Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhanh chóng, sát sao trong điều hành mặt hàng xăng dầu

Chuyên gia Vũ Vinh Phú đánh giá cao sự sát sao, nhanh chóng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong việc điều hành xăng dầu, đảm bảo nguồn cung không bị thiếu hụt.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp trực tuyến về bảo đảm nguồn cung xăng dầu Thông tin toàn cảnh cuộc họp khẩn về nguồn cung xăng dầu, cơ quan quản lý nói gì về “kêu cứu” lỗ do chiết khấu?

Thưa ông, ông đánh giá gì về nỗ lực của Bộ Công Thương thời gian qua trong việc đảm bảo nguồn cung xăng dầu, trong bối cảnh mà những xung đột trên thế giới khiến nhiều quốc gia thiếu hụt xăng dầu và giá cả xăng dầu tăng lên rất cao?

Phải khẳng định rằng điều hành xăng dầu là việc khó bởi đây là mặt hàng thiết yếu, là đầu vào của nhiều hàng hóa tác động đến tất cả các mặt hàng khác. Năm vừa rồi, do ảnh hưởng của đại dịch và các xung đột chính trị trên thế giới nên việc điều hành lại càng khó khăn hơn do giá xăng dầu lên xuống thất thường, khiến cả việc điều hành giá và đảm bảo nguồn cung không dễ dàng.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhanh chóng, sát sao trong điều hành mặt hàng xăng dầu
Chuyên gia Vũ Vinh Phú

Trong bối cảnh như vậy, Bộ Công Thương đã có những cố gắng rất lớn trong việc điều hành xăng dầu, đáp ứng đủ nhu cầu, không để đứt gãy chuỗi cung ứng với lượng sử dụng khoảng 20 triệu tấn/năm, cung ứng cho 97 triệu dân và hàng chục vạn doanh nghiệp, tàu cá… Việc điều hành giá cũng có nhiều nỗ lực, có lên, có xuống, phù hợp với diễn biến giá trên thị trường thế giới.

Ngay trong việc quản lý thị trường trong lĩnh vực bán lẻ chuỗi cung ứng xăng dầu với hàng vạn cây xăng trên cả nước, lực lượng quản lý thị trường đã nỗ lực, dù địa bàn quản lý trải dài, nhiều khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa... Trong khi đó, khu vực biên giới vẫn còn xảy ra tình trạng thẩm lậu xăng dầu rất phức tạp.

Đặc biệt, tôi đánh giá rất cao Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong việc ngay lập tức có các cuộc họp chỉ đạo ngay khi thị trường chớm có vấn đề phức tạp. Đơn cử, ngay trong ngày 26/8, Bộ trưởng đã có cuộc họp với lực lượng quản lý thị trường và các đơn vị chức năng khi chỉ một thời gian ngắn trước đó, có thông tin doanh nghiệp phản ánh là thiếu nguồn cung. Điều này thể hiện sự sát sao của người đứng đầu ngành Công Thương, trong bối cảnh điều hành xăng dầu – phải khẳng định lại rằng, là rất phức tạp. Bộ trưởng Bộ Công Thương căn cứ trên sản lượng sản xuất và hàng nhập khẩu của các thương nhân đầu mối để tự tin khẳng định không thiếu hàng là đúng. Việc minh bạch thông tin này là rất quan trọng để người dân và doanh nghiệp yên tâm.

Chuyên gia Vũ Vinh Phú: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nhanh chóng, sát sao trong điều hành mặt hàng xăng dầu
Việc điều hành xăng dầu thời gian qua của Bộ Công Thương được đánh giá cao

Vừa qua, Bộ Công Thương đã mạnh tay xử phạt 7 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì những vi phạm trong sản xuất kinh doanh và lưu thông phân phối. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp bán lẻ lại cho rằng, việc xử phạt các doanh nghiệp đầu mối này khiến họ bị đứt nguồn cung, gây thiếu xăng dầu cục bộ. Ông bình luận gì về vấn đề này?

Thứ nhất, phải khẳng định rằng, việc xử phạt doanh nghiệp đều được căn cứ trên các quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sai ở mức nào thì chịu phạt ở mức đó. Đây là điều không phải bàn cãi.

Thứ hai, để nói rằng vì doanh nghiệp bị xử phạt mà doanh nghiệp phân phối không có xăng dầu để bán thì là điều chưa thỏa đáng. Bởi lẽ, việc xử phạt đã được công khai, nên doanh nghiệp phân phối hoàn toàn có thể tìm các nguồn cung ứng khác. Việc thiếu hụt có thể xảy ra cục bộ, tuy nhiên, hoàn toàn có thể khắc phục được.

