Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng

Mùa vụ 2023, Bắc Giang xác định tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng.

Nông sản Sơn La tiêu thụ tốt trên sàn thương mại điện tử Thương mại điện tử liên kết vùng, giải bài toán tiêu thụ nông sản

Từ ngày 15/6 đến hết ngày 2/7/2023, người tiêu dùng tại TP Hồ Chí Minh sẽ có cơ hội mua và thưởng thức ba dòng vải đặc sản của Bắc Giang trực tiếp trên Lazada là vải U hồng, vải Thiều Lục Ngạn và vải Lai sớm - ba giống vải này không chỉ mang đến độ tươi ngon, ngọt và hương thơm đặc trưng, mà còn được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Nhật Bản và châu Âu. Tất cả sản phẩm đều được thu mua từ vườn trực tiếp, sau đó qua quy trình lựa chọn và phân loại kỹ càng, bảo quản và đóng gói theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Chỉ sau 2-4 giờ, hàng hóa sẽ được giao tới tay người tiêu dùng với chi phí thấp hơn từ 25% đến 30% so với giá bán trên thị trường.

Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng
Lazada hỗ trợ tiêu thụ vải thiều

Cùng với tiêu thụ vải thiều trên sàn thương mại điện tử Lazada, năm nay, Bắc Giang xác định tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng của việc tiêu thụ nông sản. Giải pháp này giúp kích cầu tiêu thụ nội địa trong bối cảnh dịch bệnh cũng như xu hướng mua hàng của người dân có những thay đổi.

Đơn cử, mới đây, UBND huyện Tân Yên (Bắc Giang), Công ty TNHH Tư vấn đầu tư phát triển ứng dụng công nghệ NYP phối hợp tổ chức hội nghị tiếp nhận sàn thương mại điện tử nông sản huyện Tân Yên.

Trên địa bàn huyện Tân Yên hiện có nhiều nông sản đặc trưng, sản phẩm OCOP như: Vải thiều sớm Tân Yên, vú sữa Tân Yên, măng lục trúc, ổi lê Tân Yên... Từ đầu năm đến nay đã có khoảng 30 hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh đăng ký tham gia sàn thương mại điện tử.

Trên sàn thương mại điện tử, nông sản Tân Yên sẽ có các gian hàng. Đối với nhà bán hàng, sau khi đăng ký tài khoản sẽ vào cập nhật, đăng tải hình ảnh, thông tin sản phẩm trên gian hàng của mình. Cùng đó dễ dàng quản lý doanh thu, đơn hàng mới, thống kê doanh thu, hàng tồn...

Các hộ sản xuất nông nghiệp, hợp tác xã cũng sẽ được hỗ trợ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế. Khi sử dụng sàn thương mại điện tử, việc mua bán hàng hóa diễn ra nhanh chóng, ở bất cứ đâu và bất kỳ thời gian nào. Qua đó tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại.

Theo Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, trong năm 2022, tỉnh Bắc Giang đã hỗ trợ được 40 hợp tác xã và doanh nghiệp mở các gian hàng trên các sàn thương mại điện tử và tổ chức hướng dẫn bà con ngay tại vườn cách làm hình ảnh thế nào, tiếp nhận đơn hàng chốt đơn hàng, cách đóng gói, quy trình vận chuyển hàng đến tay với người tiêu dùng ra sao, từ đó tăng lượng tiêu thụ.

Trên cơ sở đó, Bắc Giang đã nghiên cứu và xây dựng các chính sách cho giai đoạn 2021-2025 bằng việc khuyến khích người dân ứng dụng thương mại điện tử. Trong đó, Bắc Giang đã tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản của Bắc Giang thông qua chuyển đổi số. Thông qua đó, làm việc với các bạn hàng tại Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc với tần suất dày đặc.

Bắc Giang: Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử là hướng đi quan trọng
Tiêu thụ nông sản qua sàn thương mại điện tử giúp mở rộng đầu ra cho nông sản Bắc Giang

Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử, ngày 26/5/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Công văn số 2749/UBND-KGVX yêu cầu các sở, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh đẩy mạnh hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị của tỉnh tiếp tục bám sát các chương trình, kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh đã ban hành để tổ chức triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn tỉnh Bắc Giang.

UBND huyện, thành phố có trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, liên quan, Bưu điện tỉnh Bắc Giang tổ chức phổ biến, tập huấn, đào tạo kỹ năng số cho hộ sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ kết nối hộ sản xuất nông nghiệp với sàn thương mại điện tử để hướng dẫn tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử. Đảm bảo 100% các sản phẩm OCOP đáp ứng tiêu chí 3 sao trở lên của địa phương được đưa lên sàn thương mại điện tử. Kịp thời cung cấp thông tin mùa vụ, sản lượng thu hoạch, nuôi trồng; thời điểm thu hoạch sản phẩm nông nghiệp; khung giá thu mua sản phẩm nông sản ổn định; xác nhận chủng loại và phẩm cấp sản phẩm nông sản cho các đơn vị cung cấp sàn thương mại điện tử.

Chỉ đạo các phòng, đơn vị chức năng, UBND xã, phường, thị trấn, các Tổ công nghệ số cộng đồng làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn hộ sản xuất nông nghiệp truy cập vào các sàn thương mại điện tử để tạo tài khoản và đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử; tuyên truyền về khung giá bán, tiêu chuẩn áp dụng (Global Gap, VietGap...), chất lượng, thông tin vệ sinh phòng dịch của sản phẩm, thời gian bán... đến người tiêu dùng trên cả nước.

Các cơ quan truyền thông của tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về các sàn thương mại điện tử. Trong đó, tập trung chính vào sàn Postmart.vn (Tổng công ty Bưu điện Việt Nam) nêu bật những ưu việt, lợi ích để khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức và người dân tham gia giới thiệu, bán sản phẩm, hàng hóa thông qua sàn thương mại điện tử. Đăng tin liên quan đến việc kết quả tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của từng huyện, thành phố trên các phương tiện báo chí.

Bưu điện tỉnh Bắc Giang đảm bảo nguồn lực, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng công nghệ đáp ứng năng lực vận hành của sàn thương mại điện tử phục vụ các hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tham gia giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Cử nhân viên tham gia vào quá trình hỗ trợ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường mạng. Hướng dẫn đăng ký tài khoản khi tham gia sàn thương mại điện tử, đăng ký tài khoản thanh toán trực tuyến trên sàn thương mại điện tử. Hướng dẫn thực hiện quy trình đóng gói - kết nối - giao nhận để các tổ chức, cá nhân tác nghiệp trong quá trình mua bán trên sàn thương mại điện tử.

Có phương án kịp thời chuyển phát sản phẩm đến tay người tiêu dùng để đảm bảo chất lượng tốt nhất các sản phẩm của địa phương được bán trên sàn thương mại điện tử. Đồng thời, chủ động phối hợp với các đơn vị để làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền quảng bá, giới thiệu các sản phẩm địa phương với các địa phương khác trong nước và quốc tế.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thương mại điện tử

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Petrolimex Hà Giang: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng qua các phong trào thi đua

Thông qua các phong trào thi đua, Petrolimex Hà Giang phát huy vai trò chủ đạo của DNNN trong đảm bảo nguồn cung và bình ổn thị trường xăng dầu.
Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Mới đây, tại làng Ia Nueng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, diễn ra phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ cà phê Arabica Sơn La có gì đặc biệt?

Hợp tác xã Cà phê Bích Thao (Sơn La) đã thử nghiệm và chế biến thành công sản phẩm cà phê hòa tan sấy thăng hoa từ hạt cà phê Arabica cao cấp.
Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Longform | Những “Giọt lành” núi Tản

Là một trong những sản phẩm đặc trưng của Thành phố Hà Nội, rượu mơ núi Tản đã được nâng tầm giá trị, tạo thành một món quà quý.
Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Lào Cai thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sở Công Thương, Ban Dân tộc, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) phối hợp tổ chức Phiên chợ văn hóa thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.

