Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP

TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam chia sẻ về giải pháp xây dựng thương hiệu hàng Việt khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP.
Xây dựng thương hiệu hồ tiêu tại thị trường CPTPP: Cần bắt đầu từ chất lượng Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP

Thưa ông, ông nhận định như thế nào về khả năng tận dụng Hiệp định CPTPP của doanh nghiệp Việt Nam sau hơn 4 năm Hiệp định có hiệu lực?

Khi Hiệp định CPTPP được ký kết, doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng rất tốt hiệp định này, thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu vào các nước nằm trong Hiệp định có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua. Có những thị trường có sự tăng trưởng lên đến hàng trăm %, đặc biệt là những thị trường chưa khai thác trước đây và những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như nông lâm thuỷ sản, điện tử…

Chuyên gia kinh tế “hiến kế” xây dựng thương hiệu hàng hoá khi xuất khẩu sang thị trường CPTPP
TS. Lê Duy Bình, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã có sự chuyển hướng về phương thức sản xuất kinh doanh để đáp ứng được các yêu cầu về thương mại bền vững, phát triển bền vững trong yêu cầu của CPTPP.

Bởi CPTPP giống như nhiều FTA thế hệ 2 ta đã ký kết, đều đòi hỏi yêu cầu về phát triển bền vững đối với vấn đề môi trường, điều kiện lao động, an sinh xã hội và một loạt yêu cầu khác. Các yêu cầu này đòi hỏi doanh nghiệp chuyển mình và thay đổi cách thức quản trị để đáp ứng được yêu cầu. Điều này về lâu dài cũng sẽ có tác động tốt trong nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, không chỉ để đáp ứng yêu cầu của thị trường CPTPP mà cả các thị trường khó tính khác như EU, Nhật Bản, ASEAN, Đông Bắc Á.

Có ý kiến cho rằng dù đã xuất khẩu nhiều nhưng việc xây dựng thương hiệu Việt tại thị trường CPTPP chưa đạt như kỳ vọng. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Việc xây dựng thương hiệu luôn là vấn đề với doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm đến việc xuất khẩu được bao nhiêu và kim ngạch xuất khẩu như thế nào. Công tác sản xuất, chế biến mới chỉ tập trung vào xuất sản phẩm hoặc nguyên liệu thô, sau đó sản phẩm được đóng gói và xuất khẩu dưới tên của một thương hiệu khác. Điều này dẫn đến phần lớn giá trị gia tăng của mà sản phẩm giữ lại tương đối thấp. Thực tế này đặt ra bài toán phải xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, cho các sản phẩm hàng hoá được cung ứng từ thị trường chúng ta.

Sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đã tăng tốc trở lại
Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang CPTPP

Xây dựng thương hiệu đòi hỏi sự nỗ lực của chúng ta ở không chỉ một doanh nghiệp duy nhất mà của cả chuỗi giá trị, cả hệ sinh thái mà doanh nghiệp đó làm công tác điều phối. Ví dụ để xuất khẩu 1 mặt hàng thì đằng sau đó là nhiều tác nhân khác trong một chuỗi giá trị, từ những người sản xuất chế biến ra sản phẩm ban đầu, quá trình sơ chế và chế biến sâu hơn. Như vậy điều này đòi hỏi sự nỗ lực rất khác nhau của nhiều tác nhân trong 1 chuỗi giá trị. Nếu ta thành công trong xây dựng thương hiệu, giá trị hàng hoá sẽ có thể tăng gấp đôi, gấp 3.

Ví dụ như với mặt hàng gạo, khi xuất khẩu dưới thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam thì sẽ giúp nâng giá trị lên rất lớn. Tôi được biết hiện nay gạo của Lộc Trời đã xuất khẩu được với giá lên đến 4.500 Euro/tấn, cao hơn hàng chục lần so với gạo xuất không có thương hiệu. Cho nên nếu chúng ta chú trọng xây dựng thương hiệu thì sẽ tạo ra những giá trị rất lớn cho chính các doanh nghiệp, ngành hàng xuất khẩu và chính nền kinh tế của chúng ta.

Xây dựng thương hiệu là một hành trình dài, đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực rất lớn. Ông có lời khuyên gì cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu nói chung và thương hiệu tại thị trường CPTPP nói riêng?

Tôi cho là việc xây dựng thương hiệu phải là một trong những ưu tiên song song với việc gia tăng số lượng giá trị hàng hoá dự kiến xuất khẩu vào một thị trường. Những chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu phải đi cùng với những chỉ tiêu khác như hàm lượng giá trị gia tăng giữ lại nền kinh tế là bao nhiêu, hàng hoá xuất khẩu tạo ra bao nhiêu giá trị cho nền kinh tế của chúng ta khi xuất khẩu sang 1 thị trường nhất định.

Với thị trường CPTPP, điều đó không chỉ đo được bằng việc tăng xuất khẩu vào 1 thị trường trong khối CPTPP mà nó cần đo lường bằng những giá trị khác như giá trị gia tăng hàng hoá được sản xuất tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường CPTPP la bao nhiêu. Sử dụng những con số đó để quay trở lại đầu tư và hoàn thành những mục tiêu khác như giá trị xây dựng thương hiệu. Từ những quan điểm như vậy thì ta sẽ có cách thức hỗ trợ cho DN để xây dựng thương hiệu và tạo ra giá trị gia tăng tốt nhất trong chuỗi giá trị này.

Xin cảm ơn ông!

Phương Lan (thực hiện)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định CPTPP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68: Mở không gian mới cho doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 68 xuất hiện như cú hích thể chế nhằm tháo gỡ triệt để các điểm nghẽn cũ, đồng thời mở ra không gian phát triển mới cho doanh nghiệp tư nhân.
Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng dù là vì lý do gì, hành hung nhân viên y tế khi đang làm nhiệm vụ là không thể chấp nhận.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.

Tin cùng chuyên mục

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Hào khí dân tộc nâng bước doanh nghiệp Việt Nam phát triển

Từ hào khí của dân tộc, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để phát triển bứt phá, tạo nên những thành tựu mới cho đất nước.
Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn – Cầu nối bền vững giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp

Công đoàn là cầu nối giữa Nhà nước và doanh nghiệp ngoài nhà nước, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa và lan tỏa hàng Việt qua sức mạnh của người lao động.
Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Giảm thuế VAT giúp doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất

Cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao chính sách giảm thuế VAT thời gian qua. Các chính sách thuế phù hợp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp duy trì mạch sản xuất kinh doanh.
Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước

Trong cuộc chiến bảo vệ đất nước, nhân dân Việt Nam luôn có bạn bè quốc tế sát cánh, trong đó có người dân Thụy Điển.
Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Tự hào tầm vóc, khí thế mới từ thế hệ trẻ trong hợp luyện duyệt binh đại lễ 30/4

Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam mạnh mẽ sải bước trong lễ duyệt binh của đại lễ 30/4 đã thắp lên niềm tin về một thế hệ trẻ đầy khát vọng, vươn xa...
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam: Tự hào và xúc động trào dâng

Những hình ảnh về hợp luyện lễ diễu binh, hình ảnh bình dị gắn với Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam... khiến mỗi người xem trào dâng cảm xúc, tự hào.
Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt và ký ức của những năm tháng hào hùng

Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt xúc động khi nhớ về giây phút thiêng liêng ngày 30/4/1975.
Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Hầu A Lềnh kỳ vọng Báo Công Thương tiếp tục lan tỏa mô hình đổi mới của Hà Giang

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh bày tỏ mong muốn Báo Công Thương tiếp tục đồng hành, thúc đẩy phát triển vùng cao, vùng biên, kinh tế biên mậu.
Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải: Chuyển đổi số ngành dịch vụ logistics là không thể chậm trễ!

Ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh, chuyển đổi số sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp logistics tối ưu chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

Sắp xếp Đà Nẵng, Quảng Nam: Đổi mới tư duy từ việc lắng nghe dân nói

“Vừa chạy, vừa xếp hàng” sắp xếp xã, phường, TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam luôn lắng nghe ý kiến của người dân - minh chứng sinh động của việc được lòng dân.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh: Hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động cụ thể

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh chia sẻ với Báo Công Thương về hiện thực hóa Nghị quyết 11 bằng hành động thực chất cho người dân.
PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

PGS.TS Nguyễn Danh Tiên: Khát vọng hòa bình soi đường dân tộc

“Khát vọng hòa bình không chỉ là mong ước, mà là cốt cách của người Việt từ bao đời”. Đó là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Danh Tiên, nhà nghiên cứu lịch sử Đảng.
Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân: Lực lượng chủ công nâng tầm thương hiệu

Doanh nghiệp tư nhân đang trở thành lực lượng chủ lực, góp phần nâng tầm thương hiệu quốc gia Việt Nam bằng đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm.
Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Hỗ trợ người dân nâng cao thu nhập sẽ là một trong những giải pháp hiệu quả giúp Việt Nam kích thích tiêu dùng nội địa, qua đó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.
Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Mobile VerionPhiên bản di động