Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới

Là khu vực đầu tàu kinh tế của cả nước, ngành Công Thương phía Nam được kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024 Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tại Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X, năm 2024, tổ chức sáng ngày 11/10 tại tỉnh Kiên Giang, đại diện các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã đánh giá khách quan kết quả đạt được, khó khăn tồn tại và đưa ra nhiều đề xuất giúp ngành Công Thương khu vực giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế.

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới
Các đại biểu tham dự Hội nghị. Ảnh: Trần Đình

Công nghiệp, thương mại tăng trưởng ổn định

Bộ Công Thương thông tin, 9 tháng năm 2024, mặc dù tình hình thị trường thế giới và trong nước có nhiều biến động nhưng ngành Công Thương khu vực phía Nam vẫn tăng trưởng ổn định .

Về chỉ số sản xuất công nghiệp, có 6/20 tỉnh, thành có mức tăng cao hơn mức tăng bình quân của khu vực (tăng 10,73%). Một số sản phẩm công nghiệp vẫn duy trì được hoạt động sản xuất và có mức sản lượng tăng khá so cùng kỳ, góp phần lớn vào sự tăng trưởng chung của ngành công nghiệp khu vực như: May mặc, giày dép, túi xách, thủy sản đông lạnh, xay xát, lau bóng gạo, xi măng...

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới
Hội nghị thu hút đông đảo đại diện các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp. Ảnh: Trần Đình

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ khu vực 9 tháng đạt 2.442,330 nghìn tỷ đồng, tăng 12,47% so với cùng kỳ năm 2023; có 12/20 tỉnh, thành tăng trưởng cao và cao hơn mức tăng trưởng bình quân của khu vực.

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của khu vực phía Nam thực hiện ước đạt 108,427 tỷ USD, tăng 10,41% so với cùng kỳ, có 19/20 tỉnh, thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có mức tăng trưởng so cùng kỳ như: Gạo, thủy sản, rau quả, hàng dệt may, giày dép, sắt thép, máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện.

Để đạt được kết quả trên, ngành Công Thương khu vực phía Nam đã nỗ lực triển khai nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành. Đặc biệt, một số địa phương đã có những mô hình, cách làm hay, sáng tạo. Trong đó, tỉnh Đồng Tháp đã ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý mạng lưới bán buôn, bán lẻ; mô hình số hoá dữ liệu bản đồ quy hoạch khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Cần Thơ tổ chức Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa thành phố và tỉnh Quảng Ninh, đồng thời với việc khai trương đường bay Cần Thơ - Vân Đồn.

Chung tay vượt qua thách thức, hoàn thành kế hoạch năm

Dù đạt được kết quả khả quan, nhưng tại hội nghị, các đại biểu cũng nhận diện nhiều khó khăn trong triển khai nhiệm vụ và phát triển ngành. Trong đó, sản xuất công nghiệp của một số địa phương có mức tăng trưởng chậm, không đều, sản phẩm công nghiệp còn đơn điệu.

Việc mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ cho nhà đầu tư nước là thách thức lớn cho hàng hóa trong nước cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là sản phẩm đến từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Giá cả nhiều mặt hàng nông sản luôn biến động làm cho thu nhập người dân không ổn định, ảnh hưởng đến sức mua của thị trường; khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp vẫn tiếp tục khó khăn.

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới
Ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. Ảnh: Trần Đình

Cùng đó, giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu thấp do nguyên phụ liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu; hạ tầng phục vụ cho dịch vụ xuất khẩu chưa được đầu tư đúng theo quy hoạch và thiếu đồng bộ như dịch vụ chuỗi cung ứng logictics, kho hàng, bến cảng... làm tăng chi phí, giá thành và giảm tính cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.

Từ thực tế của địa phương, ông Phạm Văn Trọng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, cho hay, công nghiệp và thương mại của tỉnh 9 tháng tăng trưởng tốt với con số 11,7% và 6,78%. Để ngành có “lực” phát triển mạnh hơn nữa, lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang đề nghị Bộ Công Thương tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung chế tài xử phạt đối với hành vi “kinh doanh thực phẩm có sử dụng phụ gia thực phẩm hoặc chất hỗ trợ chế biến thực phẩm cấm sử dụng hoặc ngoài danh mục được phép sử dụng". Hướng dẫn việc phân bổ công suất điện mặt trời mái nhà cho từng đối tượng, như: Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; các hộ gia đình; cơ quan công sở;

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới
Ông Đặng Thành Sơn - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Trần Đình

Chia sẻ về những khó khăn trong công tác quản lý chợ tại địa phương, ông Đặng Thành Sơn- Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Sóc Trăng, cho hay, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác chợ chưa thể triển khai do quy định phải có sự đồng thuận của ít nhất 2/3 người dân, hộ tiểu thương kinh doanh tại chợ, tuy nhiên khi tổ chức lấy ý kiến thì đa phần tiểu thương không đồng ý chuyển đổi do tâm lý ngại thay đổi.

Một số chợ xây dựng để đáp ứng tiêu chỉ hạ tầng thương mại trong Bộ tiêu chí xã nông thôn mới hoặc chợ do doanh nghiệp đầu tư, quản lý, hiệu quả chưa cao, địa điểm xây dựng không thuận lợi giao thương dẫn đến tình trạng chợ bị bỏ trống…

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Công Thương sớm tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phát triển và quản lý chợ, tập huấn, hướng dẫn các địa phương trong việc tổ chức thực hiện các nội dung tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP. Các bộ, ngành sớm ban hành các quy định, hướng dẫn theo Điều 38 Nghị định số 60/2024/NĐ-CP để các địa phương áp dụng, nhất là việc thực hiện Chương IV của Nghị định hiện nay còn nhiều lúng túng”, đại diện tỉnh Sóc Trăng kiến nghị.

