Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia: Cảnh báo hoạt động đào tạo đội nhóm bằng các hình thức phản cảm Quản lý cạnh tranh kỹ thuật số, kinh nghiệm từ quốc tế Xử lý tranh chấp tiêu dùng xuyên biên giới gặp khó

Ngày 28/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký ban hành Quyết định số 541/QĐ-BCT về việc phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo Bộ. Cùng với đó, các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ (theo Nghị định số 40/2025/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương cũng được ký ban hành cùng ngày).

Theo đó, tại Quyết định số 537/QĐ-BCT, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia.

Vị trí và chức năng của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng xây dựng và tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành chương trình, dự án, đề án, chiến lược, kế hoạch, các văn bản quy phạm pháp luật, quy chế quản lý về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đồng thời, ban hành các văn bản cá biệt, văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án, chính sách do các cơ quan khác chủ trì có nội dung liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cùng đó, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Ngoài ra, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, dự án, đề án về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cụ thể hơn, về cạnh tranh: Thực hiện công tác quản lý, giám sát đối với hoạt động cạnh tranh trên thị trường; giám sát, phát hiện, xác minh các hành vi có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật về cạnh tranh; Chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh trong ngành, lĩnh vực; Rà soát, giám sát việc thực hiện điều kiện, nghĩa vụ trong quyết định cho hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, quyết định về việc tập trung kinh tế; việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả trong quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia
Ngày 29/3/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trao Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia cho ông Lê Triệu Dũng. Ảnh: Cấn Dũng

Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn: Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tiếp nhận và xem xét hồ sơ đăng ký, đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung theo quy định của pháp luật; Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Thực hiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch đặc thù với tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật; Tư vấn, hỗ trợ, nâng cao nhận thức cho tổ chức, cá nhân về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quản lý hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật; Giám sát việc thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật của tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn: Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp; Xác nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp; Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ thay đổi thông tin danh mục hàng hóa kinh doanh theo phương thức đa cấp; Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; Công nhận chương trình đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp; Kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ sở đào tạo kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp; Tổ chức kiểm tra, cấp, thu hồi xác nhận kiến thức pháp luật về bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; Giải quyết thủ tục rút tiền ký quỹ, thủ tục sử dụng tiền ký quỹ; Thu, nộp, kê khai, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng theo phương thức đa cấp theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia còn có trách nhiệm yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.

Đồng thời, áp dụng hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ hướng dẫn, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cùng đó, chủ trì thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tuyên truyền, giáo dục, phố biển pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức, cá nhân liên quan đến lĩnh vực cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Thu thập thông tin, dữ liệu; xây dựng và quản lý hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, giám sát và thực thi pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tổ chức nghiên cứu khoa học, quản lý và cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Tham mưu quản lý nhà nước và theo dõi hoạt động của các hội, hiệp hội ngành nghề hoạt động trong phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách.

Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật có liên quan về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.

Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tham gia đàm phán các nội dung về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp trong các điều ước quốc tế.

Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ; thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, viên chức, điều tra viên thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.

Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được giao và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật do Bộ trưởng giao.

Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có bộ máy giúp việc thực hiện chức năng tố tụng cạnh tranh, kiểm soát tập trung kinh tế, quyết định việc miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của pháp luật được quy định tại khoản 1 Điêu 5

Nghị định số 03/2023/NĐ-CP ngày 10/2/2023 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Bộ máy giúp việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gồm: Văn phòng; Ban Bảo vệ người tiêu dùng; Ban Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; Ban Quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh được thành lập 3 phòng. Tổ chức sự nghiệp gồm: Trung tâm Thông tin, Tư vấn và Đào tạo.

Việc thành lập, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Lãnh đạo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.

Phó Chủ tịch Ủy, ban Cạnh tranh Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các đơn vị thuộc Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh.

Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật lãnh đạo các đơn vị thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Công Thương.

Xem toàn văn Quyết định số 537/QĐ-BCT tại đây.

Quyết định số 537/QĐ-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025 và thay thế Quyết định số 816/QĐ-BCT ngày 31/3/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tố chức của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam kỷ niệm 30 năm ngày bán hàng đầu tiên, cũng là hành trình đồng hành cùng sự phát triển của đất nước trong ba thập kỷ qua.
Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Bộ Công Thương yêu cầu rà soát quảng cáo, sản phẩm đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia (Bộ Công Thương) yêu cầu các doanh nghiệp bán hàng đa cấp rà soát việc công bố sản phẩm và hoạt động quảng cáo sản phẩm.
Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch yêu cầu tăng cường xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên mọi nền tảng truyền thông, mạng xã hội.
Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Trên một số nền tảng internet, sản phẩm ISUNA đang quảng cáo với nhiều thông tin sai sự thật, có dấu hiệu lừa dối người dùng.
Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật  về bảo vệ người tiêu dùng

Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả hoàn toàn có thể bị xử lý theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan.