Được biết, hiện đã có 5/7 doanh nghiệp được trả giấy phép và đến ngày 14/9 tới đây, các cơ quan chức năng sẽ hoàn thành trả lại giấy phép xuất nhập khẩu xăng dầu cho cả 7 doanh nghiệp. Do đó, việc thiếu hụt nguồn cung nếu có cũng sẽ sớm được giải quyết. Còn đâu đó có những doanh nghiệp cứ vin vào cớ không nhập được hàng từ các doanh nghiệp này mà kêu thiếu hàng, dừng bán thì cũng đã không làm hết trách nhiệm của mình.

Thứ ba, thông qua vụ việc lần này, cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc kiểm tra kiểm soát thị trường và minh bạch thông tin. Lực lượng quản lý thị trường cần sớm công bố thông tin về tình hình kiểm tra kiểm soát thị trường, doanh nghiệp nào làm đúng thì tuyên dương, doanh nghiệp nào sai sót ít thì rút kinh nghiệm, doanh nghiệp nào sai sót nhiều thì tước giấy phép, thậm chí xử lý nghiêm trước pháp luật... Việc công bố sớm cũng sẽ giúp doanh nghiệp sớm chủ động nguồn cung.

Nguồn cung và giá cả xăng dầu thời gian tới vẫn được đánh giá sẽ có những diễn biến khó lường. Ông có những khuyến cáo gì cho cơ quan chức năng để làm tốt hơn nữa việc điều hành mặt hàng này trong thời gian tới?

Theo quan điểm của tôi, để điều hành mặt hàng xăng dầu tốt hơn thời gian tới, phải có hình thức khác cho quỹ bình ổn giá xăng dầu, thay vì xây dựng quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng tiền, thì thay bằng dự trữ xăng dầu. Nói như vậy không có nghĩa phủ nhận hết vai trò của quỹ bình ổn xăng dầu. Bởi thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã làm tốt vai trò như một cái van giữ cho giá xăng dầu không tăng cao quá đột biến. Tuy nhiên, quỹ chỉ có tác dụng khi giá xăng dầu biến động ở biên độ thấp. Chứ tăng cao quá đột biến như thời gian vừa qua thì quỹ không thể gánh nổi. Thậm chí đã có thời điểm quỹ bình ổn giá xăng dầu về mức âm.

Do đó, thay vì giữ quỹ bình ổn bằng tiền, thì nên có quỹ bình ổn bằng cách dự trữ xăng dầu. Đây cũng là giải pháp được rất nhiều quốc gia áp dụng vì khi giá thấp mua vào, khi giá cao thì sử dụng chính nguồn khi mua giá thấp để điều điều hòa giá bán bình quân thì sẽ hiệu quả hơn. Và dự trữ xăng dầu này phải do Nhà nước thực hiện với mức dự trữ cao trong khoảng 30 ngày, 60 hoặc 90 ngày.

Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng xăng dầu hiện nay còn qua nhiều khâu trung gian: từ nhập khẩu, đến bán buôn cấp 1, cấp 2 rồi bán lẻ… Đây là nguyên nhân khiến đội chi phí. Do đó, nếu kéo gần lại được chuỗi phân phối này sẽ giúp người tiêu dùng được mua hàng giá thấp hơn, và doanh nghiệp cũng bớt khó khăn khi chỉ nhận được mức chiết khấu thấp.

Đối với quản lý nhà nước, cần nhanh chóng áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý nguồn cung và giá cả xăng dầu. Được biết, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai hệ thống này, song mới thử nghiệm với một số doanh nghiệp lớn. Cho nên thời gian tới cần áp dụng rộng rãi hơn để việc quản lý nguồn cung, giá bán hiệu quả hơn.

Đặc biệt, cần nâng cao hơn nữa vai trò kiểm tra kiểm soát của lực lượng quản lý thị trường. Đây là “cánh tay nối dài” của Bộ trưởng xuống các địa bàn các địa phương, kể cả vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn, vùng biên giới… Quan điểm của tôi về kiểm tra xăng dầu là phải minh bạch, rõ ràng về thông tin. Ai làm tốt được thưởng, ai làm sai thì phạt, phạt mức nào, hình thức ra sao đều phải công khai. Và để làm được điều này, lực lượng quản lý thị trường phải nâng cao chất lượng, đạo đức công vụ, làm đúng trách nhiệm của mình.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Công đoàn Công Thương Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 64): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 4)

Trong những số vừa qua, Báo Công Thương đã đề cập đến toàn bộ các hình thức xử lý vi phạm thành viên hiện đang được áp dụng tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 63): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 3)

