Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong đánh giá kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 12% trong hai tháng đầu năm 2025 là một tín hiệu vô cùng tích cực.
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng mạnh 68% Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững Nhiều giải pháp xúc tiến xuất khẩu thuỷ sản sang Na Uy

Nhiều tín hiệu khởi sắc

Để hiểu rõ hơn về những cơ hội và thách thức mà hoạt động xuất nhập khẩu đang đối diện, cũng như các giải pháp giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng tối đa lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA), phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong.

- Hai tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng trưởng 12%, dù có kỳ nghỉ Tết Nguyên đán khá dài. Ông đánh giá như thế nào về kết quả này?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Việc kim ngạch xuất nhập khẩu tăng trưởng 12% trong hai tháng đầu năm 2025 là một tín hiệu vô cùng tích cực, phản ánh sự nỗ lực mạnh mẽ của các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ hiệu quả từ Chính phủ. Thành tích này trở nên đặc biệt đáng chú ý khi diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn đang chịu nhiều biến động khó lường, cùng với kỳ nghỉ Tết kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu.

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu
TS. Nguyễn Minh Phong - chuyên gia kinh tế

Sự tăng trưởng này cho thấy rằng, các doanh nghiệp Việt Nam, cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), đang có nhiều thuận lợi hơn trong việc ký kết hợp đồng xuất khẩu. Điển hình như ngành dệt may và da giày đã ghi nhận số lượng đơn hàng gia tăng đáng kể, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu lên gần 65 tỷ USD chỉ trong hai tháng đầu năm, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước. Sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành này phản ánh sự thích ứng linh hoạt của doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường quốc tế vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn.

Ngoài ra, việc Chính phủ tích cực tháo gỡ các rào cản thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đã góp phần quan trọng vào thành công này. Đây cũng là tiền đề quan trọng để Việt Nam có thể đạt được mục tiêu xuất nhập khẩu 850 tỷ USD trong năm 2025, đồng thời duy trì tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7% như kỳ vọng.

Đặc biệt, một yếu tố khác cũng cần nhấn mạnh là sự gia tăng đơn hàng trong các ngành chủ lực như nông sản, thủy sản và linh kiện điện tử. Xuất khẩu nông sản không chỉ tăng về lượng mà còn đạt giá trị cao hơn nhờ cải thiện chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 10%, phản ánh việc doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.

Tận dụng cơ hội, ứng phó thách thức

- Hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn phải đối diện với những thách thức như xung đột thương mại, các rào cản phòng vệ thương mại. Ông có thể cho biết về những thuận lợi và khó khăn mà xuất nhập khẩu đang gặp phải?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Môi trường thương mại quốc tế hiện nay đang chứng kiến nhiều biến động phức tạp. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có những thuận lợi đáng kể để khai thác cơ hội từ thị trường toàn cầu.

Về thuận lợi, điều quan trọng nhất là sự phục hồi mạnh mẽ của các đơn hàng xuất khẩu và mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác chiến lược. Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục mở rộng cánh cửa cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào những thị trường lớn. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường châu Âu đã tăng 15% so với cùng kỳ năm trước, trong khi xuất khẩu sang Mỹ tăng 10%.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang dần nâng cao vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu, với nhiều doanh nghiệp chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam để tận dụng chi phí lao động cạnh tranh và môi trường đầu tư thuận lợi. Điều này giúp Việt Nam gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và giảm bớt sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài.

Tuy nhiên, khó khăn vẫn còn rất lớn. Sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, cùng với các chính sách bảo hộ thương mại ngày càng gia tăng từ các nền kinh tế lớn như Mỹ và EU, đang tạo ra không ít thách thức. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại khắt khe hơn, như thuế chống bán phá giá và tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt. Chẳng hạn, ngành thép và thủy sản của Việt Nam gần đây đã bị Mỹ và EU áp đặt thêm các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu.