Tại hội nghị, đại diện các tỉnh, thành phố trong khu vực đề xuất Bộ Công Thương và các Bộ, ngành khác hàng năm bố trí nguồn ngân sách hỗ trợ các địa phương từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn cho khu kinh tế, khu công nghiệp và cụm công nghiệp của các tỉnh có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn để làm cơ sở mời gọi các nhà đầu tư thứ cấp; hướng dẫn xây dựng chính sách hỗ trợ nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn các địa phương có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; hỗ trợ phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ…

Trần Đình - Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Kiên Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển: Mệnh lệnh của cuộc sống

Bộ Công Thương là một trong các cơ quan cấp bộ, ngành đầu tiên tổ chức Diễn đàn chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW

Sáng 12/12, Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết Nghị quyết số 18/NQ-TW. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Doanh nghiệp - động lực trong kỷ nguyên vươn mình

Động lực hàng đầu cho sự phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới là khơi dậy sự hứng khởi và niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, khơi mở cơ hội đầu tư.
Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 3: Tái khởi động để đất nước vươn mình

Quyết định tái khởi động điện hạt nhân là bằng chứng mạnh mẽ cho quyết tâm lớn của Đảng và Nhà nước để tạo những tiền đề cần thiết cho kỷ nguyên mới.
Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Chính phủ hiệu quả: Cuộc cách mạng xã hội thế kỷ 21

Cùng với sự bùng nổ Cách mạng công nghiệp 4.0 và yêu cầu phát triển bền vững, một cuộc cách mạng về quản trị Chính phủ và nâng tầm quốc gia đang lan toả.

Tin cùng chuyên mục

Đánh thức

Đánh thức 'giấc mơ ngủ đông' điện hạt nhân - Bài 1: Giấc mơ lớn qua 3 kỳ Đại hội Đảng

Phát triển điện hạt nhân là con đường tất yếu để đất nước đủ điện cho tăng trưởng GDP hai con số. Thế nhưng giấc mơ này đã "ngủ đông" qua 3 kỳ Đại hội Đảng.
Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Luật Điện lực (sửa đổi): Kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế

Cùng với đường dây 500 kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) đã làm nên kỳ tích mới của ngành Công Thương trong hoàn thiện thể chế với tinh thần "thần tốc".
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 8 nhóm giải pháp đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8% để tạo đà thực hiện kế hoạch cả giai đoạn 2021-2030.
Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Toàn cảnh hành trình ‘thần tốc’ sửa đổi Luật Điện lực: Dấu mốc mới tạo đột phá năng lượng trong kỷ nguyên vươn mình

Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua sau gần một năm là hành trình thần tốc, đầy trách nhiệm hoà quyện ý Đảng, lòng dân.
Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính nhìn từ bài học của Canada

Các sáng kiến cải cách thủ tục hành chính tại Canada tập trung vào việc loại bỏ các quy định không cần thiết và ứng dụng công nghệ.
Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình: Thấy gì từ những cuộc cắt giảm lịch sử?

Để kế thừa và phát huy sự nghiệp cách mạng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tuyên bố thời điểm tinh gọn bộ máy trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Bài 5: Vận dụng kinh nghiệm quốc tế để lành mạnh hoá thị trường xăng dầu

Kinh nghiệm từ quốc tế sẽ là nguồn tham khảo quan trọng giúp Việt Nam xây dựng chính sách phù hợp để chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4: Chuyên gia, nhà quản lý nói gì?

Theo các chuyên gia, thực tiễn vừa qua cho thấy việc hoàn thiện chính sách quản lý là yếu tố quan trọng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu.
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí

Đảng ta đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, tạo cơ sở pháp lý từng bước hạn chế lãng phí.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4

15 năm đã đi qua, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam bước vào giai đoạn mới với những thách thức và mục tiêu lớn cho hàng hoá Việt.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 3: Những vụ án, vụ việc và bài học

Phòng chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” cam go, phức tạp, có vị trí tương đương với phòng chống tham nhũng.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 3

Sức mạnh của doanh nghiệp Việt được ví như những “quả đấm thép”, tạo cho hàng Việt ngày càng có chất lượng và chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu 
 Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu Bài 2: Lấp lỗ hổng chính sách

Chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu gắn với lấp các lỗ hổng cơ chế, chính sách là một nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành Công Thương
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 2

Một trong những yếu tố dẫn đến thành công và sức lan toả của hàng Việt Nam chính là sự vào cuộc mạnh mẽ của các địa phương, từ thành thị đến nông thôn...
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 1: Để nghị quyết thành hành động

Xăng dầu là nguồn lực chiến lược liên quan đến an ninh quốc gia, bởi vậy chống lãng phí trong kinh doanh xăng dầu cần xem như mang tầm chiến lược cho phát triển
Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Thảo luận về quản lý đầu tư, Thủ tướng nêu loạt vướng mắc và giải pháp từ doanh nghiệp ngành Công Thương

Góp ý tại tổ về Dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Công nghiệp công nghệ số, Thủ tướng đề nghị phải đổi mới tư duy, cách làm.
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt - Bài 1

Năm 2009, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được triển khai trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tác động mạnh đến nước ta.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động