Tin cùng chuyên mục

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Đắk Lắk: Xây dựng nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk”

Ủy ban nhân dân huyện Krông Búk vừa phê duyệt thực hiện Đề án Xây dựng và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Sầu riêng Krông Búk” cho địa phương.
Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Tăng doanh thu nhờ đưa hàng hóa Yên Bái lên sàn thương mại điện tử

Sở Công Thương Yên Bái triển khai nhiều hoạt động xúc tiến thương mại nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã đưa hàng hóa lên các sàn giao dịch thương mại điện tử
Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

Huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023

UBND huyện Đăk Hà (Kon Tum) vừa tổ chức Phiên chợ nông nghiệp sạch năm 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.
Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hà Giang: Quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm của thanh niên khởi nghiệp

Hội chợ xúc tiến thương mại và thu hút đầu tư Hà Giang năm 2023 là cơ hội để địa phương quảng bá và xúc tiến tiêu thụ sản phẩm thế mạnh.
Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Lục Ngạn dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi, sản phẩm đặc trưng

Năm 2023, huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) dành hơn 1 tỷ đồng cho hoạt động xúc tiến tiêu thụ cam, bưởi và sản phẩm đặc trưng.
Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Điểm tên 2 khó khăn lớn nhất khi đưa hàng hóa, nông sản của đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối

Kho trung chuyển sẽ là giải pháp tháo gỡ nút thắt trong việc đưa nông sản đồng bào dân tộc vào chuỗi phân phối.
Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Năm 2024: Lào Cai dự kiến tổ chức 21 hội chợ, triển lãm thương mại

Sẽ có 21 hội chợ, triển lãm thương mại được tổ chức trong năm 2024 trên địa bàn 9 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Lào Cai.
Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023

Từ ngày 3 - 7/10, tỉnh Hòa Bình tổ chức Phiên chợ vùng cao năm 2023, với chủ đề "Chợ phiên - Nét đẹp vùng cao".
Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Sơn La: Tìm đầu ra cho các sản phẩm sơn tra

Tại phiên chợ vùng cao Co Mạ mới đây, UBND huyện Thuận Châu phối hợp với các cá nhân, tổ chức livestream quảng bá sơn tra (táo mèo), các sản phẩm OCOP của huyện
Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Sơn La: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho sản phẩm long nhãn

Việc xây dựng thành công thương hiệu sẽ giúp sản phẩm long nhãn Sơn La dễ dàng tìm được đầu ra.
Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Longform | Đặc sản miền núi được ưa chuộng trên sàn thương mại điện tử

Chỉ cần 1 cú click chuột, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được nhiều sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.
Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Gia Lai xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước

Tổng nhu cầu kinh phí tỉnh Gia Lai thực hiện đề án xây dựng vùng nguyên liệu nông - lâm sản đạt chuẩn dự kiến khoảng 490,435 tỷ đồng.
Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Longform | Lạng Sơn: Hiệu quả cao từ vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết

Việc xây dựng mô hình vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chuỗi liên kết đã giúp tiêu thụ nông sản của bà con Lạng Sơn dễ dàng hơn.
Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Longform | Lào Cai: Nâng cao giá trị và tìm thị trường ổn định cho sản phẩm quế

Sản phẩm quế của Lào Cai ngày càng nâng cao chất lượng và được thị trường ưa chuộng. Lào Cai đang nỗ lực tăng giá trị cho sản phẩm này.
Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Lào Cai: Đặt mục tiêu đưa cây quế trở thành ngành hàng phát triển bền vững

Đứng thứ hai cả nước về diện tích trồng quế, hiện tỉnh Lào Cai đang hướng đến phát triển ngành quế bền vững, đưa sản phẩm quế trở thành hàng hóa có chất lượng.
Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Vì sao na Chi Lăng chinh phục được người tiêu dùng Thủ đô?

Cùi dày, ít hạt và có vị thơm ngon đặc trưng của núi rừng xứ Lạng, na Chi Lăng từng bước chinh phục người tiêu dùng Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.
Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Đẩy mạnh quảng bá, tiêu thụ sản phẩm na Chi Lăng

Thương hiệu na Chi Lăng (Lạng Sơn) đã được thị trường trong nước biết đến, được phân phối trong hệ thống các siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn.
Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản thế mạnh

Việc xây dựng các điểm phân phối là giải pháp quan trọng giúp tiêu thụ hiệu quả các sản phẩm OCOP và nông sản thế mạnh của Bắc Kạn.
Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Nghệ An: Giá gừng tăng mạnh, nguồn cung khan hiếm

Người trồng gừng ở các tỉnh miền núi Nghệ An đang phấn khởi khi vụ này giá gừng tăng cao,đạt khoảng 30.000 đồng/kg, nhưng không còn hàng để bán.
Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Thái Nguyên: Kết nối tiêu thụ cho quả na Võ Nhai

Cây na đã trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân Võ Nhai (Thái Nguyên). Địa phương này vừa tổ chức sự kiện xúc tiến tiêu thụ na Võ Nhai.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động