Ngoài ra, tình trạng phân mảng thị trường và chi phí vận chuyển tăng cao cũng là những rào cản đáng kể. Giá cước vận tải biển vẫn ở mức cao hơn 30% so với trước đại dịch, làm gia tăng chi phí xuất khẩu. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định để phục vụ sản xuất trong nước, nhất là trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chưa hoàn toàn phục hồi.

Chuyên gia hiến kế loạt giải pháp đạt mục tiêu xuất khẩu
Bộ Công Thương đặt mục tiêu xuất nhập khẩu tăng trưởng 12% năm 2025. Ảnh: Cấn Dũng

- Ông có lời khuyên nào cho cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp để tận dụng tốt nhất cơ hội từ hiệp định thương mại và thúc đẩy xuất khẩu bền vững?

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Để duy trì đà tăng trưởng và tận dụng tối đa cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do, cả cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp cần có chiến lược phù hợp.

Với cơ quan quản lý nhà nước, tôi cho rằng, cần chú trọng nhiều hơn vào việc cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, đặc biệt là chi phí tuân thủ pháp luật. Điều này bao gồm việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian cấp phép và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi hơn. Đồng thời, Nhà nước không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp về mặt nâng cao nhận thức hay phần mềm quản lý, mà còn cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu.

Chẳng hạn, doanh nghiệp tại Đồng Tháp muốn xuất khẩu thủy sản cần có trung tâm bảo quản và kiểm định chất lượng ngay tại địa phương, thay vì phải vận chuyển lên TP. Hồ Chí Minh hoặc TP. Cần Thơ để thực hiện kiểm định, gây tốn kém và mất thời gian. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần tăng cường kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau, đặc biệt là giữa doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp đầu mối để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Về phía doanh nghiệp, cần có chiến lược phát triển sản phẩm bài bản. Một hướng đi khả thi là thử nghiệm sản phẩm tại thị trường nội địa với tiêu chuẩn ngang bằng các thị trường quốc tế như EU trước khi xuất khẩu. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp làm quen với các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe mà còn giúp nâng cao thương hiệu, tạo tiền đề vững chắc để mở rộng ra thị trường quốc tế.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tích cực cập nhật thông tin về thị trường, xây dựng các chuỗi cung ứng bền vững, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và không phụ thuộc vào một thị trường duy nhất. Việt Nam không thể chỉ phụ thuộc vào một vài thị trường lớn như Mỹ, EU hay Trung Quốc mà cần mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác như Trung Đông, châu Phi và Nam Mỹ. Hiện tại, xuất khẩu sang Trung Đông đã tăng 18% so với cùng kỳ năm trước, cho thấy tiềm năng lớn nếu doanh nghiệp biết tận dụng.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực sản xuất và tham gia vào các phân khúc có giá trị gia tăng cao hơn là điều kiện tiên quyết để xuất khẩu bền vững. Điều này bao gồm việc đầu tư vào công nghệ, cải tiến sản phẩm, xây dựng thương hiệu quốc tế và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe của các thị trường khó tính.

Khi và chỉ khi có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả chiến lược lẫn năng lực sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam mới có thể tận dụng tốt nhất các cơ hội từ hiệp định thương mại và vươn xa trên thị trường quốc tế.

- Xin cảm ơn ông!

Theo ông Nguyễn Anh Sơn - Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) để đạt mục tiêu tăng trưởng 12%, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp. Việc đa dạng hóa thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí logistics, tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do và hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sẽ là những yếu tố then chốt giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và vươn xa trên thị trường quốc tế.
Thiên Kim
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Nhiều câu chuyện, hình ảnh xúc động gắn với lá cờ Tổ quốc, lễ chào cờ… khiến mỗi chúng ta càng thấy thêm tự hào là người Việt Nam!
Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Tình yêu đất nước trỗi dậy những ngày này khi những đoàn quân tham gia tổng duyệt diễu binh mừng thống nhất đất nước đi giữa đông đảo người dân TP. Hồ Chí Minh.
Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh lịch sử

