Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản

Nhiều nhà vườn, Hợp tác xã địa phương đã có thêm kênh tiêu thụ nông sản, duy trì giá trị gia đình qua những vườn cây trái nhờ nền tảng công nghệ.
Tiêu thụ vải thiều và nông sản chủ lực: Bài học gì từ huyện Lục Ngạn? Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng

“Bây giờ dân gắn bó với vườn ít…”

“Bố mẹ mình nói hãy học cho giỏi, để ra ngoài làm việc, và đừng làm gì với trái vải nữa, vì quá vất vả” - chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã vải Lục Ngạn Xanh (Bắc Giang) chia sẻ với chúng tôi.

Cùng hoàn cảnh, anh Nguyễn Thanh Dự - một chủ vườn măng cụt ở Cần Thơ cũng hiểu rõ những vất vả của cha mẹ khi cả đời gắn bó với nghề làm nông, nhưng không vì thế mà từ bỏ vườn cây trái đã nuôi mình lớn khôn.

“Cây này thuộc dạng cây lâu năm, trồng từ thời ông bà, trải qua thời chiến tranh, giờ cũng ngót trăm tuổi” - anh Nguyễn Thanh Dự tự hào giới thiệu cây măng cụt “lớn tuổi” nhất trong vườn mình. Anh đã dành rất nhiều thời gian phòng ngừa sâu bệnh, chăm chút cho cây, thường xuyên tỉa cành để hạn chế gãy cành do thời tiết. “Mình mà không để ý nó dễ bị sâu đục thân, là chết cây luôn”, anh nói.

Gia đình anh Dự đã nhiều thế hệ gắn bó với vườn măng cụt. Vườn cây trái này đã được cha mẹ anh nuôi dưỡng, chăm sóc, rồi cũng chính nó đã “tưới tiêu” cho anh những năm tháng tuổi thơ nhiều kỷ niệm, cùng cha mẹ nuôi anh lớn khôn. Hiện nay, vườn măng cụt của anh Dự rộng hơn 10 công đất, với khoảng gần 300 cây.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản

Măng cụt được thu hoạch, phân loại vào từng rổ trước khi được thu mua

Theo anh Dự, trồng măng cụt chăm sóc không khó, không cần phun thuốc mà chỉ cần bón phân và để cây phát triển tự nhiên đến khi chín thì bẻ trái. Nhưng cây phải 5 năm mới cho trái, và cây không ra trái đều năm nên có “năm được, năm thất”. Trung bình trồng 100 gốc thì thu hoạch 1 đợt khoảng 50 gốc, 50 gốc còn lại sang năm mới thu hoạch được.

Thời cha mẹ anh Dự, măng cụt chỉ bán được cho thương lái. Mùa nào thương lái không lấy, là cả nhà chỉ biết chia nhau ăn, hoặc coi như bỏ. “Chỉ có họ là chịu mua cho mình, nên có khi sản lượng không cao vẫn bị họ ép giá. Trồng với thu hoạch thì cực, tốn thời gian mà có những lúc chẳng lời được bao nhiêu đâu” - anh Dự tâm sự. “Bây giờ, dân gắn bó với vườn ít!”.

Chị Nguyễn Thị Minh Thùy, Giám đốc Hợp tác xã Lục Ngạn Xanh, cũng xuất thân là con nhà nông. Chị và cộng sự chứng kiến sự vất vả của cha mẹ - những người nông dân trồng vải thế hệ trước, và khát khao thay đổi.

Chị vẫn không sao quên được những ngày cha mẹ phải “chạy đua với mặt trời”, vì mặt trời lên, nắng gắt là vải sẽ hỏng. Chợ vải bán từ 5 giờ sáng, nhưng từ khi trời còn tối mịt, cha mẹ chị và những người nông dân Lục Ngạn đã phải hái vải, tuốt lá, bó vải. Nhưng nếu đến trưa mà vẫn không bán được, thì chỉ biết ngồi chờ trong vô vọng.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Những xe vải vừa thu hoạch “tấp nập” trên phố

“Đến giờ, mỗi khi thấy người bán vải ngoài đường ngồi chờ thương lái, rồi bị ép giá, mình vẫn chảy nước mắt. Chỉ cách đây vài năm thôi, bố mình cũng thế” - chị Thùy xúc động nói.

Nhưng vẫn có những người không lựa chọn bỏ cuộc

Trong bối cảnh khó khăn đó, HTX Lục Ngạn Xanh đã được thành lập vào năm 2021. Chị Thùy chia sẻ, chị chỉ hy vọng có cách phân phối giúp bà con, không được 100% thì cũng bớt được phần nào đấy, bà con bớt vất vả, mà thương hiệu vải cũng được nhiều người biết đến hơn, hoặc cũng có thể làm người mua của mình yên tâm về độ an toàn, chất lượng.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Chị Thùy tự hào giới thiệu về chất lượng vải Lục Ngạn đến mọi người

“HTX Lục Ngạn Xanh có khoảng 13 thành viên sản xuất vải thiều, cả già cả trẻ, vì nằm trong khu vực đồn vải nổi tiếng của huyện Lục Ngạn nằm, chất lượng ngon, được trồng trên những đoạn núi đá ghềnh, nhiều khoáng nên vải ngọt ngon, màu sắc đỏ sẫm.” – chị Thùy nói.

