Có cần thiết phải xây dựng Dự án Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản?
Môi trường Thứ hai, 25/04/2022 - 16:54 Theo dõi Congthuong.vn trên
Luật Khoáng sản được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011. Luật Khoáng sản được ban hành và có hiệu lực là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
![]() |
Sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản bộc lộ không ít bất cập |
Sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản, công tác điều tra cơ bản địa chất đạt những kết quả đáng kể, nhiều khu vực khoáng sản mới được phát hiện và đánh giá góp phần gia tăng tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đã đạt hiệu quả tốt, góp phần đưa hoạt động khoáng sản đi vào nền nếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản được tăng cường.
Tuy nhiên, Luật Khoáng sản 2010 có những nội dung bất cập, không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, như: Sự phát triển, bổ sung "tài nguyên khoáng sản", "tài nguyên thiên nhiên" trong Hiến pháp 2013 đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện các quy định của Luật Khoáng sản 2010 theo hướng đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản trên thực tế, tăng cường tính thống nhất và đồng bộ với hệ thống pháp luật hiện hành.
Bên cạnh đó chưa có cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất để đảm bảo tài nguyên địa chất, khoáng sản được quản lý tập trung, thống nhất. Điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản chưa đảm bảo tính toàn diện để đánh giá đầy đủ tài nguyên địa chất, khoáng sản và điều kiện địa chất khác đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Nội tại các quy định của Luật Khoáng sản hiện hành đã bộc lộ nhiều vướng mắc, bất cập trong thực thi, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản, khai thác khoáng sản, giảm hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Xuất phát từ thực tiễn quản lý, thực trạng thi hành pháp luật và tình hình hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản năm 2010 là cần thiết, nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực trong quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Bộ Công Thương hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới

Ký kết biên bản thỏa thuận “Dự án đổi mới khoa học và công nghệ cao su thiên nhiên vì chu trình carbon toàn cầu”

Cần Thơ thí điểm mô hình kinh tế tuần hoàn tại các chợ nổi

Điều chỉnh tạm thời chế độ vận hành các hồ chứa

Hướng tới nền kinh tế biển xanh bền vững và có khả năng chống chịu
Tin cùng chuyên mục

Xử lý chất thải rắn tại Hải Dương: Ưu tiên giải pháp thân thiện môi trường

Nhà máy nhiệt điện bot Vĩnh Tân 1: Nỗ lực xanh hóa môi trường

Kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu

Sẽ kiểm soát chặt cơ sở xả thải lớn ô nhiễm môi trường

LOTTE Mart Việt Nam ra mắt túi lá sen cổ vũ tiêu dùng xanh

Phát triển xanh: Giải pháp giúp doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19

Nestlé MILO đồng hành cùng ‘Nói không với ống hút nhựa dùng một lần’

Lạng Sơn: 13 cột điện bị đổ, gẫy do mưa lớn cục bộ

Sơn La xây dựng mô hình chợ giảm thiểu rác thải nhựa

Phiên chợ "cũ người mới ta" của nhóm bạn Đà Nẵng

AEON Việt Nam chính thức triển khai dịch vụ cho thuê túi môi trường

Nông dân Đông Nam Á sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì biến đổi khí hậu

Gặp gỡ doanh nhân mê nhặt rác

"Dân khùng" biến rác thành những tác phẩm nghệ thuật

Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn: Tái sử dụng gần 90% lượng tro, xỉ

Quảng Ninh: Không có cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Tiếp nhận tác phẩm dự thi Giải thưởng Báo chí Tài nguyên và Môi trường lần thứ VI

Dự án bắt buộc phải có giấy phép môi trường?

Suzuki hành động vì một Việt Nam “xanh”