Trong số trước, Báo Công Thương đã đề cập đến một số hình thức xử lý vi phạm thành viên tại MXV như nhắc nhở bằng văn bản, cảnh cáo.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 62): Xử lý vi phạm thành viên (Phần 2)

Báo Công Thương đã đề cập đến các nguyên tắc xử lý vi phạm thành viên tại MXV, một số hình thức xử lý vi phạm thành viên đang áp dụng tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 61): Xử lý vi phạm thành viên

Với sự phát triển của thị trường hàng hóa, chuyên mục Hỏi đáp về giao dịch hàng hóa đang ngày càng nhận được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 60): Mua bán hợp đồng hàng hóa phái sinh

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 59): Bán giải chấp trong giao dịch hàng hóa

Trong số trước, Báo Công Thương đã giải đáp thắc mắc của bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 58): Bán khống trong giao dịch hàng hóa

Báo Công Thương thường xuyên nhận được rất nhiều câu hỏi của các bạn đọc về hoạt động bán khống trong giao dịch hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 57): Đòn bẩy trong giao dịch hàng hóa

Trong giao dịch hàng hóa, đòn bẩy giúp các nhà đầu tư gia tăng lợi nhuận tối đa với số vốn ban đầu rất nhỏ.
Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Nhiều "kịch bản" điều hành giá xăng, dầu

Năm 2024, Bộ Công Thương đề ra nhiều giải pháp mới để điều hành giá cũng như bảo đảm nguồn cung xăng, dầu trước những diễn biến khó lường của kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chung sức “vượt bão” đưa nền kinh tế về đích

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ về những kết quả năm 2023 và nhiệm vụ cụ thể trong năm 2024 của ngành.
Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Kỳ vọng xuất khẩu bứt phá

Mặc dù, dự báo kinh tế năm 2024 vẫn đối diện với nhiều khó khăn, song mục tiêu tổng kim ngạch xuất khẩu được đưa ra tăng khoảng 6% so với năm 2023...
Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Cú lội ngược dòng ngoạn mục của ngành công nghiệp

Năm 2023 là một năm đầy khó khăn chưa từng có đối với kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Song lĩnh vực công nghiệp vẫn là một trụ cột của nền kinh tế...
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 56): Hoạt động ký quỹ trong giao dịch hàng hóa

Hoạt động giao dịch ký quỹ tạo ra những cơ hội tốt, nâng cao hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư khi tham gia thị trường giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 55): Quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa

Trong số hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa hôm nay, Báo Công Thương sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc xoay quanh vấn đề quản trị rủi ro trong giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 54): Đáo hạn hợp đồng giao dịch hàng hóa

Trong thị trường giao dịch hàng hóa,ngày đáo hạn hợp đồng là thời điểm rất quan trọng để nhà đầu tư kịp thời thực hiện đóng các vị thế,chốt lời/cắt lỗ hiệu quả.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 53): Hợp đồng hàng hóa tiêu chuẩn, mini và micro

Báo Công Thương đã tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến hoạt động giao dịch hàng hóa tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 52): Các sản phẩm được giao dịch phái sinh tại Việt Nam

Trong các câu hỏi gửi về Báo Công Thương, có rất nhiều câu hỏi của các nhà đầu tư về các sản phẩm đang được giao dịch tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 51): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ tiếp tục giải đáp thêm 1 số thắc mắc của bạn đọc xoay quanh về bài kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 50): Kiểm tra sát hạch cuối khóa tập huấn giao dịch hàng hóa

Trong các câu hỏi liên quan đến khóa tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hóa của MXV, có rất nhiều bạn đọc quan tâm đến bài kiểm tra sát hạch cuối khóa.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 49): Tập huấn nghiệp vụ giao dịch hàng hoá

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ngày càng trở nên sôi động và nhận được sự quan tâm sâu rộng của các nhà đầu tư.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 48):Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV (Phần 2)

Báo Công Thương sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề xoay quanh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 47): Thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại của các thành viên MXV

Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của các thành viên khi tham gia vào thị trường hàng hóa tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV).
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 46): Tạm dừng tư cách thành viên môi giới

Báo Công Thương sẽ tiếp tục làm rõ các vấn đề xoay quanh hoạt động tạm dừng tư cách thành viên của thành viên môi giới tại Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 45): Tạm dừng tư cách thành viên tại MXV

Tiếp nối chuyên mục Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa, trong số này Báo Công Thương sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến việc tạm dừng tư cách thành viên tại MXV.
Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 44): Xử lý vi phạm thành viên

Báo Công Thương đã nhận được các câu hỏi của độc giả về các hoạt động quản lý thành viên của MXV, các vấn đề xoay quanh hình thức xử lý vi phạm thành viên.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động