Chuyên gia “mách nước” doanh nghiệp vừa và nhỏ cách bảo vệ sở hữu trí tuệ
Doanh nghiệp - Doanh nhân Thứ tư, 20/07/2022 - 14:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Nâng cao nhận thức, giảm hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của sinh viên |
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng hiện nay, các doanh nghiệp Việt ngày càng quan tâm đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng. Đặc biệt, vấn đề xây dựng thương hiệu đóng một vai trò rất quan trọng trong việc định danh doanh nghiệp trên thị trường cũng như hoạt động mở rộng thị phần của doanh nghiệp.
Theo kết quả khảo sát doanh nghiệp xây dựng thương hiệu Việt được Bộ Công Thương công bố gần đây, chỉ 20% doanh nghiệp đầu tư xây dựng thương hiệu nhưng cũng chỉ chú trọng đăng ký tại Việt Nam, chưa đăng ký tại thị trường nước ngoài. Kết quả khảo sát này cho thấy có đến 80% doanh nghiệp không quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu, dẫn tới tình trạng sản phẩm Việt Nam dù có chất lượng cao nhưng vẫn chưa tìm được vị trí xứng đáng ở thị trường nội địa và quốc tế.
Tại tọa đàm “Tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu dưới góc nhìn của pháp lý và thực tiễn”, tổ chức mới đây, nhiều chuyên gia đã chia sẻ những kinh nghiệm, những góc nhìn, những câu chuyện đầy tâm huyết, làm thế nào để xây dựng thương hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ và làm chiến lược thương hiệu, vì sự phát triển bền vững của những thương hiệu Việt.
Theo Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn - Trưởng VP Luật sư Phạm & Liên danh, tại Việt Nam, hiện khá phổ biến tình trạng các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chủ quan trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu/ thương hiệu của mình.
“Nhiều doanh nghiệp cứ nghĩ đã “khai sinh” ra thương hiệu và cứ tiến hành quảng bá là ổn, thậm chí có những doanh nghiệp còn không quan tâm đăng ký, dẫn tới trường hợp doanh nghiệp khác đã đăng ký, đến khi có tranh chấp, nhờ luật sư kiện, không những khó “giải oan” được mà còn mất uy tín, ảnh hưởng tới kinh doanh”- Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn cho biết.
Bên cạnh đó, theo Luật sư Phạm Vũ Khánh Toàn, doanh nghiệp khi tạo ra thương hiệu cần lưu ý một số danh từ chung sẽ không được dùng để bảo hộ riêng. Cụ thể, trường hợp thứ nhất, tập hợp từ 1 đến 2 chữ cái khi ghép lại không có khả năng phát âm (ví dụ T, Z) - thì pháp luật không cho bảo hộ. Nếu được bảo hộ thì vẫn được bảo hộ là: “nhãn hiệu được bảo hộ tổng thể, không bảo hộ riêng T, Z”. Như vậy sau này ai cứ sử dụng riêng T, Z thì như vậy sẽ ảnh hưởng cho doanh nghiệp. Trường hợp thứ hai, sử dụng thuật ngữ mang tính mô tả sản phẩm hoặc tên thông thường của sản phẩm. Ví dụ tên một địa danh như “Sài Gòn” sẽ không bảo hộ riêng. Hay với từ “true milk” - hoàn toàn là mô tả sản phẩm và Cục Sở hữu trí tuệ không bảo hộ từ này, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được đăng ký có quyền gắn vào đó từ “true milk” vào sản phẩm”.
Chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng thương hiệu và bảo vệ nhãn hiệu từ công ty mình, ông Lê Quốc Vinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Le Group of Companies cho biết: “Đẹp” là một danh từ chung, nên nhãn hiệu Tạp chí Đẹp nổi tiếng của bên ông không được bảo hộ từ “đẹp” như là tên riêng độc quyền. Tuy nhiên công ty ông đã dùng sự sáng tạo để xây dựng rất nhiều giá trị cho thương hiệu đó từ cách thể hiện đến nội dung nên sản phẩm đã in sâu vào tâm trí của người tiêu dùng và không bị nhầm lẫn với những cái tên na ná như “Đẹp Fashion”. “Đây là cách chúng tôi “tự bảo hộ” tốt nhất cho danh từ chung khó được bảo hộ như đẹp” - ông Vinh khẳng định.
Theo các chuyên gia, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là điều cực kỳ quan trọng và doanh nghiệp cần phải làm sớm để tránh những rủi ro về pháp lý cũng như ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Tổng công ty Điện lực Miền Trung đoàn kết, vượt khó cung cấp điện cho sự phát triển miền Trung – Tây Nguyên

Hội thao Cơ quan Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lần thứ II thành công tốt đẹp

Kiểm toán Nhà nước: 5 công ty thành viên Vicem khai thác trái phép hàng triệu tấn đá vôi

Tập đoàn PC1 nhận giải thưởng quốc tế “Nơi làm việc tốt nhất châu Á”

T&T Group, SHB hợp tác chiến lược cùng VietnamAirline và đường sắt Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

EVNNPC đẩy mạnh các giải pháp tiết kiệm điện, phòng chống lụt bão

Doanh nghiệp quân đội kinh doanh thế nào trước “bão giá” gia tăng?

Logis United – Dự án “kỳ lân” của xu hướng kho vận hiện đại

Ngành điện Quảng Trị: Trao nhà tình nghĩa cho hộ gia đình Nguyễn Văn Bồi

Tập đoàn NovaGroup nhận giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022”

Tập đoàn Stavian được vinh danh nơi làm việc tốt nhất châu Á

Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần được triển khai nhanh hơn

Amway Việt Nam lần thứ 3 vinh dự nhận giải thưởng Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2022

Giải pháp nào để doanh nghiệp dệt may TP. Hồ Chí Minh vượt thách thức?

Phục hồi sau đại dịch: Dệt may Việt Nam đối mặt 3 thách thức lớn

Người kỹ sư đam mê sáng tạo, có nhiều sáng kiến ở Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

EVNHANOI: Mạnh mẽ chuyển đổi sổ

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam, Tập đoàn Dệt may Việt Nam và Tổng công ty Hàng hải ký thỏa thuận hợp tác

Dai-ichi Life Việt Nam đạt giải thưởng “Top 50 Doanh nghiệp phát triển bền vững 2022”

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đạt lợi nhuận 4.608 tỷ đồng 7 tháng đầu năm

Giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp từ góc nhìn chuyên gia kinh tế

Công đoàn Điện lực Việt Nam: Thúc đẩy phong trào sáng kiến, sáng tạo

Doanh nghiệp đang gặp phải khó khăn gì trong hậu đại dịch?

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng đóng góp lớn
