Chuỗi liên kết: Chìa khoá bình ổn thị trường và duy trì chuỗi cung ứng

Khi dịch bệnh Covid-19 đến, bùng phát nghiêm trọng hay khi chúng ta phải thích nghi với “tình hình mới” thì chuỗi liên kết đã giúp phát huy tác dụng, góp phần giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa trong nước và bình ổn thị trường. Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương đã chia sẻ như vậy trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây.
Giữ vững chuỗi liên kết cho hàng Việt

Trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư vừa qua, việc cung ứng hàng hoá đã gặp rất nhiều khó khăn. Bộ Công Thương đã có những giải pháp như thế nào để duy trì chuỗi cung ứng hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá thiết yếu?

Như chúng ta đã biết thì đợt dịch lần thứ 4 này hết sức nguy hiểm, đã gây đứt gãy chuỗi liên kết của nhiều chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm và nhu yếu phẩm. Chúng ta cũng thấy rằng việc các địa phương có những giải pháp chống dịch khác nhau trước đây đã gây ra những khó khăn về giao thông vận tải, khó khăn cả về kho vận, khó khăn cả về nguồn cung ứng hàng hóa. Do đó, trong giai đoạn đỉnh dịch vào tháng 7, tháng 8/2021 đã khiến việc cung ứng hàng hoá thiết yếu cũng như nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Chuỗi liên kết: Chìa khoá bình ổn thị trường và duy trì chuỗi cung ứng
Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước – Bộ Công Thương

Trong bối cảnh đó, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương đã ngay lập tức vào cuộc để cùng nhau tháo gỡ khó khăn, làm mọi cách để giữ vững được các chuỗi cung ứng hàng hóa, tạo các mối liên kết để giữ hàng hoá được lưu thông trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời, hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu, giữ vững chuỗi cung ứng hàng hóa ra thế giới ở những mặt hàng Việt Nam có thế mạnh. Kết quả là trong giai đoạn đỉnh dịch thì hàng hóa thiết yếu vẫn tiếp tục được cung ứng cho gần 100 triệu người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các địa phương 19 tỉnh phía Nam, trong đó có TP Hồ Chí Minh.

Để người dân tiếp cận được các loại hàng hóa như lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa chống dịch trong giai đoạn dịch bệnh, chúng tôi đã áp dụng mạng lưới doanh nghiệp đã tham gia Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong 11 năm vừa qua. Đặc biệt, thông qua chương trình bình ổn thị trường, các doanh nghiệp này đã có được mạng lưới rộng khắp, không chỉ riêng trên địa bàn một tỉnh, thành phố nào mà họ có được những hệ thống kho vận, logistics, có nguồn nhân lực, có thể điều phối từ tỉnh này sang tỉnh khác, rất chuyên nghiệp. Đồng thời có được nguồn hàng dồi dào đã được củng cố trong nhiều năm vừa qua với những bạn hàng sức trung thành.

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã dựa vào các hệ thống siêu thị để cung ứng hàng hóa đến người dân. Đặc biệt, chúng tôi còn vận động được thêm hai hệ thống bưu cục của Việt Nam Post và Viettel Post cùng tham gia trong giai đoạn đỉnh dịch để thiết lập ra những điểm bán hàng mới. Đồng thời sử dụng những dòng xe đặc biệt chuyên dụng có thể đi được trong mọi tình huống để cung cấp hàng hoá cho người dân TP. Hồ Chí Minh, không để thiếu thốn hàng hoá. Bộ Quốc phòng cũng đã vào cuộc mạnh mẽ để cung ứng hàng hoá đến tận tay người dân.

Chuỗi liên kết: Chìa khoá bình ổn thị trường và duy trì chuỗi cung ứng
Cung ứng hàng hoá thiết yếu đến người dân

Thêm vào đó, rất nhiều doanh nghiệp, bà con tiểu thương chợ truyền thống khi mà 100% chợ truyền thống tại TP Hồ Chí Minh bị đóng cửa đã có giải pháp rất thông minh, sáng tạo trong việc thiết lập những điểm bán hàng bổ sung lưu động kết hợp với những doanh nghiệp, hệ thống siêu thị để cung ứng hàng hoá đến tận tay người dân.

Như vậy, sự liên kết là chìa khoá quan trọng để giữ vững được chuỗi cung ứng, thưa bà?

