địa phương như bí xanh, măng khô, miến dong… TP. Hà Nội đã hỗ trợ Bắc Kạn tiêu thụ gần 700 tấn bí xanh thơm. Sắp tới địa phương có 25.000 tấn cam quýt và 2.000 tấn miến dong cần tiêu thụ từ hiện tại cho đến Tết Nguyên đán. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn mong muốn có những chương trình làm việc cụ thể với Hà Nội để trao đổi thông tin yêu cầu cụ thể về sản phẩm để mở rộng thị trường.

Ngành Công Thương Hà Nội: Sáng tạo, linh hoạt kết nối tiêu thụ nông sản mùa dịch
Ngành Công Thương Hà Nội: Sáng tạo, linh hoạt kết nối tiêu thụ nông sản mùa dịch

Khẳng định, thị trường quyết định sản xuất, ông Vương Quốc Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng- cho hay, nếu người nông dân không tiêu thụ được sản phẩm, phải "giải cứu" thì không phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường. Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, Sóc Trăng xác định thế mạnh là nuôi trồng thuỷ sản, lúa gạo và cây ăn trái. Đặc biệt, diện tích nuôi tôm nước lợ áp dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh khoảng 51.000ha. Diện tích trồng cây ăn trái khoảng 28.000ha, chủ yếu là xoài, nhãn và vú sữa. Có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao đến 5 sao (gạo ST24). Do đó, ông Vương Quốc Nam đề nghị các địa phương và Hà Nội có sự liên kết, hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau để tiêu thụ nông sản cho Sóc Trăng. Đồng thời, Bộ NN&PTNT giữ vai trò điều phối, chỉ đạo để xây dựng liên kết vùng trong phát triển nông nghiệp tại đồng bằng sông Cửu Long từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương như Kiên Giang, Đồng Tháp, Lâm Đồng, Thanh Hóa, Hải Dương…. cũng đưa ra những đề xuất kết nối tiêu thụ nông sản, trái cây với Hà Nội. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp thu mua, phân phối cũng đưa ra nhu cầu, số lượng cụ thể thu mua, tiêu thụ trái cây, nông sản, đặc biệt là nông sản tươi và các sản phẩm chế biến để tiêu thụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.

Tại Diễn đàn, nhiều ý kiến cho rằng, nhiều địa phương có hiện tượng dư thừa, ùn ứ nông sản trong khi không ít nhà máy, doanh nghiệp lại thiếu nguyên liệu. Các nhà thu mua không đủ dữ liệu thông tin về các mặt hàng nông sản, sản lượng, thời điểm thu hoạch, địa điểm, tiêu chuẩn chất lượng, đầu mối cung cấp để liên hệ thu mua. Do đó, về lâu dài các địa phương cần có sự liên kết vùng để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, không để xảy ra tình trạng chỗ thừa vẫn thừa, nơi thiếu vẫn thiếu.

Bà Nguyễn Thị Diễm Hằng- Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần dinh dưỡng hữu cơ Việt Nam (hệ thống siêu thị Nutri Mart)- thông tin, những sản phẩm đặc sản vùng miền của Việt Nam đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng có nhiều ưu thế khi xuất hiện tại thị trường quốc tế và được người tiêu dùng đón nhận. Tuy nhiên, sản phẩm của Việt Nam nhiều nhưng vẫn còn rất yếu về mẫu mã cũng như chất lượng để có thể xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp rất cần những thông tin cụ thể về số lượng hàng hóa tại các địa phương.

Kết nối giao thương nông lâm thủy sản Hà Nội với 40 tỉnh, thành phố
Lễ ký kết giữa Bộ NN&PTNT và UBND TP Hà Nội

Đánh giá cao những sản phẩm đặc sản, đặc hữu của các địa phương, ông Trần Thanh Nam- Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các đầu mối cung ứng cung cấp những thông tin cụ thể số lượng hàng hóa tới các tỉnh cũng như Hà Nội để liên kết các đầu mối cung cầu. Ngoài ra, nông sản, hàng hóa phải đảm bảo chất lượng nông sản theo tiêu chuẩn, quy chuẩn. An toàn thực phẩm là vấn đề chính để thực hiện liên kết vùng, là vấn đề số 1 để đảm bảo chất lượng nguồn hàng.

Trong khuôn khổ của Diễn đàn đã diễn ra Lễ ký kết Chương trình hợp tác “Đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản giao thương giữa Hà Nội và các tỉnh, TP giai đoạn 2021- 2025”. Ông Trần Thanh Nam cho hay, đây là liên kết vùng phía Bắc về an toàn thực phẩm, xây dựng mã số vùng trồng, hỗ trợ đầu tư, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm… Sắp tới, Bộ NN&PTNT cũng sẽ phối hợp với TP Cần Thơ để tổ phối hợp tổ chức liên kết vùng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tiếp đến, Bộ cũng sẽ phối hợp với TP.Hồ Chí Minh về Chương trình đảm bảo an toàn thực phẩm, nâng cao chất lượng nông, lâm, thuỷ sản giao thương giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, TP.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với người dân ngoại thành Hà Nội

100 gian hàng tại Tuần hàng Việt huyện Thanh Trì: Đưa hàng Việt đến với người dân ngoại thành Hà Nội

Chương trình Tuần hàng Việt tại huyện Thanh Trì là hoạt động xúc tiến thương mại kết nối tiêu thụ sản phẩm, kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt đến với người dân huyện ngoại thành Hà Nội; đồng thời tạo điều kiện quảng bá các sản phẩm OCOP, đặc sản của huyện Thanh Trì đến người tiêu dùng Thủ đô.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Ngày 8/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Giữ vững mối liên kết, đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam, hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
"Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cung cầu nhằm tiêu thụ hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành"

"Bộ Công Thương sẵn sàng hỗ trợ kết nối cung cầu nhằm tiêu thụ hàng hóa cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành"

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã khẳng định như vậy tại Lễ khai mạc Hội nghị kết nối cung - cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh thành năm 2021, diễn ra sáng 2/12, tại TP. Hồ Chí Minh.
Giúp hàng hoá Việt thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ

Giúp hàng hoá Việt thâm nhập thành công thị trường Hoa Kỳ

Dù đòi hỏi quy chuẩn chất lượng khắt khe, rào cản đến từ sự cạnh tranh và khoảng cách địa lý nhưng thị trường Hoa Kỳ với quy mô dân số lớn, sức tiêu dùng cao và có nhu cầu với các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam vẫn rất hấp dẫn với doanh nghiệp trong nước.
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Hoàn thiện hệ thống pháp lý, thiết lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho doanh nghiệp khí

Đó là nội dung chính được đưa ra tại Hội nghị “Kinh doanh khí: Tiến tới khuôn khổ pháp lý toàn diện thúc đẩy kinh doanh và phát triển thị trường” tổ chức tại Hà Nội sáng 30/11.

Tin cùng chuyên mục

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Xuất nhập khẩu tiếp tục khởi sắc, cán cân thương mại được cải thiện

Sau 11 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tiếp tục khởi sắc. Cán cân thương mại nghiêng mạnh về hướng xuất siêu.
Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia

Sau nhiều năm tổ chức, các chuyên gia cho rằng cần điều chỉnh một số quy định, tiêu chí và phương thức hỗ trợ nhằm tăng sức hấp dẫn cho công tác bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.
Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Thương mại biên giới: Bước chuyển tích cực

Hoạt động thương mại biên giới trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá với các nước có chung đường biên giới thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển thương mại nói riêng và kinh tế - xã hội các tỉnh biên giới nói chung, đặc biệt, giúp nâng cao đời sống dân cư vùng biên giới; chuyển đổi cơ cấu kinh tế địa phương.
Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Đủ điện cho phục hồi kinh tế năm 2022

Sự phục hồi của sản xuất công nghiệp trong giai đoạn bình thường mới sẽ kéo theo nhu cầu tiêu thụ năng lượng ở mức cao. Do đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao năng lực hệ thống, cần đẩy mạnh tiết kiệm điện…
Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Lạc quan về triển vọng phục hồi kinh tế, doanh nghiệp Hoa Kỳ mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Các doanh nghiệp (DN) Hoa Kỳ đã đánh giá triển vọng tái mở cửa, phục hồi kinh tế của Việt Nam lạc quan hơn. Nhiều dự án mở rộng sản xuất đã được DN Hoa Kỳ cam kết triển khai nhanh nhất.
Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Doanh nghiệp đảm bảo vừa chống dịch vừa sản xuất an toàn

Hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) trong các khu chế xuất- khu công nghiệp (KCX- KCN), khu công nghệ cao (KCNC) tại TP. Hồ Chí Minh tất bật trở lại trong thời gian cuối năm này. Các DN vừa phải hoàn tất các đơn hàng còn tồn đọng bị gián đoạn trong thời gian giãn cách vừa phải tăng tốc thực hiện những đơn hàng mới của năm 2022.
Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Xuất khẩu gạo: Kỳ vọng nào cho cuối năm?

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10/2021, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị.
Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Đảm bảo lợi ích ngành mía đường trong nước

Sau khi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp với đường mía Thái Lan, Bộ Công Thương đã phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước như: Bộ Tài chính, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước theo dõi sát tình hình nhập khẩu. Đây là thông tin được ông Lê Triệu Dũng - Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) - chia sẻ khi trao đổi với báo chí.
Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

Tưng bừng các hoạt động “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale”

20h tối 26/11, tại siêu thị Big C Thăng Long, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội đêm không ngủ - Hanoi Midnightsale” Online xuống phố - Kết nối cung cầu Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, TP. Hà Nội năm 2021. Sự kiện hưởng ứng ngày Black Friday được diễn ra trong ngày 26/11 đã thu hút khoảng 200 doanh nghiệp, trung tâm thương mại lớn, các siêu thị, cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Ứng phó hiệu quả, đảm bảo xuất khẩu bền vững

Trong bối cảnh nền kinh tế tham gia nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA), các doanh nghiệp, các ngành sản xuất, xuất khẩu cần coi công cụ, biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM) là yếu tố tất yếu trong môi trường kinh doanh, hội nhập.
Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Gỡ “nút thắt” thúc đẩy năng lượng tái tạo

Để năng lượng tái tạo (NLTT) thực sự phát triển một cách bền vững, đồng thời tạo cơ chế thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực điện, theo các chuyên gia, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung nâng cấp hệ thống lưới điện để không bị cắt giảm công suất, đồng thời tăng liên kết vùng mạnh mẽ để xuất khẩu điện khi thừa hàng hóa năng lượng tái tạo trong nước.
Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021: Kết nối khôi phục kinh tế hậu Covid-19

Nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kết nối thành công với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu Đà Nẵng 2021.
Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Khởi động ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday lớn nhất năm

Chương trình Ngày mua sắm trực tuyến 2021 là năm thứ 8 liên tiếp chương trình được tổ chức, cũng là một năm chứng kiến thương mại điện tử Việt Nam đã có những bước tăng trưởng phát triển mạnh mẽ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế cũng như tương lai nền kinh tế số Việt Nam.
Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Xây dựng luật phát triển công nghiệp: Không nhanh sẽ lỡ nhịp

Bộ Công Thương đang đề nghị xây dựng Luật Phát triển công nghiệp, tập trung thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trên cơ sở tạo cơ chế, môi trường hấp dẫn để đẩy mạnh thu hút đầu tư.
Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Quyết định tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021”

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2649/QĐ- BCT về việc tổ chức “Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2021” vào thứ Sáu ngày 3/12/2021 trên phạm vi toàn quốc.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Địa phương giữ vai trò quan trọng

Mô hình hợp tác phát triển công nghiệp hỗ trợ giữa Trung ương, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đầu tàu là một trong những chương trình hợp tác điển hình mà Bộ Công Thương đã triển khai. Từ đó, các địa phương có thể tham khảo, thực hiện hướng tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Hơn 100 gian hàng tham gia tại Tuần hàng Việt huyện Ba Vì 2021

Từ ngày 25-29/11/2021, tại Nhà Văn hóa Trung tâm huyện Ba Vì và UBND xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì, Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã tổ chức chương trình Tuần hàng Việt. Hơn 100 gian hàng với đa dạng các mặt hàng tham gia Tuần hàng Việt lần này.
Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản Bắc Kạn lên sàn thương mại điện tử

Với mục tiêu mở rộng thị trường ra ngoài tỉnh, đẩy mạnh quảng bá tiêu thụ sản phẩm, tỉnh Bắc Kạn đã phối hợp với các đơn vị, doanh nghiệp triển khai xây dựng sàn thương mại điện tử (TMĐT) tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP của địa phương tiếp cận gần hơn với thị trường trong và ngoài nước.
Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Tăng tốc các hoạt động xúc tiến thương mại dịp cuối năm

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, từ đầu năm 2021 đến nay, nhiều chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương trong và ngoài nước bị gián đoạn, tạm hoãn. Hiện nay, trong giai đoạn bình thường mới ngành Công Thương đang cùng các doanh nghiệp (DN) tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm các khách hàng trong và ngoài nước nhằm đa dạng hóa thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Từ câu chuyện vận chuyển vải thiều đến logistics cho nông sản

Từ câu chuyện vận chuyển vải thiều đến logistics cho nông sản

Những ngày tháng 5/2021, giữa vụ vải thiều chín rộ, từ tâm dịch Bắc Giang, Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) lần đầu tiên kết nối và xuất khẩu hàng trăm tấn vải thiều đi các thị trường “khó tính” như Nhật Bản, Úc, Cộng hòa Czech, Pháp… đánh dấu hành trình phát triển mô hình logistics chuyên biệt cho nông sản của một doanh nghiệp bưu chính quốc gia vì cộng đồng.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động