CMCN 4.0 cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ

Thị trường bán lẻ quốc tế và Việt Nam sẽ không ngừng vận động theo xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0, mang đến những cơ hội và thách thức mới.
Người tiêu dùng thắt chặt hầu bao, ngành bán lẻ dần khó Bộ Công Thương đã đồng hành, sát cánh với các doanh nghiệp bán lẻ Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam

4 xu hướng phát triển chính

Thông tin tại tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam” tổ chức sáng 6/4, TS Đinh Thị Bảo Linh, Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, thị trường bán lẻ đang phát triển tốt là nhờ vào GDP tăng trưởng ấn tượng qua các năm, hệ thống hạ tầng thương mại đang được cải thiện và sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử.

Tuy nhiên, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, cùng với những thay đổi mạnh mẽ của phương thức phân phối hàng hóa dựa trên nên tảng khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ từ Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN), các nhà bán lẻ nội địa đang đứng trước những thách thức lớn lao.

Dự báo, ở cách tiếp cận sát với thị trường bán lẻ, có thể thấy CMCN 4.0 với các bước tiến lớn về công nghệ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình tự động hóa, hình thành các mạng lưới chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu trên diện rộng, kết nối cả về không gian (toàn cầu) và thời gian (từ quá khứ đến tương lai), và do từng bước làm nhòa ranh giới về vật lý. Cụ thể, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ phát triển theo 4 xu hướng chính.

Thứ nhất, về tổng thể, thị trường đang vận động theo hướng thuộc về người mua và người mua ngày càng có nhiều công cụ hiện đại để tùy chỉnh các lựa chọn của họ ở cả các kênh bán hàng hiện đại và truyền thống. Những thay đổi về nhân khẩu học và trong thói quen và hành vi của người tiêu dùng có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các nhà bán lẻ vào năm 2023 và những năm tiếp theo. Người tiêu dùng Việt Nam đang trở nên “trực tuyến hơn”, với tỷ lệ người sử dụng internet tăng lên đến mức 75% dân số và tỷ lệ người mua sắm trực tuyến lên tới 60%. Mua sắm trực tuyến giúp người mua hàng có thể chốt đơn hàng ở bất kỳ đâu vào bất kỳ khung giờ nào trong ngày, do đó tăng tỷ lệ tiếp cận của các nhà bán lẻ với người mua hàng so với việc chờ đợi họ dành thời gian để đến với các cửa hàng/sạp hàng truyền thống.

CMCN 4.0 cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ
Tọa đàm “Cách mạng công nghiệp 4.0 và cơ hội cho ngành bán lẻ Việt Nam”

Thứ hai, khái niệm về thị trường bán lẻ không còn đơn thuần là mua và bán một mặt hàng mà đã mở rộng ra cả những dịch vụ hỗ trợ và trải nghiệm tiêu dùng. Để cạnh tranh, các nhà bán lẻ liên tục phải đổi mới các kênh bán hàng ngoại tuyến và trực tuyến, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nhanh chóng ở chặng cuối như giao hàng tận nơi, giao hàng trong ngày, ứng dụng các công cụ trực tuyến để giúp khách hàng lựa chọn/thử hàng/chuyển đổi/trả hàng (ví dụ quần áo, giày, dép), cũng như thanh toán điện tử nhanh chóng, thuận tiện nhất có thể.

Thứ ba, trong khi cạnh tranh về công nghệ để cải thiện độ tiện ích là xu hướng chủ đạo thì trong bối cảnh khó khăn của năm 2023, cạnh tranh về chi phí cũng là vấn đề “đau đầu” của các nhà bán lẻ. Các nhà bán lẻ đang tiếp cận người tiêu dùng theo nhiều kênh khác nhau, từ các cửa hàng truyền thống đến các siêu thị. Do đó, chi phí thu hút và duy trì khách hàng đang tăng lên. Lợi nhuận biên có thể tiếp tục bị bào mòn và trong ngắn hạn, lợi thế cạnh tranh về quy mô sẽ thắng thế (các nhà bán lẻ quy mô lớn có thể tích tụ tổng lợi nhuận từ mỗi đơn vị lợi nhuận biên nhỏ, do đó giúp họ vượt qua khó khăn ngắn hạn so với các nhà bán lẻ có quy mô vốn nhỏ). Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 để cắt giảm các chi phí không cần thiết, giảm độ rủi ro trong quản lý/bán hàng, giao hàng…sẽ chi phối cạnh tranh về chi phí.

Thứ tư, hội nhập quốc tế về cả kinh tế, công nghệ và văn hóa được thúc đẩy bởi chính những xu hướng của CMCN 4.0, và do đó tác động nhanh, mạnh hơn đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Trong thập kỷ tới, những thay đổi về nhân khẩu học xã hội của người tiêu dùng dự kiến sẽ diễn ra với tốc độ chưa từng thấy, tạo ra những nhu cầu và mong muốn ngày càng mở rộng và đa dạng. Những đặc điểm như độ tuổi trung bình cao hơn, các bệnh liên quan đến béo phì, huyết áp, tim mạch… cũng tác động đến cơ cấu hàng hóa tiêu dùng.

Cùng với hội nhập quốc tế, cộng đồng trở nên đa dạng hơn về sắc tộc, thay đổi về cơ cấu giới tính, xác thực về giới tính, xác thực bản dạng giới tính, di động, phụ thuộc vào kỹ thuật số nhiều hơn. Người tiêu dùng cũng có kỳ vọng cao hơn đối với các công ty trong việc duy trì các sáng kiến ESG (môi trường, xã hội và quản trị) và DEI (đa dạng, công bằng và hòa nhập).

Trong một nghiên cứu về công ty Deloite, 3/4 số người tiêu dùng thuộc Gen Z cho biết tính bền vững quan trọng hơn thương hiệu khi đưa ra quyết định mua hàng. Khi tệp khách hàng ngày càng trở nên đa dạng về nhu cầu, điều kiện sống và sở thích riêng, các nhà bán lẻ buộc phải thích ứng với quy trình sản xuất, phân phối và tiếp thị mới.

Tựu chung, thị trường bán lẻ quốc tế và Việt Nam sẽ không ngừng vận động theo xu hướng CMCN 4.0, mang lại cả những cơ hội và thách thức mới. Tăng cường khả năng đón bắt xu hướng thị trường, thích ứng và phát triển bền vững là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ.

Đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

Phân tích những khó khăn thách thức của ngành bán lẻ trong bối cảnh CMCN 4.0, ông Hoàng Sơn Công - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ nêu rõ, sự phát triển của CMCN 4.0 mang đến những thách thức với doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tuyển dụng nhân sự, lãnh đạo khi triển khai công nghệ số. Việc ứng dụng những công nghệ này vào tuyển dụng chưa thật sự phổ biến, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, chưa ứng dụng thành thạo.

CMCN 4.0 cơ hội và thách thức cho ngành bán lẻ
Ông Hoàng Sơn Công - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp và chuyển giao công nghệ ngành bán lẻ nêu rõ, sự phát triển của CMCN 4.0 mang đến những thách thức với doanh nghiệp

Hơn hết, quản lý doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Mặc dù so với trước đây hiện chúng ta đã dễ dàng hơn nhiều về truy xuất nguồn gốc, nhưng nếu nhà bán lẻ không kịp ứng dụng công nghệ vào bán hàng thì hệ thông bán lẻ rất dễ “bị bóc phốt” gây ảnh hưởng, sụp đổ ngay trong một thời gian ngắn. Trước đây nhà bán lẻ bảo lãnh với người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, những hiện nay nhà bán lẻ cần hợp tác với nhà sản xuất, ứng dụng công nghệ vào hoạt động phân phối. Từ đó, giảm thiểu rủi ro với chính nhà bán lẻ. Ngoài ra, ứng dụng này cũng sẽ hỗ trợ việc xử lý phản ánh về chất lượng hàng hóa, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng.

Về hoạt động quảng cáo hàng hóa, theo ông Công, những phát triển về công nghệ khiến hình thức quảng cáo đa dạng hơn, lan truyền nhanh hơn những sản phẩm quảng cáo truyền thống. Đơn cử như hoạt động livetream, có sức lan tỏa nhanh hơn rất nhiều so với quảng cáo trên truyền hình hay hình thức bán hàng bằng hotline cổ điển. Nếu doanh nghiệp không phát triển hình thức quảng cáo theo phát triển công nghệ, rất có thể tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh.

Cũng chia sẻ những khó khăn của ngành bán lẻ, TS. Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng, hành vi người tiêu dùng đang thay đổi. Điều này cho thấy thói quen tiêu dùng của người dân, dùng hàng hiệu để khẳng định mình. Biến hàng hiệu thành tài sản, thành sản phẩm tích trữ tài sản để lại đời sau. Điều này đã biến nhà bán hàng hiệu thành người giàu nhất thế giới.

Đáng chú ý, trước đây, người tiêu dùng, chuyên gia, doanh nghiệp quan tâm đến sự chuyên nghiệp của các nhà bán lẻ, tuy nhiên, thời gian qua đã phát triển mạnh công nghệ, biến người người, nhà nhà trở thành người bán lẻ. "Tôi rất quan ngại về vấn đề này. Thời điểm hiện nay, quyết định chuỗi sản xuất, không phải nhà sản xuất mà là nhà bán lẻ, hệ thống phân phối mới là người cuối cùng quyết định chuỗi giá trị. Theo đó, thời nay, các nhà bán lẻ nắm bắt được thói quen, nhu cầu của người tiêu dùng rồi đưa thông tin đến nhà sản xuất, nhà thiết kế từ đó quyết định hệ giá trị, giá trị sản xuất" - ông Ánh nói.

Đứng trên phương diện người tiêu dùng, người được hưởng những dịch vụ của ngành bán lẻ, Luật sư Trần Xuân Tiền cho rằng, việc phát triển của ngành bán lẻ đã khắc phục được những khó khăn mà như trước đó thời bao cấp chúng ta phải xếp hàng để chờ mua. Việc bùng nổ công nghệ cũng giúp cho ngành bán lẻ ngày càng phát triển hơn. Hiện nay chúng ta có thể ngồi tại nhà, tại nơi làm việc mà vẫn có thể mua sắm mọi thứ. Đây có lẽ là con đường phát triển tất yếu và duy nhất của ngành bán lẻ.

Luật sư Trần Xuân Tiền cho rằng, Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành bán lẻ. Trên phương diện của một luật sư, trước tiên tôi kiến nghị để ngành bán lẻ phát triển, cần sự phối hợp chặt chẽ của Nhà nước, các doanh nghiệp bán lẻ và toàn bộ người sản xuất. Bán lẻ với thói quen không dùng hóa đơn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì không kê khai thuế vi phạm nguyên tắc của ngành thuế, có thể khiến doanh nghiệp, nhà bán bẻ bị truy thu số tiền cực lớn.

Ngành bán lẻ cần phổ cập để toàn bộ các nhà bán lẻ nắm được toàn bộ các quy định, từ đó đóng góp phát triển kinh tế xã hội, phát triển Nhà nước và cũng phát triển bền vững doanh nghiệp của mình.

Một điểm nữa, theo luật sư Tiền liên quan đến kiểm soát chất lượng hàng hóa trong thương mại điện tử, để nâng cao quản lý chất lượng ngành này, chúng ta cần chuyên nghiệp hóa lực lượng vận chuyển, shipper. Từ đó, có những quy định pháp luật để đóng góp, quản lý lực lượng này. Đơn cử như những quy định về ký quỹ, về nguyên tắc giao nhận hàng, kiểm tra chất lượng hàng hóa khi nhận hàng vận chuyển,… "Phải làm được những việc này, luật hóa các quy định thì sẽ giải quyết được việc đảm bảo chất lượng hàng hóa trong thương mại điện tử" - Luật sư Tiền nêu rõ.

Lan - Hùng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bán lẻ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động