Kinh nghiệm của chúng tôi là đã thiết lập ra những mối liên kết ràng buộc nhau để hỗ trợ cho mạng lưới phân phối và các hệ thống cung ứng hàng hóa hoạt động được trong mọi tình huống. Đó là sự liên kết chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước với nhau, từ Trung ương đến địa phương; giữa các cơ quan trung ương và chính quyền địa phương với nhau. Mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, mối liên kết giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mối liên kết giữa các hiệp hội với cơ quan quản lý nhà nước hay các mối liên kết giữa các tổ chức chính trị xã hội với Bộ ngành, doanh nghiệp… Những mối liên kết này là thế mạnh nhất và là chìa khóa tốt nhất trong thời gian vừa qua, giúp ổn định tinh thần của người dân, bình ổn thị trường, làm cho thị trường không bị xáo trộn trong mọi tình huống.

Nhờ thiết lập được mối liên kết như vậy nên tháng 11, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ (TMBLHH & DTDV) ước tính tăng 6,2% so với tháng trước. Đây là kết quả đáng ghi nhận và cho thấy vai trò của bán lẻ hàng hoá trong việc “gánh” chỉ số TMBLHH&DVTD bởi ngành du lịch đang bị đóng băng, dịch vụ chưa thể tăng trưởng trở lại.

Thưa bà, để đẩy mạnh việc tiêu thụ, khuyến khích người dân sử dụng hàng Việt trong giai đoạn tới, trong bối cảnh mới, thì Bộ Công Thương sẽ khuyến nghị những giải pháp nào?

Như chúng ta đã thấy thì trong giai đoạn đỉnh dịch, tại TP Hồ Chí Minh và 18 tỉnh, thành phía Nam vẫn đủ hàng hóa cho nhu cầu sử dụng. Như vậy thì chúng ta thấy rằng sức mạnh nội lực của sản xuất kinh doanh hàng Việt Nam đã phát huy và đây chính là thành quả giúp cho chúng ta duy trì được nền kinh tế và duy trì được chuỗi cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân. Đồng thời khẳng định được rằng chủ trương của Bộ Chính trị trong việc triển khai cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam là hết sức đúng đắn.

Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần được tiếp tục đẩy mạnh và có chiều sâu hơn nữa, ở một tầm cao hơn nữa về cách thức triển khai cũng như chất lượng triển khai cuộc vận động. Chúng ta sẽ vận động làm sao để hàng Việt Nam chinh phục được người Việt Nam, giúp hàng Việt Nam thắng trên sân nhà khi 17 hiệp định thương mại tự do có hiệu lực, hàng nước ngoài bắt đầu tràn vào thị trường nội địa khi thuế đã hạ xuống. Chúng ta vẫn phải giữ vững được thị phần cho hàng hóa Việt sản xuất trên lãnh thổ của Việt Nam.

Chúng ta cũng phải đẩy mạnh hơn nữa chất lượng hàng hóa tại các chợ truyền thống. Đồng thời đẩy mạnh hơn nữa công việc số hóa ngành thương mại trong nước bằng cách kết hợp được cả thương mại điện tử, công nghệ số để giúp tiết kiệm được hơn nữa chi phí logistics, giảm giá thành để người dân Việt Nam sẽ được tiếp cận những hóa tốt và có giá thành hợp lý.

Xin cảm ơn bà!

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hàng Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Thị trường hàng hóa hôm nay 27/12: Giá ca cao giảm 7% do áp lực chốt lời

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao dẫn dắt đà giảm khi mất 7%. Giới phân tích nhận định nguyên nhân chính là hoạt động chốt lời của giới đầu cơ.
Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá cao su tăng 1,18% lên mức 2.404 USD/tấn nhờ kỳ vọng các chính sách kích thích kinh tế bổ sung của Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Đóng cửa phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thế giới hồi phục ngay sát kỳ nghỉ lễ Giáng Sinh, riêng dầu thô WTI chấm dứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp trước.
Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 24/12: Giá cà phê Robusta tăng nhẹ, dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 0,69% lên hơn 7.200 USD/tấn, trong khi giá cà phê Robusta chỉ tăng 0,12% và dao động quanh mốc 5.000 USD/tấn.
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa

Đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực sẽ tạo sự phát triển đột phá lĩnh vực thương mại nội địa.

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Thị trường hàng hóa hôm nay 20/12: Giá bạc rơi khỏi mốc 30 USD/ounce

Kết thúc ngày giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp, giảm hơn 4% xuống mức 29,41 USD/ounce.
Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Nhìn lại năm 2024, liệu ngành thép đã tìm được cơ hội bứt phá?

Sau thời gian dài lao dốc, ngành thép nước ta đã đón nhận nhiều tín hiệu phục hồi trong năm nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Thị trường hàng hóa hôm nay 19/12: Giá ca cao lập đỉnh lịch sử mới

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá ca cao tăng mạnh gần 7%, thiết lập mức đỉnh lịch sử mới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa.
TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

TP. Hồ Chí Minh: Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay.
Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 18/12: Giá đậu tương giảm phiên thứ ba liên tiếp

Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá đậu tương giảm hơn 0,5%, xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 8.
Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm

Đồ trang trí Giáng sinh 2024: Sản phẩm 'xanh' chiếm sóng thị trường

Thời điểm này, không khí Giáng sinh đã tràn ngập phố phường, đặc biệt là Hàng Mã (Hà Nội). Thị trường đồ trang trí Noel đã lên kệ với đa dạng mẫu mã, sắc màu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Thị trường hàng hóa hôm nay 17/12: Giá cà phê Arabica tăng 2,47%

Khép lại phiên giao dịch đầu tuần, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 3/2025 tăng 2,47% và giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 3/2025 tăng 0,37% so với tham chiếu.
Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay 16/12: Giá ca cao tăng vọt tuần thứ 5 liên tiếp

Giá ca cao trên Sở Giao dịch Liên lục địa (ICE-US) tăng gần 15%, chạm mức cao nhất trong gần 8 tháng và đánh dấu tuần tăng giá thứ 5 liên tiếp.
Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ

Ngành bán lẻ trước cột mốc 200 tỷ USD: Miếng bánh có dễ 'ăn'?

Tổng mức bán lẻ hàng hoá cả nước đã và đang tiến gần đến con số 200 tỷ USD. Đây là thị trường hấp dẫn với doanh nghiệp song cũng nhiều thách thức.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hoá duy trì bình ổn, không để thiếu hàng cho dịp Tết Ất Tỵ

Một trong những mục tiêu của Bộ Công Thương từ nay đến cuối năm là đảm bảo nguồn cung hàng hoá dồi dào, giá bình ổn, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Xu hướng lựa chọn giỏ quà Tết năm nay

Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, các chuyên gia dự báo xu hướng tặng quà Tết năm nay sẽ có nhiều sự thay đổi so với những năm trước đây.
Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Nguồn cung hàng hóa sẵn sàng, doanh nghiệp tăng 30% sản lượng hàng Tết so với năm 2024

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, các đơn vị đã xây dựng kế hoạch, chủ động nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân
Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/12: Giá ngô suy yếu, giá đậu tương đi ngang

Khép lại phiên giao dịch, với 5 trên 7 mặt hàng giảm giá, ngô là mặt hàng có mức giá suy yếu mạnh nhất trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của Mỹ chững lại.
Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành

Năm 2025, tiếp tục đưa thị trường nội địa trở thành 'tuyến phòng ngự' vững chắc

Năm 2025, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục nỗ lực để thị trường nội địa giữ đà tăng trưởng, trở thành "tuyến phòng ngự" vững chắc cho kinh tế vĩ mô.
Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/12: Giá bạc neo tại vùng đỉnh một tháng

Theo MXV, kết thúc phiên giao dịch hôm qua, giá bạc nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp, tăng 0,67% lên 33 USD/ounce, duy trì ở vùng đỉnh một tháng.
Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Bộ Công Thương thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest

Ngày 11/12, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 3256/QĐ-BCT thu hồi giấy phép phân phối rượu của Công ty TNHH Nam Dương Invest.
TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường đồ trang trí ảm đạm trước thềm Giáng sinh

Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Giáng sinh nhưng không khí tại các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ trang trí tại TP. Hồ Chí Minh lại khá ảm đạm.
Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/12: Giá cà phê Arabica chạm mức cao nhất khi tiến sát mốc 7.400 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 1,23%, tiếp tục neo tại mức cao nhất trong 47 năm và đã có thời điểm trong phiên chạm mức cao nhất lịch sử khi sát mốc 7.400 USD/tấn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động