“Nói thật là việc ra đường thu mua cũng phần nào hỗ trợ bà con - nhưng làm như vậy thì không kiểm soát được độ an toàn của vải” - Thùy cho rằng, cần phải có những kênh phân phối bền vững hơn, cả về sản lượng và việc kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Chị Thùy chia sẻ, một trong số những kênh tiêu thụ ổn định cho vải thiều của Lục Ngạn Xanh là nền tảng Grab. Năm nay cũng là năm thứ hai dự án GrabConnect đồng hành cùng chị Thuỳ và các cộng sự của chị để đưa vải thiều chính vụ chợ “số” GrabMart.

Theo chị Thùy, phân phối sản phẩm qua dự án GrabConnect mang lại cho nông dân rất nhiều lợi ích. Vì đây là dự án dài hạn, Grab cũng là doanh nghiệp lớn, nên truyền thông thương hiệu tốt và có thể truyền tải câu chuyện về sản phẩm tốt hơn.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Những quả vải Lục Ngạn dày cơm, vỏ mỏng được thu hoạch trực tiếp tại vườn

“Người nông dân không có thời gian, và cũng không biết cách để kể câu chuyện về sản phẩm của mình. Grab đã làm được điều đó, mình hy vọng là sản lượng vải bán được qua các kênh online như thế sẽ tốt hơn trong năm nay” - chị Thùy nói.

Còn với anh Dự, năm nay là năm đầu tiên anh tham gia dự án GrabConnect. Anh vui vẻ chia sẻ: “Giờ có bên HTX với Grab hỗ trợ đầu ra cho vườn, tôi thấy sản lượng tiêu thụ tốt hơn trước nhiều. Mình không bị phụ thuộc vào một kênh đầu ra duy nhất, giá cả cũng ổn định hơn nữa. Trái cây của mình cũng đến được với nhiều người tiêu dùng hơn nên vui lắm”, anh Dự hào hứng chia sẻ.

Theo Bộ Công Thương, thị trường trong nước vẫn là thị trường tiêu thụ quan trọng đối với các sản phẩm nông sản. Một mặt, giảm áp lực cho hoạt động xuất khẩu nhất là trong bối cảnh thị trường thế giới có nhiều biến động bất lợi, khó lường. Mặt khác, bình ổn thị trường trong nước, cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu giúp người tiêu dùng trong nước được tiêu thụ các sản phẩm đúng vụ có chất lượng cao, giá cả phù hợp, tiêu dùng thuận tiện. Việc đa dạng được các kênh phân phối qua các kênh trực tiếp và gián tiếp, các nền tảng thương mại điện tử và doanh nghiệp công nghệ sẽ giúp mở đầu ra ổn định hơn cho tiêu thụ nông sản.

Chuyện về vườn vải thiều Lục Ngạn và vườn măng cụt 100 tuổi: Khi công nghệ mở lối tiêu thụ nông sản
Thông qua sự kết nối của dự án GrabConnect, măng cụt được các đối tác cửa hàng GrabMart tiêu thụ trên cả kênh online và tại cửa hàng

Chị Thùy, anh Dự - những người con gắn bó với nghề nông đã tìm thấy được hướng đi mới cho hành trình “nuôi dưỡng” những giá trị truyền thống của gia đình. Trên hành trình này, sự đồng hành của các nền tảng công nghệ, những dự án như GrabConnect đã góp phần không nhỏ trong việc tháo gỡ những khó khăn về tiêu thụ, quảng bá… cho các nhà vườn, bà con nông dân. Qua đó, họ được tham gia vào quá trình chuyển đổi số và hưởng lợi từ nền kinh tế số.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tiêu thụ nông sản

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Tuyên Quang: Chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, phát triển chợ, siêu thị

Sở Công Thương 2 tỉnh An Giang và Tuyên Quang đã triển khai thỏa thuận, hợp tác phát triển về lĩnh vực Công Thương giữa hai địa phương.
6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình lần thứ IV năm 2024 vừa được tổ chức thành công đã thông qua Quyết tâm thư với 6 nhiệm vụ và chỉ tiêu chính.
Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm qua, tỉnh Hoà Bình luôn quan tâm, dành nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh.
Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Sơn La: Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ nông sản bền vững

Hiện toàn tỉnh Sơn La có 39 chuỗi rau, 178 chuỗi quả, 15 chuỗi chè, cà phê; trên 100 cơ sở áp dụng VietGAP, GlobalGAP... giúp tiêu thụ nông sản bền vững.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Bắc Kạn: Đẩy mạnh chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Đẩy mạnh chuyển đổi số bằng cách đưa nông sản lên các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội là giải pháp tiêu thụ nông sản Bắc Kạn hiệu quả.

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu: Tìm thị trường bền vững cho các sản phẩm chè

Lai Châu hiện có diện tích chè kinh doanh rộng 8.400 ha, năng suất và sản lượng chè tăng trưởng. Toàn tỉnh đang hướng đến phát triển bền vững cây chè.
Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Chung tay xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi

Việt Nam có hàng ngàn sản phẩm miền núi có chất lượng cao. Xây dựng thương hiệu cho nông sản miền núi là giải pháp quan trọng nâng cao giá trị.
Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Đưa nông sản chủ lực của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái đang linh hoạt sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản đến tay người tiêu dùng.
Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Bắc Kạn: Đẩy mạnh phát triển thương mại, tạo cầu nối vững chắc giữa sản xuất với tiêu dùng

Sau hơn 3 năm triển khai Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều kết quả tích cực.
Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

Petrolimex Hà Giang: Đảm bảo nguồn cung xăng dầu và lan toả nghĩa tình đồng bào

57 năm qua, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, chính trị vùng biên.
Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Longform | Xây dựng chuỗi liên kết, nâng cao giá trị cà phê Sơn La

Bằng việc liên kết chặt giữa người nông dân và doanh nghiệp, giá trị cà phê Sơn La đã không ngừng tăng cao.
Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Quý IV, sẽ có khoảng 400 tấn nông sản được tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử buudien.vn

Thời gian qua, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã hỗ trợ tiêu thụ rất nhiều loại nông sản của các địa phương miền núi.
Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Ca cao tăng giá, người trồng phấn khởi

Năm nay, ca cao liên tục giữ giá, nhiều người trồng cao cao phấn khởi. Sản xuất theo hướng hữu cơ giúp ca cao ổn định đầu ra, giá bán cao.
Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Khẳng định giá trị thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’

Thương hiệu ‘Đà Lạt - Kết tinh kỳ diệu từ đất lành’ tạo sự vượt trội về chất lượng, uy tín của sản phẩm và ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng.
Longform |

Longform | 'Xanh hoá' sản phẩm, khẳng định thương hiệu nông sản trên thị trường

Phát triển sản phẩm quế hữu cơ hướng đến thị trường toàn cầu sẽ là giải pháp quan trọng để đưa quế, hồi của Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế.
Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Hoà Bình: Gia tăng tiêu thụ cam Cao Phong trên sàn thương mại điện tử

Sản phẩm cam Cao Phong của Hoà Bình đã và đang được hỗ trợ tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử, giúp mở rộng đầu ra, gia tăng giá trị.
Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Longform | Sàn thương mại điện tử Việt tăng cường hỗ trợ tiêu thụ nông sản miền núi

Nhiều năm đi vào vận hành, sàn thương mại điện tử buudien.vn đã đồng hành với bà con nông dân miền núi trong tiêu thụ nông sản.
Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Sạt lở ở Hà Giang, hàng hóa thiết yếu vận chuyển ra sao?

Cùng với quốc lộ 2, hiện nhiều tuyến đường liên huyện, xã của Hà Giang cũng bị sạt lở nghiêm trọng, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu được tỉnh ưu tiên.
Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Bắc Kạn tập trung phát triển và quản lý chợ

Tỉnh Bắc Kạn đang tập trung triển khai thực hiện Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ.
Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Quảng Ninh: Tăng cường quảng bá, nâng cao giá trị chè Hải Hà

Chè là một trong những sản phẩm thế mạnh của huyện miền núi Hải Hà - Quảng Ninh và được địa phương này triển khai nhiều giải pháp quảng bá, nâng cao giá trị.
Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Nông sản Bắc Kạn tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành

Tham dự hội nghị kết nối cung cầu giữa TP. Hồ Chí Minh và tỉnh thành, Bắ Kạn đã giới thiệu đặc sản, dịch vụ đặc sắc, với các sản phẩm OCOP đặc trưng của tỉnh.
Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Quảng Ngãi: Nâng tầm giá trị nông sản miền núi

Phiên chợ kết nối tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Quảng Ngãi 2024 là cơ hội để nông sản vùng cao đến với người tiêu dùng.
Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Bưu điện tỉnh Điện Biên hỗ trợ tiêu thụ nông sản địa phương

Thời gian qua, Bưu điện tỉnh Điện Biên đã triển khai gian hàng OCOP tại Bưu điện thành phố Điện Biên Phủ và đưa sản phẩm lên sàn buudien.vn
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Hỗ trợ tiêu thụ nông sản Lai Châu trên sàn thương mại điện tử

Đến nay, tỉnh Lai Châu đã hỗ trợ đưa 1.911 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Buudien.vn (trong đó có 45 sản phẩm OCOP; 1.869 sản phẩm nông sản).
Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Tăng cường tiêu thụ nông sản Đắk Nông trên nền tảng thương mại điện tử

Thời gian qua, đã có nhiều sản phẩm nông sản Đắk Nông được tiêu thụ hiệu quả qua sàn thương mại điện tử.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động