Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ diễn ra chiều 22/7 thu hút hơn 20 triệu lượt xem, cho thấy sức hút của các sản phẩm.
Phú Thọ: Thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng nông thôn mới thông minh Bắc Giang: Khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

Chiều 22/7, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, MCN Kolin tổ chức Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ với chủ đề “Chợ phiên OCOP - Về miền đất Tổ” nhằm mục tiêu xúc tiến thương mại và nâng cao năng lực số của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương.

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ
Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ

Chương trình đánh dấu giai đoạn bản lề cho ngành thương mại điện tử của tỉnh Phú Thọ, trở thành bệ phóng giúp nông sản địa phương vươn đến tỉnh thành trên khắp cả nước, thậm chí là thị trường quốc tế.

Phú Thọ được biết đến là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp với nhiều vùng sản xuất cây ăn quả có múi, sản xuất lúa chất lượng cao, sản xuất chè, rau an toàn và rau nguyên liệu phục vụ chế biến. Về sản phẩm OCOP, tính đến hiện nay tỉnh Phú Thọ đã có 139 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tham gia sự kiện lần này là 6 chủ thể OCOP tiêu biểu của địa phương gồm có: thịt chua Trường Foods; chè Đinh OCOP 5 sao Hoài Trung; bún gạo Hùng Lô; tương Hoa Lúa; rau sắn muối chua Liên Gia Trang, Maika food với hơn 40 sản phẩm nông đặc sản các loại.

Sự kiện livestream của chương trình thông qua sự hỗ trợ quảng bá đến từ các nhà sáng tạo nội dung nổi bật trên nền tảng TikTok như: diễn viên Hoàng Kim Ngọc, Vũ Diệu Thúy, Huyền Trang uy tín, Đàm Đức, Hoa thịt chua, Bảo Ngọc Aerobic, Hạnh Tây Bắc TV, Vũ Trà My, Sùng Tủa, Cô Gái… đã thu hút hơn 20 triệu lượt xem đã minh chứng cho sức hút của các sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Ông Nguyễn Minh Tiến – Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp Việt Nam (Agritrade) - cho biết: Sau dịch Covid 19, người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử. Hiện nay xu hướng người tiêu dùng hướng tới những nền tảng có tính tương tác cao, nhất là đối với các đặc sản, nông sản, các sản phẩm OCOP.

Qua các nền tảng đó cho phép người bán hàng, các KOL (người có sức ảnh hưởng), các chủ thể kể câu chuyện giới thiệu về truyền thống, giới thiệu về quy trình, giới thiệu về xuất xứ để tăng tính tương tác giữa người tiêu dùng và người bán hàng, đặc biệt là tạo niềm tin, niềm cảm hứng cho người tiêu dùng.

“Chúng ta hướng tới xu thế vừa trải nghiệm, vừa tạo cảm xúc cho người mua sắm”, ông Nguyễn Minh Tiến nhấn mạnh và cho biết, trong khuôn khổ đó, chúng tôi tổ chức tập huấn các chủ thể để hướng dẫn, tiếp cận, bán hàng, livestream trên nền tảng TikTokshop Việt Nam.

Về phía Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với TikTokshop Việt Nam hỗ trợ về cơ sở vật chất, livestream bán hàng, vấn đề logistic sản phẩm đến người tiêu dùng.

Chuyển đổi số “chắp cánh” cho sản phẩm OCOP Phú Thọ
Chương trình tập huấn livestream bán hàng cho các chủ thể OCOP Phú Thọ

Đại diện cho Công ty TikTok tại Việt Nam - ông Nguyễn Lâm Thanh cho rằng, cùng sự phát triển thần tốc của thương mại điện tử và nền kinh tế số trong nước, nông sản Việt ngày càng lớn mạnh trên thị trường quốc tế, khẳng định tiềm năng và chất lượng của sản phẩm nội địa.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ, đội ngũ TikTok tự hào quảng bá đặc sản địa phương, làng nghề truyền thống và các loại hình thủ công mỹ nghệ Việt Nam, góp phần xúc tiến giao thương trong khu vực và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc đến bạn bè năm Châu.

Theo chủ trương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, TikTok, với vai trò đối tác chiến lược, đã không ngừng đưa ra những sáng kiến mới nhằm xúc tiến thương mại sản phẩm nông thôn, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, đồng thời chuyển đổi số nông thôn mới theo định hướng nông thôn mới thông minh.

