Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh sẽ diễn ra ngày 16/8

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh giúp doanh nghiệp kịp thời cập nhật, hiểu rõ về các đạo luật, quy định mới của EU.
Gạo Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu tại thị trường Philippines Nỗ lực đưa hàng Việt thâm nhập vào thị trường Thái Lan Doanh nghiệp Việt đồng hành với logistics xanh trong tăng trưởng kinh tế

Ngày 16/8 tới, tại Hà Nội, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh. Chương trình nhằm hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về phát triển xuất khẩu xanh, nắm bắt và hiểu biết rõ về các đạo luật, quy định mới của EU như Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM), giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) để có kế hoạch, biện pháp và lộ trình điều chỉnh các hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu, duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh mới.

Chương trình đào tạo, nâng cao năng lực phát triển xuất khẩu xanh sẽ diễn ra ngày 16/8
Chương trình nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam cập nhật thông tin về phát triển xuất khẩu xanh. Ảnh: Bộ Công Thương

Nội dung chính của chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về 01 Quy định và 01 Đạo luật quan trọng để các doanh nghiệp liên quan cần nắm vững. Thứ nhất là quy định nhằm giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR).

Nội dung chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về quy định EUDR; tác động của EUDR tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai EUDR tại các quốc gia khác.

Ngoài ra, chương trình cũng dành thời lượng chia sẻ kinh nghiệm về triển khai EUDR, bao gồm những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải để tuân thủ EUDR và giải pháp; thảo luận đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn áp dụng EUDR đối với các doanh nghiệp Việt Nam theo ngành hàng (tính minh bạch trong thu thập thông tin địa lý, truy xuất nguồn gốc vùng trồng trong chuỗi cung ứng hàng xuất khẩu, sản xuất bền vững, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực và hợp tác với các đối tác mua hàng…); Hướng dẫn huy động và tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu EUDR.

Thứ hai đó là Đạo luật Cơ chế điều chỉnh carbon biên giới (CBAM). Nội dung chương trình sẽ giới thiệu tổng quan về CBAM (hướng dẫn doanh nghiệp tìm hiểu về CBAM (bối cảnh, lịch sử hình thành, mục tiêu), lộ trình thực hiện CBAM, chế tài áp dụng của EU đối với doanh nghiệp xuất khẩu); tác động của CBAM tới xuất khẩu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam; tình hình triển khai CBAM tại các quốc gia khác; đánh giá sơ bộ tình hình thực hiện theo CBAM tại một số doanh nghiệp Việt Nam.

Bên cạnh đó, chương trình cũng sẽ dành thời lượng đáng kể để chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CBAM, bao gồm những vấn đề doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp phải để tuân thủ CBAM và giải pháp; thảo luận, trao đổi, đặt câu hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về triển khai CBAM trên thực tế tại các nhà máy của Việt Nam (đánh giá, thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, lập báo cáo, đề xuất giải pháp phù hợp theo ngành hàng); hướng dẫn huy động và tìm kiếm nguồn lực, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan nhằm đáp ứng các yêu cầu của CBAM.

Tham dự chương trình, các doanh nghiệp sẽ có cơ hội tìm hiểu thêm thông tin thị trường EU và các thị trường khác trong bối cảnh áp dụng EUDR và CBAM, các bài học kinh nghiệm xuất khẩu xanh thất bại và thành công của doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Châu Âu là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng liên quan đến nạn phá rừng, bao gồm 50% cà phê và 60% ca cao của thế giới. Do đó, quy định không phá rừng nhằm giảm tác động của các sản phẩm do công dân EU mua đối với các khu rừng và diện tích rừng trên thế giới. Quy định EUDR được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ…

Theo quy định được đề xuất của EU, các công ty điều hành có nghĩa vụ tiến hành thẩm định để đảm bảo những chỉ những sản phẩm không sản xuất trên đất phá rừng mới được phép vào thị trường EU. Các doanh nghiệp phải chứng minh rằng hàng hóa không được sản xuất trên bất kỳ vùng đất nào bị phá rừng hoặc suy thoái sau ngày 31 tháng 12 năm 2020.

Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon là một quy định mới quan trọng của Liên minh châu Âu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp. CBAM được Liên minh châu Âu (EU) thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 01/10/2023 và thực hiện đầy đủ từ năm 2026.

EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu.

CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống (ETS).

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc diện CBAM cần đánh giá cẩn thận các tác động tài chính tiềm tàng của quy định này. Việc chủ động thực hiện các biện pháp tuân thủ là vô cùng cần thiết.

Phương Cúc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cục Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Cá ngừ chế biến là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản

Xuất khẩu cá ngừ sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp. Tháng 10/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD.
Doanh nghiệp Ba Lan mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới tại Việt Nam

Doanh nghiệp Ba Lan mong muốn thiết lập các mối quan hệ kinh doanh mới tại Việt Nam

Việt Nam là thị trường có tiềm năng tăng trưởng cho các sản phẩm của Ba Lan và doanh nghiệp Ba Lan mong muốn hợp tác để tìm kiếm cơ hội phát triển.
Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Nghiêm cấm buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Online Friday 2024

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) vừa có Quyết định số 367/QĐ-TMĐT ban hành Quy chế dành cho các đối tác tham gia Online Friday 2024.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... sẽ tham gia Online Friday 2024

Online Friday 2024 sẽ tập trung quảng bá hàng Việt thông qua hợp tác với các KOL, KOC như Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục, Mẹ Sam... và các sàn thương mại điện tử.
AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

AB InBev Việt Nam cam kết đầu tư vào tương lai bền vững

Tại AB InBev, xây dựng chuỗi giá trị linh hoạt và phục hồi, sự bền vững có vai trò quan trọng để hoàn thành mục đích công ty, hiện thực hóa tầm nhìn thương mại.

Tin cùng chuyên mục

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Mời tham dự Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu xanh 2024

Xúc tiến xuất khẩu xanh nhằm thảo luận về ý tưởng, giải pháp và phương thức hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, tăng cường xuất khẩu xanh.
Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Năm 2024 PV GAS TRADING thiết lập nhiều kỷ lục kinh doanh, vươn tầm cao mới

Công ty Kinh doanh sản phẩm Khí (PV GAS TRADING) trong năm 2024 tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, ghi dấu ấn với kết quả kinh doanh tăng trưởng toàn diện và các kỷ lục
Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Hợp tác kinh tế, thương mại trở thành điểm sáng trong quan hệ hai nước Việt Nam - Israel

Theo Thương vụ Việt Nam tại Israel, với đà tăng hiện nay, ước tính cả năm 2024 giá trị trao đổi thương mại giữa Việt Nam - Israel có thể đạt trên 3,10 tỷ USD.
Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Canada khởi xướng rà soát ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam

Cơ quan Dịch vụ biên giới Canada khởi xướng rà soát hành chính nhằm cập nhật các giá trị thông thường, giá xuất khẩu đối với ghế bọc đệm nhập khẩu từ Việt Nam.
Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Loạt triển lãm trong lĩnh vực Công Thương khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 27/11/2024, loạt triển lãm quốc tế trong lĩnh vực Công Thương chính thức được khai mạc tại TP. Hồ Chí Minh.

'Kết tinh' giá trị xuất khẩu từ những thương hiệu lớn

Xuất khẩu hàng hoá không những đã và đang thu được kết quả tích cực mà còn lấp lánh niềm vui khi nhiều thương hiệu Việt đã được thị trường biết đến và ưa thích.
Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Phát triển thương mại điện tử: Cần cân nhắc đến yếu tố phát triển bền vững

Với tốc độ tăng trưởng trung bình tới 26%/năm, thương mại điện tử được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong thời gian tới.
Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng và khoáng sản lớn nhất của Việt Nam

Australia và Brazil là 2 thị trường nhập khẩu quặng, khoáng sản lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng năm 2024 với 9,75 triệu tấn và 5,96 triệu tấn.
Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Khai mạc Triển lãm SFS 2024: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường xuất khẩu

Triển lãm SFS 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận công nghệ-thiết kế tiên tiến mà còn mở rộng chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững.
‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

‘Bắt bệnh’ sức cạnh tranh của cá tra Việt

Nhiều quốc gia đầu tư nuôi cá tra để phục vụ nhu cầu nội địa và giảm nhập khẩu, cùng những khó khăn nội tại khiến cá tra Việt Nam đứng trước áp lực không nhỏ.
Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo: Lo ngại gặp khó tại thị trường trọng điểm

Indonesia, thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam, có thể sẽ không nhập khẩu gạo vào năm 2025.
Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Gia Lai: Tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử

Việc tăng cường hạ tầng dịch vụ logistic hỗ trợ cho thương mại điện tử kỳ vọng sẽ tạo thế cho Gia Lai trở thành vùng kinh tế động lực trong khu vực.
Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Thúc đẩy thương mại số cho các doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo tại Việt Nam

Ngày 25-26/11, Cục Xúc tiến thương mại tổ chức chuỗi chương trình nhằm thúc đẩy thương mại số cho doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo vào thị trường châu Âu.
Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Canada khởi xướng điều tra chống lẩn tránh đối với sản phẩm sơ mi rơ moóc nhập khẩu từ Việt Nam.
Hội thảo

Hội thảo 'Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số' năm 2024

Ngày 26/11, tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại điện tử trong kỷ nguyên số”.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu sản phẩm Việt

Thương mại điện tử xuyên biên giới đã trở thành kênh xuất khẩu hàng hóa quan trọng, song còn nhiều thách thức với doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2024

Ngày 1-2/12, tại khách sạn The Grand Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc), Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu tổ chức Diễn đàn Logisctis Việt Nam 2024.
Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024

Sáng ngày 26/11, tại Hà Nội, đã khai mạc triển lãm Diễn đàn kết nối và phát triển thương mại điện tử 2024.
90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Chiếm khoảng 70% thị trường tiêu thụ trong nước đang khiến nhiều doanh nghiệp do nữ lãnh đạo bỏ lỡ cơ hội lớn trên thị trường nước ngoài.
Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Online Friday: Thúc đẩy sự bứt phá của thương mại điện tử Việt Nam

Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam(Online Friday) đã được 10 năm, góp phần thúc đẩy sự bứt phá thương mại điện tử Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động