Chuyên gia hiến kế gì cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

Các chuyên gia đã có những góp ý để tạo động lực, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Tập trung đào tạo nghề chất lượng cao cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới EVNSPC đảm bảo điện phát triển kinh tế - xã hội phía Nam

Vùng trọng điểm phía Nam dẫn dắt kinh tế cả nước

Trong suốt những năm qua, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất, không ngừng phát triển mạnh mẽ với các khu công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Tuy nhiên, TP. Hồ Chí Minh dường như đã đạt đến giới hạn trong việc phát triển các ngành sử dụng lao động có trình độ thấp, trong khi việc chuyển dịch sang các ngành công nghiệp và dịch vụ có giá trị gia tăng cao vẫn chưa có sự đột phá rõ rệt.

Cùng với đó, các tỉnh như Bình Dương, Đồng Nai đã trở thành những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế tạo và xuất khẩu. Tuy nhiên, như các chuyên gia đã nhận xét, trong thập kỷ qua, mặc dù đã có những bước tiến lớn, nhưng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng và các địa phương trong vùng vẫn còn khá chậm.

Chuyên gia hiến kế gì cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế lớn nhất, không ngừng phát triển mạnh mẽ với các khu công nghiệp, dịch vụ tài chính, ngân hàng và công nghệ thông tin. Ảnh minh họa

Một trong những nguyên nhân chủ yếu là các tỉnh trong vùng chưa phát huy đầy đủ thế mạnh chung của cả khu vực. Mỗi tỉnh đều có các ngành nghề đặc trưng, nhưng việc hợp tác và liên kết chặt chẽ giữa các địa phương vẫn chưa thực sự hiệu quả. Việc xây dựng các chuỗi giá trị, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, cũng như thúc đẩy các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao chưa được triển khai đồng bộ.

Với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ số, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tận dụng thế mạnh của từng tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong vùng là một yêu cầu cấp thiết.

Các chuyên gia cho rằng, cần phải đẩy mạnh hợp tác giữa các tỉnh trong vùng để xây dựng những chuỗi cung ứng, gia tăng sự kết nối và đồng bộ hóa trong phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời, việc phát triển các ngành công nghiệp mới như công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao cần phải được ưu tiên nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các ngành truyền thống, đồng thời tạo ra động lực tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Bên cạnh đó, cần cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông, logistics và phát triển các trung tâm thương mại, dịch vụ cũng cần được chú trọng để tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp và thu hút đầu tư quốc tế.

Mặc dù vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt, việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường tính liên kết, liên hợp theo hướng khai thác tốt hơn thế mạnh chung của toàn vùng là một trong những yếu tố then chốt.

Tiếp tục tạo động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn trong liên kết vùng

Theo TS. Trần Hải Hà - Học viện Cán bộ TP. Hồ Chí Minh, để biến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam thành một trung tâm phát triển năng động, bền vững và có chất lượng tăng trưởng cao, các địa phương cần tăng cường liên kết, hợp tác trên mọi lĩnh vực. Đặc biệt, việc ưu tiên đầu tư và hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông là vô cùng cấp thiết. Cần tập trung giải quyết các nút thắt về kết nối giao thông.

Cụ thể, cần mở rộng mạng lưới đường bộ, xây dựng và nâng cấp các tuyến đường bộ kết nối trực tiếp với mạng lưới giao thông quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và hành khách giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và với các khu vực khác.

Tăng cường kết nối liên vùng, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng để kết nối chặt chẽ khu vực TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo thành một trục giao thông chính của cả nước; đẩy mạnh kết nối đa phương thức: Đồng bộ đầu tư các công trình giao thông, kết nối hiệu quả giữa đường bộ, đường thủy nội địa và các cảng thủy nội địa.

Điều này sẽ giúp giảm tải cho hệ thống giao thông, nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa và thúc đẩy phát triển kinh tế. Việc đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng giao thông không chỉ giúp giảm thiểu chi phí logistics, mà còn thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ và thúc đẩy quá trình đô thị hóa hiện đại.

Muốn đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng kết nối vùng, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có cơ chế khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng.