Bà Vũ Diệu Thúy – Nhà sáng lập MCN Kolin - cho hay, Việt Nam là đất nước có nguồn nông sản phong phú, chúng tôi muốn lan tỏa những mặt hàng nông sản, hỗ trợ người nông dân bán hàng trên nền tảng số.

Không chỉ dừng lại ở việc livestream quảng bá, bán các nông sản, sản phẩm OCOP tiêu biểu của tỉnh Phú Thọ trên TikTok Shop. Kolin MCN sẽ tiếp tục chiến dịch hỗ trợ các chủ thể tham gia kinh doanh nông sản online với các hoạt động tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao quy trình lập gian hàng, xây và vận hành kênh bán hàng.

Thông qua các hoạt động đồng hành đó sẽ giúp cho các chủ thể có thể chủ động tìm ra hướng đi mới dài hạn cho việc quảng bá và kinh doanh nông sản tại địa phương, góp phần quảng bá về văn hóa truyền thống, lịch sử của quê hương mình tới mọi miền tổ quốc”, bà Vũ Diệu Thúy cho biết.

Trước đó, tháng 4/2023, TikTok cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp Việt Nam đã ký kết hợp tác nhằm nâng cao năng lực chuyển đổi số của các chủ thể có sản phẩm đạt chứng nhận chương trình OCOP trên sàn thương mại điện tử, đồng thời kết nối tạo ra lợi thế, điều kiện thuận lợi cho việc phát triển tiêu thụ nông sản ở Việt Nam.

Trong khuôn khổ hợp tác này, TikTok cho ra mắt chuỗi sự kiện Chợ phiên OCOP. Được phát sóng trực tiếp (livestream) trên TikTok Shop hàng tuần, sự kiện sẽ là cơ hội quảng bá và bán hàng trực tuyến các sản phẩm - đặc sản vùng miền do chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ địa phương sản xuất; tạo sinh kết cho người dân, đồng thời góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống địa phương và thúc đẩy du lịch trên các vùng miền.

Theo ông A Tủa Phình Hồ - Cán bộ xã Phình Hồ, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái: "Tham gia chương trình livestream chúng tôi đã được hướng dẫn cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử, nhằm cho người tiêu dùng có những trải nghiệm mua sắm mới mẻ. Tôi thấy đây là hướng đi mới cho các chủ thể đặc biệt là người nông dân có cơ hội tạo ra được doanh số, lợi nhuận có sự ổn định, bền vững cao hơn các loại hình kinh doanh truyền thống".

Ngoài chương trình “Chợ Phiên OCOP - Về Miền Đất Tổ” được tổ chức ngày 22/7, chiến dịch “Kết nối, hỗ trợ bà con nông dân quảng bá và kinh doanh nông sản trên nền tảng số ” của Kolin MCN kết hợp với Agritrade và Tiktok Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện xuyên suốt trong 2 năm tới đây. Các chương trình này hứa hẹn sẽ giúp người nông dân tự tin kinh doanh hiệu quả từ các nền tảng online; góp phần quảng bá, gìn giữ văn hoá truyền thống của các địa phương.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nông thôn mới

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyển đổi số:

Chuyển đổi số: 'Cánh tay nối dài' văn hoá nông thôn

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số đã trở thành một “cánh tay nối dài” hữu hiệu, giúp cộng đồng lan toả những giá trị văn hoá nông thôn đặc trưng.
Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Tiết kiệm năng lượng, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Thời gian qua, Công ty CP Phân lân nung chảy Văn Điển đã triển khai nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Dấu ấn tuổi trẻ trong hành trình đổi mới nông thôn

Bằng bàn tay, khối óc và trái tim nhiệt huyết, tuổi trẻ in đậm dấu ấn trên hành trình đổi mới nông thôn, vun đắp tương lai cho vùng đất còn nhiều gian khó.
Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Văn hóa đọc ở nông thôn: Nền tảng tri thức bền vững

Thúc đẩy văn hóa đọc ở nông thôn là bước đi chiến lược xây nền tri thức vững chắc, góp phần phát triển nông thôn mới.
Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Người dân nông thôn thu lợi từ trồng rau thuỷ canh

Không tiếng cuốc xới, không mùi phân chuồng, chỉ có những ống dẫn nước lặng lẽ nuôi lớn từng luống rau sạch bằng hệ thống thủy canh tuần hoàn.

Tin cùng chuyên mục

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Xã hội hóa nguồn lực: Động lực xây dựng nông thôn mới

Khi ngân sách nhà nước còn hạn chế, nhiều địa phương đang đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực, huy động sức dân và doanh nghiệp cùng tham gia xây dựng nông thôn mới.
Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đoàn Thanh niên Việt Nam tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, mang lại những mô hình sáng tạo và giải pháp hiệu quả góp phần nâng cao đời sống người dân.
Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Ứng dụng dữ liệu dân cư vào quy hoạch nông thôn mới

Việc ứng dụng dữ liệu dân cư vào công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới đang tạo ra những chuyển biến tích cực cho các địa phương.
Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Sớm hoàn thiện thể chế, chính sách giao khoán đất lâm nghiệp

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Nông thôn mới và cơ hội từ kinh tế tuần hoàn​

Kinh tế tuần hoàn mở hướng đi bền vững cho nông thôn mới, đáp ứng tiêu chuẩn nông nghiệp xanh – sạch.
Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Bình Điền: Bứt phá vượt khó, hướng đến phát triển bền vững

Hoàn thành vượt kế hoạch 2024, Bình Điền đặt mục tiêu tăng trưởng ổn định 2025 – Báo cáo của Tổng Giám đốc Ngô Văn Đông
Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách thúc đẩy mô hình nông thôn mới

Tín dụng chính sách xã hội đang trở thành đòn bẩy trong việc phát triển mô hình nông thôn mới, giúp người dân tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phát triển kinh tế.
Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Học sinh nông thôn sáng tạo công nghệ phục vụ sản xuất

Nhiều em học sinh nông thôn đang tạo dấu ấn với những sáng kiến công nghệ thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển kinh tế địa phương.
Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

Nông thôn mới thông minh không còn là khái niệm xa vời khi công nghệ đã hiện diện trong quản lý, sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn.
Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Người dân Gia Lai đang viết tiếp hành trình đưa nông sản bản địa chạm tay thị trường trong và ngoài nước nhờ thay đổi tư duy trong thời đại chuyển đổi số.
Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Cán bộ trẻ vượt qua thử thách, tiên phong đổi mới nông thôn

Làn sóng cán bộ trẻ về nông thôn đang tạo ra thay đổi tích cực và chứng kiến hành trình vượt qua thử thách của những "ngọn lửa" nhiệt huyết.
Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Những người truyền lửa phong trào nông thôn mới ở Hle Hlang

Hle Hlang hôm nay đã khoác lên mình diện mạo mới và đằng sau đổi thay ấy là dấu ấn của những người đã âm thầm truyền lửa cho phong trào nông thôn mới.
Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phát triển nông thôn mới: Khi phụ nữ giữ vai trò trung tâm

Phụ nữ ngày càng giữ vai trò trung tâm trong xây dựng nông thôn mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương.
Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Bình Điền 50 năm góp phần phát triển nông nghiệp bền vững

Công ty CP Phân bón Bình Điền- thương hiệu Đầu Trâu được vinh danh Doanh nghiệp tiêu biểu TP. HCM 2025 nhờ đóng góp cho kinh tế , nông nghiệp và cộng đồng
‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

‘Thêm gió’ cho cánh diều làng Bá Dương Nội

Hội diều làng Bá Dương Nội đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia góp phần nâng cao giá trị làng nghề, phát triển du lịch nông thôn địa phương.
Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

Canh tác lúa thâm canh đang gặp thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ"
Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao mang lại những lợi ích rõ rệt cả về kinh tế lẫn môi trường và sẽ được nhân rộng sau 1 năm triển khai thực hiện thí điểm.
Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa giảm phát thải: Nâng giá trị hạt gạo Việt

Canh tác lúa bền vững, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo, giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường
Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Canh tác mới: Cà phê, hồ tiêu tiến hay lùi?

Việt Nam đang chuyển đổi mô hình canh tác cà phê, hồ tiêu theo hướng bền vững, thích ứng với những thay đổi lớn trên thị trường xuất khẩu.
Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Nho Đồng Du: Tìm lời giải cho bài toán tiêu thụ

Trồng nho công nghệ cao tại Đồng Du đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng hướng đi lâu dài để phát triển sản phẩm vẫn chưa tốt, đặc biệt trong khâu tiêu thụ.
Mobile VerionPhiên bản di động