Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ: Kết nối, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp

Trong 06 năm triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ (từ 2018-2023), Bộ Công Thương đã thẩm định và phê duyệt 306 đề án.
Đề xuất cấp bù lãi suất 3% khi cho vay lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ Tháo gỡ khó khăn, tăng trợ lực cho công nghiệp hỗ trợ

Sáng ngày 12/10/2023, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024
Phiên họp khai mạc và công bố kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng thẩm định thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm 2024

Phiên họp có sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương và chuyên gia. Đây là một trong những hoạt động nhằm triển khai Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024 theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ và Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 18/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025 (Quyết định số 68/QĐ-TTg).

6 năm - 306 đề án công nghiệp hỗ trợ được phê duyệt

Trong 06 năm triển khai Chương trình (từ năm 2018 đến năm 2023), Bộ Công Thương đã thẩm định và phê duyệt 306 đề án, tập trung vào các hoạt động chính bao gồm: Hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ kết nối, trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất; Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu; Xây dựng và vận hành trang thông tin về công nghiệp hỗ trợ.

Việc triển khai Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trong các năm vừa qua đã bước đầu đem lại những kết quả khả quan và tạo tác động, lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần kinh tế - xã hội. Các hoạt động của Chương trình ngày càng phong phú, đa dạng, đi vào chiều sâu, có tính ứng dụng cao và phù hợp với nhu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương), sau khi tham gia các hoạt động hỗ trợ của Chương trình, doanh nghiệp đã thực sự có sự thay đổi, chuyển mình theo chiều hướng tích cực, doanh nghiệp có khả năng tăng năng suất và hiệu suất sản xuất. Đồng thời, cắt giảm chi phí, tiết kiệm nguồn lực, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như mở ra nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng, đối tác tiềm năng mới.

Chương trình đã hỗ trợ kết nối giữa các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh trong nước và nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia thông qua các diễn đàn, hội thảo, triển lãm quốc tế.

Công tác truyền thông - hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển

Công tác truyền thông, thông tin về công nghiệp hỗ trợ phủ sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã góp phần không nhỏ vào việc hỗ trợ thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, truyền tải các thông điệp về vai trò và tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là kênh thông tin để các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội ngành hàng, chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp chia sẻ về các khó khăn, thách thức cũng như cơ hội và tiềm năng phát triển của ngành. Từ đó, nâng cao nhận thức và sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp và cả xã hội.

Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại phiên họp
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp phát biểu tại phiên họp

Phát biểu tại phiên họp, ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp nêu cụ thể, để nâng cao năng lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, cần tiếp tục triển khai và nâng cao hiệu quả các giải pháp xây dựng năng lực cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức mang tính cốt lõi. Đó là những giải pháp về kết nối kinh doanh, thông tin thị trường, hỗ trợ áp dụng hệ thống quản lý, phát triển thị trường, phát triển nguồn nhân lực…

Những giải pháp vì mục tiêu dài hạn này cần được triển khai đồng bộ với công tác truyền thông, thay đổi và nâng cao nhận thức của các bên liên quan và cộng đồng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ nhằm hướng đến các mục tiêu phát triển dài hạn và bền vững”- ông Phạm Tuấn Anh nói.

Hội đồng thẩm định dự kiến sẽ họp đánh giá các đề án trong tháng 10 và tháng 11/2023 để lựa chọn các đề án tham gia Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ năm 2024.

Việt Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Kinh tế tư nhân - lực đẩy cho ngành thép chuyển mình

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn