Chủ nhật 11/05/2025 14:34

Cơ cấu gạo xuất khẩu chuyển biến tích cực

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), 6 tháng đầu năm 2016, tình hình xuất khẩu (XK) gạo tương đối khả quan. Quan trọng hơn, cơ cấu gạo XK đã có bước chuyển biến tích cực khi tỷ lệ gạo thơm, gạo chất lượng đang tăng cao.
Tỷ trọng xuất khẩu gạo chất lượng cao đang tăng

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh

Lượng gạo XK trong tháng 6 ước đạt khoảng 450.000 tấn. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng lượng gạo XK đạt 2,732 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1,2 tỷ USD.

Đáng chú ý, trong cơ cấu gạo XK, tỷ lệ gạo thơm giống Jasmine tăng từ 22% trong năm ngoái lên 29% sau 6 tháng đầu năm nay. Tỷ lệ gạo nếp cũng tăng từ 6,58% năm 2015 lên 16% tổng lượng gạo XK trong 6 tháng đầu năm.

Dự báo, 6 tháng cuối năm, nhu cầu nhập khẩu gạo từ các thị trường chính như Trung Quốc, Philippines và Indonesia tiếp tục ổn định. Trong khi đó, qua cân đối tình hình sản xuất vụ lúa hè thu và thu đông năm 2016, lượng gạo hàng hóa cần tiêu thụ trong 6 tháng cuối năm chỉ khoảng 3,9 triệu tấn. Với lượng gạo hàng hóa còn lại không quá lớn, trong khi triển vọng thị trường còn nhiều, việc tiêu thụ không đáng lo ngại.

Dự kiến cả năm 2016, Việt Nam sẽ XK khoảng 5,7 triệu tấn gạo. Đáng chú ý hơn, giá mua lúa cũng như giá gạo XK đang có chiều hướng tăng và nếu có thêm hợp đồng, kim ngạch XK gạo cả năm có thể sẽ còn tăng hơn so với con số dự báo.

Tập trung cho gạo chất lượng cao

Một trong những điểm nổi bật của tình hình XK gạo những tháng đầu năm là tỷ lệ gạo chất lượng cao đang dần tăng. Đây không phải là tình trạng đột biến mà những năm gần đây, XK gạo chất lượng cao của nước ta luôn có xu hướng tăng, từ chỗ không đáng kể, đến nay đã chiếm khoảng 30% trong tổng lượng gạo XK.

Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong XK gạo cao cấp tới một số thị trường truyền thống như Hồng Kông, Mỹ, Australia, Hà Lan, Đài Loan..., đại diện Tập đoàn Lộc Trời cho biết, vài năm gần đây, dòng gạo phổ thông XK của công ty dần sụt giảm, trong khi đó, gạo cao cấp giữ thế chủ đạo. Lợi nhuận mà dòng sản phẩm cao cấp mang lại cũng hấp dẫn hơn nhiều so với hàng phổ thông và cấp thấp. Cụ thể, với dòng gạo cao cấp, công ty này đang XK với mức giá khoảng 700 USD/tấn, còn gạo trắng thông thường chỉ bán với mức giá 370-380 USD/tấn.

Theo các chuyên gia ngành nông nghiệp, từ trước đến nay, Việt Nam chủ yếu XK gạo phẩm cấp thấp và trung bình với giá thấp. Tuy nhiên, thời gian tới, ưu điểm về giá không còn là lợi thế bởi gạo tồn kho của Thái Lan rất lớn. Ngoài ra, lợi thế về địa lý cũng đang tạo điều kiện cho gạo Ấn Độ và Pakistan phát triển mạnh, cạnh tranh gay gắt với gạo Việt ở một trong những thị trường lớn là châu Phi.

Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường thế giới với loại gạo chất lượng cao ngày càng tăng. Cùng với các loại gạo truyền thống, gạo chất lượng cao là dòng gạo DN cần đầu tư sản xuất để đa dạng hóa mặt hàng, phát triển XK bền vững. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có sự đồng bộ từ sản xuất đến tiêu thụ, sự thay đổi tư duy XK và tăng cường tìm kiếm các thị trường không lớn nhưng mang lại giá trị cao.

“Nâng cấp gạo XK là chủ trương đúng của ngành nông nghiệp trong xu hướng chuyển dần từ thị trường cấp thấp sang thị trường cấp cao, đặc biệt trong bối cảnh các đối thủ XK hiện nay đang bám rất sát và cạnh tranh khốc liệt với nước ta” - TS. Nguyễn Đỗ Anh Tuấn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn - khẳng định.

Đề án Phát triển thương hiệu gạo quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2030 chỉ rõ: Mục tiêu đến năm 2030, gạo thơm và gạo đặc sản sẽ chiếm khoảng 30% tổng lượng gạo XK của nước ta.
Phương Lan

Tin cùng chuyên mục

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập