Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và câu chuyện của Việt Nam

“Chuyển đổi số” và “chuyển đổi xanh” là những từ khóa được nhắc đến, được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây.
Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Làm sao phát huy vai trò tiên phong của doanh nghiệp Chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Chuyển đổi số để phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử

Để theo kịp xu hướng tất yếu này, cần sự thay đổi từ nhận thức đến hành động. Gần 3 năm trước, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) diễn ra tại Vương quốc Anh, Việt Nam đã cùng 147 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ; cùng với 103 quốc gia tham gia Cam kết giảm phát thải khí methanol toàn cầu; cùng 140 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất; cùng 48 quốc gia tham gia Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch; cùng 150 quốc gia tham gia Liên minh hành động thích ứng toàn cầu.

Những cam kết của Việt Nam cho thấy mong muốn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về một định hướng xây dựng, phát triển đất nước lớn mạnh nhưng không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế; phát triển bền vững là yếu tố tiên quyết.

Và từ sau COP 26, Việt Nam đã có những hành động mạnh mẽ và sâu rộng tại tất cả các bộ ngành, địa phương, hiệp hội, đến từng doanh nghiệp về phát triển xanh, chuyển đổi xanh, song hành với chuyển đổi số. Đó là việc Chính phủ thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các Bộ, ngành. Đến nay, sau gần 3 năm cam kết, Ban Chỉ đạo COP 26 đã tổ chức 5 phiên họp để triển khai các nhiệm vụ, kế hoạch đề ra. Phiên họp gần nhất diễn ra hồi đầu tháng 10/2024. Điều đó cho thấy sự quyết tâm, quyết liệt trong công tác chỉ đạo cũng như triển khai các nhiệm vụ của Chính phủ để hiện thực hóa cam kết của Việt Nam tại COP26.

Thực tế, với những gì mà nền kinh tế-xã hội của Việt Nam đã đạt được trong hàng chục năm qua, đặc biệt là 5 năm trở lại đây, thì việc cam kết các mục tiêu tại COP26 dù không đơn giản nhưng đều dựa trên cơ sở chúng ta đã đạt được. Hơn cả, cam kết này chính là đặt ra nhiệm vụ để chuyển mình, để thay đổi, biến khó khăn thành động lực. Và làm để tương lai của đất nước lớn mạnh hơn, vững chắc hơn.

Đánh giá về hành trình tăng trưởng của Việt Nam qua những thập kỷ gần đây, và được thể hiện qua vị thế Việt Nam đạt được trong các chuỗi cung ứng toàn cầu, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam nhận xét: Từ xuất phát điểm ban đầu thấp, Việt Nam đã vươn mình trở thành một quốc gia có thu nhập tầm trung thấp với một nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Những con số ấn tượng đã nói lên tất cả. Việt Nam hiện tham gia 16 hiệp định thương mại tự do và đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 8 quốc gia. Nhiều tổ chức dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt mốc 760 tỷ USD vào năm 2030.

Năm nay, bộ phận Nghiên cứu Toàn cầu HSBC kỳ vọng GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 7%, trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ASEAN và tạo ra GDP mới nhiều tương đương Hà Lan. Chưa hết, Việt Nam hiện nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới xét về GDP và top 20 xét về thương mại. Những bước tiến này đã đẩy thu nhập bình quân đầu người tăng 43 lần từ 100 USD thời mới cải cách lên 4.300 USD như hiện nay.

Theo Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam đã trải qua một chặng đường dài để có được vị thế như ngày hôm nay. Một yếu tố quan trọng trong thành công đó chính là tinh thần sẵn sàng đón nhận thay đổi. Suốt nhiều năm, FDI vẫn luôn là một trong những động lực quan trọng đằng sau sự tăng trưởng vượt bậc này, chiếm 4-6% GDP hàng năm. Tuy nhiên, câu chuyện về sự tăng trưởng của Việt Nam không chỉ đơn giản xoay quanh “thu hút FDI và xuất khẩu”. Gần đây, đã có những động lực mới xuất hiện giúp thúc đẩy câu chuyện của Việt Nam lên một tầm cao mới.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và câu chuyện của Việt Nam
Tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn nhờ điều kiện thuận lợi cũng như cam kết cân bằng phát thải vào năm 2050 của Chính phủ. Ảnh: Baochinhphu.vn

Thứ nhất, động lực mới được nhắc tới ở đây chính là những tiến bộ về công nghệ diễn ra trong một thập kỷ vừa qua. Đặc biệt là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo, máy học và khoa học người máy đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nhiều ngành nghề, nhiều quan điểm phát triển và tăng trưởng của mỗi quốc gia và của cả thế giới. Rõ nét nhất là sự xuất hiện của AI với công công cuộc chuyển đổi số nhanh, mạnh, toàn diện kể từ sau đại dịch Covid-19.

Thứ hai, một yếu tố then chốt nữa đang ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta chính là biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng tới toàn trái đất. Ông Tim Evans dẫn Nghiên cứu Chính sách công bố tháng 11/2023 của Ngân hàng Thế giới (WB), ước tính: 4,5 tỷ người đang bị ảnh hưởng bởi những sự kiện thời tiết cực đoan như ngập lụt, hạn hán, lốc xoáy hoặc nắng nóng gay gắt. WB cũng cảnh báo rằng Việt Nam là một trong năm quốc gia đứng đầu về khả năng bị ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu sẽ giảm thu nhập quốc dân của Việt Nam lên đến 3,5% GDP vào năm 2050.

Có lẽ, đó chính là một trong những lý do những lý do để năm 2021, tại Hội nghị thượng đỉnh COP26, Việt Nam lần đầu tiên đặt mục tiêu đạt cân bằng phát thải vào năm 2050.

Từ thực tế này, ông Tim Evans, Tổng Giám đốc HSBC Việt Nam cho rằng: Thay đổi là xu hướng tất yếu cho tăng trưởng tương lai. Và chuyện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của Việt Nam cần nhìn ở góc độ tiềm năng cũng như những thách thức đã được nhận diện.

Đó là, Việt Nam có tiềm năng lớn về tiêu dùng số khi có số dân 100 triệu người với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động gần 70%; gần 80% dân số Việt Nam sử dụng internet. Đánh giá của các chuyên gia kinh tế trong khu vực, Việt Nam có tiềm năng để trở thành thị trường công nghệ số lớn thứ nhì khu vực vào năm 2030, chỉ đứng sau Indonesia. Tăng trưởng này kỳ vọng được dẫn dắt bởi hệ sinh thái thương mại điện tử đang phát triển do được hỗ trợ bởi tập khách tiêu dùng đang gia tăng.

Liên quan tới biến đổi khí hậu, dù là một thách thức nặng nề Việt Nam đang phải đối mặt nhưng ông Tim Evans cho rằng đây đồng thời là một cơ hội lớn cho Việt Nam cũng như khối doanh nghiệp của Việt Nam. Bởi, tiềm năng năng lượng tái tạo của Việt Nam rất lớn nhờ điều kiện thuận lợi cũng như cam kết cân bằng phát thải vào năm 2050 của Chính phủ. Đây là quốc gia có điều kiện tự nhiên phù hợp nhất Đông Nam Á để phát triển điện gió và năng lượng mặt trời. Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam mang lại cơ hội thu hút thêm đầu tư vào ngành năng lượng tái tạo vốn đang phát triển. Việt Nam đứng thứ 2 trong số các quốc gia đang phát triển về thu hút FDI vào năng lượng tái tạo.

Thực tế, Chính phủ đã có nhiều kế hoạch, chiến lược, cơ chế chính sách để đón bắt hai xu thế chuyển đổi số và chuyển đổi xanh. Cụ thể là Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Các doanh nghiệp cũng đang tiến hành thay đổi tổ chức và triển khai ứng dụng công nghệ ở quy mô lớn để hiện thực hóa mục tiêu của 2 chiến lược này. Tính đến năm 2023, khoảng 47% số doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu thực hiện các bước chuyển đổi số ở các mức độ khác nhau. Đồng thời, Các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu nghiên cứu kế hoạch chuyển đổi xanh thông qua việc áp dụng xu hướng ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp).

Thông tin tại phiên họp thứ 5 của Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26 mới đây cho thấy, đến nay, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua Quy hoạch không gian biển quốc gia; ban hành Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp, cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân và khung giá điện, cơ chế khuyến khích điện mặt trời mái nhà... nhằm thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng sạch trong trung và dài hạn.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia; Chiến lược phát triển ngành ô tô Việt Nam; Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII; Đề án triển khai JETP và công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện JETP tại COP28...

Dù khó khăn, cứ đi sẽ tới. Và quyết tâm làm sẽ đạt được kết quả.

Câu chuyện chuyển đổi số, chuyển đổi xanh của Việt Nam chắc chắn sẽ được hiện thực hóa từ chiến lược, kế hoạch thành kết quả và hiện thực hóa được các mục tiêu.

Duy Minh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên Hợp Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Sáng 21/12 tại Mốc 411, huyện Đồng Văn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang đã phối hợp với các bên tổ chức Chương trình trồng cây “Vành đai xanh biên giới”.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 20/12/2024: Có mưa dông lốc xoáy, gió giật mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 20/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa, phía Tây quần đảo Trường Sa gió Đông Bắc cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9, Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12/2024: Cả nước nhiều khu vực nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 20/12, cả nước nhiều khu vực nắng ấm. Miền Bắc về đêm nhiệt độ giảm mạnh, thấp nhất 10-13 độ C, có nơi dưới 9 độ C.
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Dự báo thời tiết biển hôm nay 19/12/2024: Quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác

Thời tiết biển hôm nay 19/12, vùng biển quần đảo Trường Sa có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12/2024: Bắc Bộ ngày nắng, trời rét về đêm và sáng sớm

Dự báo thời tiết hôm nay 19/12, Bắc Bộ nhiều khu vực ngày nắng, sáng sớm sương mù nhẹ, vùng núi rét đậm, rét hại.
Thời tiết hôm nay:  Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Thời tiết hôm nay: Miền Bắc ghi nhận mức nhiệt thấp nhất từ đầu mùa đông

Sáng nay nhiệt độ vùng núi phía Bắc tiếp tục xuống thấp, nơi rét nhất thuộc về Tam Đường, tỉnh Lai Châu, chỉ 1 độ C.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 18/12/2024: Cảnh báo có gió giật mạnh trên Vịnh Bắc Bộ

Thời tiết biển hôm nay 18/12, Vùng biển Vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8. Biển động.
Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12/2024: Bắc Bộ trời nắng, Trung Bộ có mưa rào rải rác

Dự báo thời tiết hôm nay 18/12, Bắc Bộ tiếp tục duy trì trạng thái thời tiết nắng, ban đêm rét đậm, rét hại. Trung Bộ có mưa rào, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Rác thải nhựa trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể lên tới 800 nghìn tấn

Nếu không có giải pháp về đóng gói hàng hóa, rác thải nhựa từ lĩnh vực thương mại điện tử tới năm 2030 có thể lên đến 800 nghìn tấn.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 17/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 17/12, Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.
Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết hôm nay 17/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Trời rét, có nơi rét đậm, rét hại.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/12/2024: Khu vực Bắc biển Đông biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/12/2024: Khu vực Bắc biển Đông biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 16/12, Ở khu vực biển Trung Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8; ở đảo Phú Quý có gió giật cấp 7.
Dự báo thời tiết hôm nay 16/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời hửng nắng, Nam Bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 16/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời hửng nắng, Nam Bộ có mưa to

Dự báo thời tiết hôm nay 16/12, Bắc Bộ trưa chiều trời hửng nắng, nhiệt độ cao nhất khoảng 18-20 độ. Nam Bộ mưa rào rải rác và có nơi có dông, có nơi mưa to.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/12/2024: Cảnh báo có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 15/12/2024: Cảnh báo có gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

Thời tiết biển hôm nay 15/12, vịnh Bắc Bộ có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9; khu vực biển Trung Bộ gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo thời tiết hôm nay 15/12/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chìm trong giá rét

Dự báo thời tiết hôm nay 15/12/2024: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chìm trong giá rét

Dự báo thời tiết hôm nay 15/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chìm trong giá rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 14/12/2024: Không khí lạnh hoạt động mạnh trên biển

Dự báo thời tiết biển hôm nay 14/12/2024: Không khí lạnh hoạt động mạnh trên biển

Thời tiết biển hôm nay 14/12, Ở vịnh Bắc Bộ gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8; trạm đảo Lý Sơn gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo thời tiết hôm nay 14/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 14/12/2024: Bắc Bộ rét đậm, Trung Bộ có mưa lớn

Dự báo thời tiết hôm nay 14/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động