Lạng Sơn: Kinh tế 9 tháng năm 2024 có gì nổi bật? Lạng Sơn: Phát triển sản phẩm du lịch độc đáo, mang dấu ấn đặc trưng riêng Lạng Sơn: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm 2024 |
"Điểm sáng" phát triển chính quyền số
Thông tin về kết quả công tác chuyển đổi số của tỉnh thời gian qua, Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong 9 tháng năm 2024, UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tỉnh đã ban hành và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ về chuyển đối số theo Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn năm 2024 và các văn bản liên quan đảm bảo tiến độ, chất lượng, đồng thời gắn với thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2024.
Đại diện tỉnh Lạng Sơn nhận chứng nhận vinh danh "Top tổ chức, địa phương tiêu biểu chủ động thực hiện Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số" |
Đáng chú ý, về kết quả phát triển chính quyền số, các hệ thống phần mềm dùng chung, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, các cổng/trang thông tin điện tử của tỉnh đang được các cơ quan, đơn vị duy trì sử dụng hiệu quả: Hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOfice hoạt động ổn định, 9 tháng đầu năm toàn tỉnh có 410.889 văn bản đi, 3.143.833 văn bản đến trên hệ thống.
Trong 9 tháng, đã cấp mới 4.045 chữ ký số cá nhân, 68 chữ ký số tổ chức; thu hồi 103 chữ ký số; cấp mới 208 sim ký số. Lũy kế đến nay cấp 30.603 chữ ký số cho tổ chức và cá nhân, 805 sim ký số. 100% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện ký số, góp phần tích cực trong cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành công việc.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được duy trì hoạt động ổn định, đến thời điểm hiện tại đã triển khai cung cấp được 1.543 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), trong đó có 1.027 DVCTT toàn trình; 516 DVCTT một phần.
Ngoài ra, hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh được kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện tích hợp, đồng bộ dữ liệu với 1.706 TTHC; cung cấp, công khai 1.308 DVCTT trên Cổng Dịch vụ công quốc gia (trong đó có 311 DVCTT một phần và 871 DVCTT toàn trình); thường xuyên kiểm tra, rà soát, hiệu chỉnh chức năng đồng bộ trạng thái giải quyết hồ sơ từ Cổng DVCTT của tỉnh với Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo hướng dẫn của Văn phòng Chính phủ.
Trong 9 tháng đã tiếp nhận 239.723 hồ sơ, trong đó tiếp nhận trực tiếp 4.854 hồ sơ (chiếm 2,02%), tiếp nhận trực tuyến 234.745 hồ sơ (chiếm 97,92%). Đã giải quyết 238.959 hồ sơ, trong đó giải quyết trước hạn 198.774 hồ sơ (chiếm 83,18%), giải quyết đúng hạn 37.733), giải quyết chậm hạn 2.452 hồ sơ (chiếm 15,79%), giải quyết chậm hạn 2.452 hồ sơ (chiếm 1,03%), còn 4.473 hồ sơ đang giải quyết.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của tỉnh (LGSP) hoạt động ổn định phục vụ việc kết nối, liên thông, đồng bộ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; Nền tảng Công dân số Xứ Lạng, trợ lý ảo (Chatbot) hỗ trợ, hướng dẫn tra cứu, thực hiện giải quyết TTHC/DVCTT tiếp tục được duy trì, nâng cấp, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Trung tâm thông tin chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh (IOC) được cập nhật, hiệu chỉnh, bổ sung chức năng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, trong 9 tháng năm 2024 có tổng số 209 phản ánh kiến nghị qua IOC, trong đó 172 phản ánh kiến nghị đã xử lý, 19 phản ánh kiến nghị đang xử lý, 18 phản ánh kiến nghị từ chối xử lý.
Cơ sở dữ liệu đất đai của 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh trên phần mềm iLIS do VNPT cung cấp. Phần mềm đã kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu với hệ thống thông tin của cơ quan thuế và hệ thống dịch vụ công của tỉnh, đang triển khai kết nối với cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia để chia sẻ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án 06.
Kết quả từ khi triển khai thí điểm đến nay đã tiếp nhận 7.881 hồ sơ, hoàn thành giải quyết 4.075 hồ sơ, chuyển thông tin điện tử sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai được 2.286 phiếu chuyển thông tin, cơ quan thuế đã ban hành được 2.233 thông báo nộp tiền...
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông chuẩn bị triển khai thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng, cập nhật kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Lạng Sơn, phiên bản 3.0, hướng tới chính quyền số”; tiếp tục duy trì kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cổng dịch vụ công của tỉnh và cung cấp dịch vụ “xác thực thông tin công dân”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức.
Kinh tế số, xã hội số đạt được những kết quả tích cực
Về phát triển hạ tầng số, mạng lưới viễn thông của tỉnh được duy trì kết nối thông suốt 3 cấp: 100% xã, phường, thị trấn được phủ sóng di động, internet tốc độ cao. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh được đầu tư, nâng cấp duy trì hoạt động ổn định.
Tỉnh Lạng Sơn nỗ lực cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số |
Bên cạnh đó, triển khai lộ trình tắt sóng 2G theo chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay các doanh nghiệp viễn thông di động đã thực hiện chuyển đổi được khoảng 94% thuê bao dùng 2G Only sang 4G so với đầu năm 2024 (từ ngày 7/8/2024 đến nay chuyển được 21.900 thuê bao, tương đương 30%), toàn tỉnh chỉ còn 4.600 thuê bao 2G Only phải chuyển đổi, là một trong những tỉnh triển khai nhanh nhất lộ trình tắt sóng 2G. Hoàn thành triển khai hạ tầng mạng 5G tại thành phố Lạng Sơn và trung tâm các huyện, thành phố.
Tổng số thuê bao di động trên địa bàn tỉnh khoảng 950.000 thuê bao, tỷ lệ thuê bao điện thoại di động thông minh khoảng 772.350, chiếm tỷ lệ 81,3%, tỷ lệ hộ gia đình có cáp quang đạt 80,6%. 100% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và các sở, ngành được quản lý tập trung tại Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh lên nền tảng điện toán đám mây Lạng Sơn Cloud.
Đặc biệt, việc triển kinh tế số, xã hội số tiếp tục được quan tâm, triển khai và đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, 100% các trường học trên địa bàn tỉnh triển khai thanh toán học phí, phí dịch vụ giáo dục bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt; 100% bệnh viện tuyến tỉnh, trung tâm y tế huyện/thành phố triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt; 100% các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện kết nối với bệnh viện tuyến trên phục vụ khám chữa bệnh qua nền tảng công nghệ số và sử dụng căn cước công dân trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế…
Các ngân hàng thương mại chủ động triển khai, ứng dụng các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại theo xu hướng phát triển ngân hàng số, mở rộng ứng dụng thanh toán điện tử góp phần đẩy mạnh hoat động chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Lang Sơn. Kết quả, tỷ lệ người dân trưởng thành có tài khoản giao dịch tai ngân hàng đạt khoảng 75%; trên 90% điểm kinh doanh cố định có dịch vụ thanh toán điện tử qua mã QR Code; 100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh khai báo hóa đơn điện tử.
Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ Công nghệ số cộng đồng trong việc phát triển kinh tế số; ban hành văn bản chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tập huấn, hướng dẫn các Tổ Công nghệ số cộng đồng cách thức phổ biến, hướng dẫn, hỗ trợ người dân tiếp cận, sử dụng các nền tảng số phục vụ phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử thông qua Cổng thông tin quốc gia; tiếp tục thí điểm đăng ký doanh nghiệp qua mạng tại các cửa hàng Viettel trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo tỷ lệ doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký qua mạng điện tử.
Nhờ đó, trong 9 tháng năm 2024, tỷ lệ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp qua mạng trực tuyến đạt 100%. Đồng thời tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh của đơn vị.
Mặt khác, tỉnh cũng chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh; chủ động tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình tham gia chương trình chuyển đổi số và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; phối hợp với các sàn thương mại điện tử hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình sản xuất kinh doanh và khởi tạo gian hàng, đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ hàng nông sản, đặc trưng và tiềm năng của tỉnh.
Nền tảng cửa khẩu số hoạt động ổn định, giúp tăng cường công tác quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, tạo kênh thông tin kết nối đa chiều giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý tại cửa khẩu, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp lãnh đạo, cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu...
Hội Truyền thông số Việt Nam dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền đã chấm điểm, bình chọn tỉnh Lạng Sơn đạt giải giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam (VietNam Digital Awards-VDA) 2024 đối với 2 giải pháp: Giải pháp Tổ Công nghệ số cộng đồng và Giải pháp chuyển đổi số trong ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn; Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã chấm điểm và bình chọn tỉnh Lạng Sơn đạt giải thưởng “Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam 2024”. |