Tin cùng chuyên mục

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Vụ sữa giả, theo quy định của pháp luật thì Sở Công Thương không được thực hiện thanh tra chuyên ngành, kiểm tra định kỳ, hậu kiểm đối với 2 doanh nghiệp này.
Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé qua 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam đã tạo ra giá trị gia tăng cho nông sản Việt, đưa hạt cà phê Việt Nam lên bản đồ cà phê thế giới.
Khóa cửa kỹ thuật số:

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Một số sản phẩm khóa cửa kỹ thuật số thông minh nhưng lại có thể trở thành “cạm bẫy” chết người nếu cháy nổ xảy ra và người dùng không thể mở cửa thoát hiểm.
Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Thêm một doanh nghiệp bán hàng đa cấp ngừng hoạt động

Theo Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, chứng nhận bán hàng đa cấp của Công ty Hoằng Đạt đã hết hạn hiệu lực, doanh nghiệp này phải ngừng hoạt động bán hàng đa cấp.
Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Đề xuất hình sự hóa tội phạm bán hàng đa cấp

Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia rà soát, đề xuất sửa đổi, hoàn thiện quy định Bộ Luật Hình sự về tội phạm liên quan bán hàng đa cấp.
Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Fanpage “Sữa Bột Tốt” không được cơ quan nào cấp phép làm cơ quan kiểm nghiệm, cũng không phải là đơn vị tư vấn độc lập.
Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Hơn 70% doanh nghiệp chưa đăng ký hợp đồng mẫu chung cư

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết, đến hết tháng 3/2025, mới có 28,4% lượt hồ sơ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ đăng ký hợp đồng mẫu chung cư.
Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các hành vi cung cấp thông tin sai lệch từ KOLs, bảo vệ người tiêu dùng và kỷ cương thị trường.
Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Cần xây dựng thương hiệu ngành yến sào theo chuẩn quốc tế

Theo các chuyên gia, để nâng cao vị thế sản phẩm trong nước và trên trường quốc tế, ngành yến sào cần xây dựng thương hiệu theo chuẩn quốc gia và quốc tế.
Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Công ty đa cấp Elken Việt Nam bị phạt 185 triệu đồng

Với nhiều hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp, Công ty TNHH Elken International Việt Nam bị xử phạt 185 triệu đồng.
Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng

Góc tối đa cấp: Gần 700 người tiêu dùng 'kêu cứu'!

Bán hàng đa cấp ghi nhận gần 700 đơn phản ánh, khiếu nại. Nhiều mô hình biến tướng, trá hình vẫn len lỏi dưới vỏ bọc đầu tư tài chính.
Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Sunrider Việt Nam chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp

Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia cho biết đã tiếp nhận tiếp nhận hồ sơ thông báo chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Người lái xe mặt trời Việt Nam.
Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Cách doanh nghiệp Việt nắm bắt xu hướng tiêu dùng mới

Thị trường tiêu dùng Việt Nam đang từng bước phục hồi rõ nét, tạo nền tảng vững chắc cho sự bứt phá của ngành hàng tiêu dùng nhanh trong năm 2025
Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Bảo vệ người tiêu dùng: Góc nhìn từ Đại sứ Anh

Đại sứ Anh nhấn mạnh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không chỉ giúp người mua an tâm mà còn thúc đẩy thị trường phát triển minh bạch, bền vững.
Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia thông tin về triệu hồi xe Honda CB650R và CBR650R

Gần 70 xe mô tô phân khối lớn Honda CB650R và CBR650R được Honda Việt Nam triệu hồi để kiểm tra, thay thế bộ cần chuyển số.
Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Số hóa đa cấp: Cách mạng hay rủi ro tiềm ẩn?

Nếu thiếu cơ chế kiểm soát chặt chẽ, số hóa có thể trở thành “con dao hai lưỡi” và là “lá chắn” cho các hành vi vi phạm trong kinh doanh đa cấp.
‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

‘Ngấm đòn’ sau ưu đãi Piship Shopee: Mồi nhử mới kiểu…bẫy chuột?

Shopee thông báo giảm phí PiShip còn 1.650 đồng, quảng bá hỗ trợ nhà bán, nhưng thực tế chi phí khác tăng dạng ‘mồi nhử kiểu bẫy chuột’?
Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Việt Nam - Anh: Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng

Bản ghi nhớ giữa Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và Đại sứ quán Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len đánh dấu bước tiến lớn trong bảo vệ người tiêu dùng.
Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Khi hàng kém chất lượng được ‘tô vẽ’ trên sàn

Các sản phẩm kém chất lượng được "tô vẽ" bằng những lời quảng cáo hoa mỹ trên sàn thương mại điện tử gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Chặn

Chặn 'vòi' đa cấp 'ma' núp bóng giấy phép hợp pháp

Khi việc cấp mới giấy phép bán hàng đa cấp được thực hiện nghiêm ngặt, cũng là lúc các đối tượng kinh doanh bất chính tìm cách mua lại giấy phép hợp pháp.
Mobile VerionPhiên bản di động