Mỗi địa phương cần phải chú trọng đến yếu tố môi trường trong việc phát triển hạ tầng. Các dự án phải được thực hiện với cam kết bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động xấu đến hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo rằng sự phát triển hạ tầng không đi ngược lại với các mục tiêu bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ cũng cần có các chính sách khuyến khích áp dụng các công nghệ mới, thân thiện với môi trường trong xây dựng hạ tầng, như sử dụng vật liệu tái chế, năng lượng sạch và các giải pháp giao thông thông minh.

Chuyên gia hiến kế gì cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, đặc biệt là hệ thống giao thông, logistics và các trung tâm công nghiệp, công nghệ cao. Điều này không chỉ giúp cải thiện môi trường đầu tư mà còn thúc đẩy sự lưu thông hàng hóa, dịch vụ và tài nguyên giữa các tỉnh, thành phố trong vùng, tạo ra một mạng lưới liên kết mạnh mẽ và hiệu quả hơn.

Cùng với đó, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ là những yếu tố then chốt để nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Bên cạnh đó, việc xây dựng các chính sách phát triển liên kết vùng phải gắn với thích ứng biến đổi khí hậu, khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Cần có các chương trình, dự án hỗ trợ các tỉnh trong vùng ứng dụng công nghệ xanh, sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các mô hình sản xuất sạch, thân thiện môi trường.

Từ đó, với sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố, cơ chế quản lý hiệu quả, và việc huy động tối đa các nguồn lực, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sẽ có nền tảng vững chắc để phát triển nhanh chóng và bền vững, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc gia.

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, bao gồm các tỉnh, thành: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Tây Ninh và Bình Phước, đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Đây là khu vực có đóng góp lớn nhất vào GDP quốc gia, với các ngành công nghiệp chủ lực như sản xuất, dịch vụ, công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại và xuất khẩu.

Diệu Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: ngành công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông khởi sắc trong hai tháng đầu năm 2025

Bước vào năm 2025, ngành công nghiệp tỉnh Đắk Nông tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực.
Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Thành phố Huế: Khởi công 2 dự án hơn 4.000 tỷ đồng

Tại khu công nghiệp Phong Điền, thành phố Huế đã diễn ra lễ khởi công 2 dự án thuộc lĩnh vực chế biến cát và kính siêu trắng, tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Để tăng trưởng du lịch, Lạng Sơn thực hiện giải pháp gì?

Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 về chỉ tiêu tăng trưởng của ngành du lịch năm 2025 trên địa bàn tỉnh.
Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Lạng Sơn: Phát triển cụm công nghiệp 2025-2030 có gì mới?

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Kế hoạch thực hiện phương án phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2025 - 2030.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Bà Rịa - Vũng Tàu: Mưa trái mùa, diêm dân thất thu vụ muối

Mưa kết thúc muộn, ít nắng cộng với những cơn mưa trái mùa khiến vụ muối của diêm dân ở Bà Rịa – Vũng Tàu rơi vào cảnh mất mùa, mất giá.

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Quảng Nam: Gắn biển công trình cho bến cảng 5 vạn tấn

Tỉnh Quảng Nam gắn biển công trình chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh cho dự án bến cảng 5 vạn tấn.
Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Vingroup đề xuất đầu tư tuyến đường sắt đô thị 4 tỷ USD tại TP. Hồ Chí Minh

Tập đoàn Vingroup vừa trình phương án đầu tư tuyến đường sắt đô thị tốc độ cao 4 tỷ USD kết nối trung tâm TP. Hồ Chí Minh với huyện Cần Giờ.
Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Thành phố Huế: Sắp khởi công trung tâm logistics Chân Mây

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương, thành phố Huế sẽ tiến hành khởi công nhiều dự án trọng điểm, trong đó có công trình trung tâm logistics Chân Mây.
Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Quy mô kinh tế GRDP các địa phương phía Nam trước sáp nhập tỉnh ra sao?

Trước khi sáp nhập tỉnh, trong 10 địa phương có quy mô kinh tế GRDP cao nhất cả nước, khu vực vùng Đông Nam Bộ chiếm đến 4 tỉnh, thành phố.

''Chạy nước rút'' trên cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Các nhà thầu thi công cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ giai đoạn ''nước rút''.
Vụ chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết: Điện lực Hà Tĩnh nói gì?

Vụ chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết: Điện lực Hà Tĩnh nói gì?

Điện lực Hương Khê (Hà Tĩnh) lý giải nguyên nhân, đồng thời hỗ trợ chủ trang trại sau khi xảy ra sự cố chập điện khiến gần 8.000 con gà bị chết.
Khu phố đêm Bà Rịa vắng khách, hàng hóa ế ẩm

Khu phố đêm Bà Rịa vắng khách, hàng hóa ế ẩm

Khai trương cuối tháng 12/2024, khu phố đêm Bà Rịa bước đầu đã đáp ứng nhu cầu mua sắm, giải trí, ăn uống, đi bộ cho người dân nhưng… ngày càng vắng khách.
Xây dựng Điện Biên thành

Xây dựng Điện Biên thành 'thủ phủ hoa ban' của cả nước

Với nhiều điểm nhấn đột phá, Lễ hội Hoa ban 2025 hứa hẹn sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm khó quên.
Hà Nội: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội có thêm 3 huyện gồm Hoài Đức, Đông Anh, Thanh Oai đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2

Chi gần 48.000 tỷ đồng vốn ngân sách làm metro số 2

Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh vừa đồng ý chi gần 48.000 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thay cho ODA để làm tuyến metro số 2 (Bến Thành – Tham Lương).
Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend

Lễ động thổ Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend

Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend được đánh giá là cơ sở sản xuất cà phê lớn nhất châu Á, trang bị công nghệ hiện đại bậc nhất từ Đức, Ý,...
Khánh thành Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn

Khánh thành Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn

Đại Dũng Group vừa tổ chức lễ khánh thành giai đoạn 1 Nhà máy Cơ khí công nghệ cao Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng tại tỉnh Thanh Hóa.
Khai mạc Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025

Khai mạc Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam 2025

Cuộc thi Rang cà phê đặc sản Việt Nam có sự tham gia của 36 thí sinh, đây là một trong những hoạt động chính của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
Vũng Tàu: Hạ tầng đô thị tạo không gian phát triển mới

Vũng Tàu: Hạ tầng đô thị tạo không gian phát triển mới

TP. Vũng Tàu đang ngày càng đổi thay nhờ hoàn thiện hạ tầng đô thị, mở ra không gian phát triển mới, hướng đến trở thành trung tâm du lịch biển đẳng cấp.
Gia Lai tăng cường liên kết để dịch vụ logistics ‘cất cánh’

Gia Lai tăng cường liên kết để dịch vụ logistics ‘cất cánh’

Xác định dịch vụ logistics sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế, tỉnh Gia Lai đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể để logistics "cất cánh".
Đồng Nai đề xuất làm khu thương mại tự do ở đâu?

Đồng Nai đề xuất làm khu thương mại tự do ở đâu?

UBND huyện Long Thành đã có văn bản gửi Sở Tài chính về việc rà soát, đề xuất vị trí thực hiện khu thương mại tự do của tỉnh Đồng Nai trên địa bàn huyện.
Lâm Đồng khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm

Lâm Đồng khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm

Tỉnh Lâm Đồng đã có buổi làm việc với Công ty Công trình quốc tế Cục 2 Đường sắt Trung Quốc về dự án khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt – Tháp Chàm.
Nghệ An: Ngành Công Thương đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng

Nghệ An: Ngành Công Thương đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 10,5% trong năm 2025, tỉnh Nghệ An đã xác định ngành Công Thương đóng vai trò quan trọng nhất trong việc dẫn dắt tăng trưởng.
Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Bà Rịa - Vũng Tàu sắp tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư

Hội nghị xúc tiến đầu tư Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 21/3/2025, có khoảng 400 đại biểu tham dự.
Bà Rịa - Vũng Tàu làm gì để tăng trưởng kinh tế 10%?

Bà Rịa - Vũng Tàu làm gì để tăng trưởng kinh tế 10%?

Để đạt mức tăng trưởng kinh tế 10% trong năm 2025, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu xác định cần tập trung vào loạt giải pháp trọng tâm.
Mobile VerionPhiên bản di động