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh lịch sử

Các cuộc duyệt binh lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đã được Đảng, Nhà nước duy trì từ thời Bác Hồ đến nay và luôn có sức cổ vũ mạnh mẽ.
Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh tinh thần hòa hợp dân tộc, vì mục tiêu chung xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hùng cường.
Người dùng gặp hoạ vì hàng giả

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Việc đặt tên doanh nghiệp gây nhầm lẫn với thương hiệu nước ngoài có thể để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tới quyền lợi của người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Thực phẩm chức năng, thuốc giả tràn lan trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe người dân, cần xử lý nghiêm và bịt lỗ hổng quản lý.
Cần hiểu đúng về

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều thách thức, chính sách thuế cần phát huy vai trò vừa hỗ trợ doanh nghiệp, vừa kích cầu tiêu dùng nội địa, thúc đẩy tăng trưởng.
Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Tên gọi mới của xã, phường sau sáp nhập không nhất thiết phải 'số hóa', đánh số thứ tự 1, 2 3..., nên lắng nghe ý dân, ưu tiên yếu tố lịch sử - văn hóa.
Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Tối nay, ngày 22/4, tại TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra buổi hợp luyện diễu binh lần 2 để chuẩn bị cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Bộ Công Thương rút quyền cấp CO-REX từ VCCI, chuẩn hóa quản lý, giữ mạch xuất khẩu thông suốt nhờ cơ chế chuyển đổi mềm, hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời.
Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Sự kiện Việt Nam - Trung Quốc ký nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo đánh dấu bước tiến quan trọng cho nông sản Việt ở thị trường tỷ dân.
Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sau MC Bích Hồng, nam người mẫu Lê Trung Cương lại có phát ngôn vô cảm về diễu binh, diễu hành mừng đại lễ 30/4 là sự thiếu trách nhiệm của một nghệ sĩ.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Việc các “thương hiệu” sữa giả, sữa kém chất lượng tiếp tục "sống khỏe", ngoài lỗ hổng quản lý, không thể không nhắc đến sự tiếp tay từ quảng cáo mạng xã hội.
Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn giữ trẻ trước hết giáo viên phải biết giữ mình, giữ cái tâm trong sáng, giữ sự kiên nhẫn với những tiếng khóc và giữ cho bàn tay không hóa thành nắm đấm.
Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vừa bị xử phạt và buộc nộp lại 14,8 tỷ đồng, Nguyễn Hoàng Mai Ly lên mạng cười cợt như thể 20 tỷ hàng lậu chỉ là đạo cụ cho màn kịch truyền thông.
Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả là hồi chuông cảnh báo, nhưng quy trách nhiệm cho Bộ Công Thương hay Sở Công Thương Hà Nội là sai thẩm quyền, nguy hiểm về nhận thức pháp lý.
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục là nền tảng cho phát triển và đầu tư cho giáo dục là đầu tư chiến lược cho tương lai, điều này thấy rõ qua chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo luật sư, hành vi quảng cáo sai sự thật sản phẩm của các nghệ sĩ đã gây ra thiệt hại cho nhiều người tiêu dùng, có dấu hiệu của tội “lừa dối khách hàng”.
Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Vụ kẹo Kera, 600 loại sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá phơi bày hệ lụy của cơ chế "tự công bố sản phẩm” theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Khi đạo đức bị thương mại hóa thành chiến lược truyền thông, xã hội không chỉ mất chuẩn mà còn học cách im lặng để sống sót...
Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Sữa giả, hồ sơ giả, lời hứa giả nhưng hậu quả là thật. Hơn 500 tỷ đồng thu lời bất chính, đánh đổi bằng sức khỏe và niềm tin của hàng ngàn người tiêu dùng.
Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thói quen mua sắm dễ dãi, thiếu truy xuất nguồn gốc... sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Đã đến lúc nhìn lại trách nhiệm của mắt xích này trên thị trường.
Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Chưa bàn tới câu hỏi đơn thuần "Quyền Linh có sai không?", nhìn từ góc độ khác, sự việc "lùm xùm" đang phơi bày một lỗ hổng trong ngành sản xuất truyền hình...
Mobile VerionPhiên bản di động