Thị trường các-bon Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?

Để tham gia vào thị trường các-bon doanh nghiệp phải thực hiện khá nhiều việc, trước hết phải kiểm kê khí nhà kính (KNK) và đánh giá được các rủi ro từ KNK.
Hơn 100 doanh nghiệp tham gia tập huấn thị trường carbon và ETS Bài 1: Đảm bảo thị trường các–bon vận hành thí điểm vào năm 2025

Thực hiện báo cáo kiểm kê, giảm phát thải KNK

Theo bà Đặng Hồng Hạnh-Chuyên gia về chính sách biến đổi khí hậu - Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Tư vấn Năng lượng và Môi trường (VNEEC), những đối tượng tham gia thị trường các-bon trong nước được quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP ngày 07/01/2022 về Quy định giảm nhẹ phát thải KNK và bảo vệ tầng ô-dôn, nghĩa vụ thực hiện kiểm kê KNK và giảm phát thải KNK cho các cơ sở theo Quyết định 01/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 về danh sách các đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK và kiểm kê KNK (cập nhật 2 năm 1 lần).

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?
Doanh nghiệp phải xác định có nằm trong danh sách của Quyết định 01 về báo cáo kiểm kê, giảm nhẹ KNK (Ảnh: Minh họa)

Như vậy, việc đầu tiên doanh nghiệp (DN) phải biết được mình có thuộc danh sách trong Quyết định 01 có nghĩa vụ báo cáo kiểm kê phát thải KNK hay không? Danh sách sẽ được cập nhật 2 năm/1 lần. Do vậy DN cần theo dõi để biết mình có phải là thành phần bắt buộc không, sau đó hoàn thành nghĩa vụ báo cáo”- bà Hạnh chia sẻ.

Cũng theo bà Hạnh, báo cáo kiểm kê, giảm phát thải KNK khác với báo cáo môi trường, bên cạnh dựa vào những thông số sẵn có, DN đồng thời phải xác định được kế hoạch, nguồn lực cho thực hiện giảm phát thải như thế nào?

Các DN trong lĩnh vực nhà nước bắt buộc phải giảm phát thải sẽ phải chịu hạn mức giảm phát thải, nếu DN không đáp ứng yêu cầu sẽ bị xử phạt. Do vậy, đầu tiên DN phải biết DN đang đứng ở đâu, sau đó có chiến lược giảm phát thải KNK như dựa trên công nghệ, kế hoạch đầu tư của DN”- bà Hạnh khuyến cáo.

Trong trường hợp DN không trực tiếp giảm được phát thải KNK thì có thể tham gia thị trường các-bon để trao đổi hạn ngạch hoặc tín chỉ các-bon nhằm đạt được yêu cầu giảm phát thải KNK của Chính phủ nhưng với chi phí thấp hơn là bị phạt.

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?
Nhiều hội thảo cung cấp thông tin, đào tạo hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện báo cáo kiểm kê KNK và tham gia thị trường các-bon mô phỏng được cơ quan chức năng tổ chức (Ảnh: Thu Hường)

Để giúp các DN có thể đưa ra các quyết định tối ưu cho hoạt động của mình trong quá trình thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải KNK, trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác giữa Cục Biến đổi khí hậu và Văn phòng quản lý dự án của Liên hợp quốc (UNOPS) và Chương trình đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP), chúng tôi cung cấp các khóa đào tạo kiến thức về thị trường các-bon cho DN, qua đó DN ra quyết định tham gia vào thị trường như thế nào nhằm có lợi nhất, tối ưu nhất cho mình”- bà Hạnh cho hay.

Làm sao để chọn được đơn vị tư vấn đủ năng lực?

Đây là câu hỏi mà nhiều DN đặt ra và cũng là câu hỏi khá thách thức và khó khăn, được xem là nút thắt trở ngại để các DN có thể triển khai các hoạt động giảm phát thải.

DN cần chú ý, báo cáo cao hơn hay thấp hơn thì đều có những tác động tiêu cực đối với nghĩa vụ của DN thực hiện giảm phát thải KNK về sau. Chúng tôi chỉ khuyến nghị DN cố gắng báo cáo có độ chính xác cao nhất”- bà Hạnh nhấn mạnh.

Bà Hạnh cho biết, hiện nay ở Việt Nam có khá nhiều các đơn vị tư vấn có thể làm được, nhưng DN phải trao đổi và lựa chọn các đơn vị tư vấn dựa trên những hoạt động kinh nghiệm của họ.

Theo bà Hạnh, trong dự thảo sửa đổi Nghị định 06/2022/NĐ-CP sẽ được trình Chính phủ, được biết sẽ có yêu cầu bên thứ 3 thẩm định kết quả báo cáo kiểm kê, giảm phát thải KNK của DN tham gia trực tiếp vào hệ thống giao dịch hạn ngạch phát thải (ETS), nên DN phải lựa chọn đơn vị tư vấn với chi phí tối ưu. Bởi nếu tư vấn không chính xác, cơ quan thẩm định sẽ yêu cầu sửa đổi rất nhiều, lúc đó DN sẽ phát sinh thêm chí phí và thời gian.

Bà Hạnh lưu ý DN khi chọn đơn vị tư vấn phải yêu cầu ràng buộc các kết quả của họ chuẩn bị cho DN sẽ phải đảm bảo được yêu cầu thẩm định của Chính phủ, chỉ khi DN làm được như vậy thì trách nhiệm của tư vấn sẽ lớn hơn, thay vì tư vấn đưa ra một báo cáo mà DN không thể bảo vệ được với cơ quan chức năng.

Vậy đâu là cơ hội hay thách thức?

Theo ông Josh Margolis, Chuyên gia thị trường các sản phẩm môi trường và Quản trị viên CarbonSim, nguyên Giám đốc điều hành Quỹ Bảo vệ Môi trường (EDF): Mục tiêu của DN là cắt giảm phát thải KNK và ETS là công cụ để thực hiện điều đó một cách công bằng trong xã hội. Điều này giúp đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh việc làm (tạo ra thêm việc làm), công bằng về môi trường, các nguồn thu được tạo ra thông qua hệ thống ETS có thể được sử dụng cho các hoạt động bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường bền vững cho các thế hệ tương lai.

Ông Josh Margolis cho rằng cơ chế điều chỉnh các-bon là cơ hội chứ không phải thách thức. Với chiến lược cắt giảm các-bon, Chính phủ có thẩm quyền để thực hiện các chương trình đảm bảo thực thi thông qua hạn ngạch và đảm bảo có kết quả theo NDC.

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?
Ông Josh Margolis tại khóa đào tạo cho doanh nghiệp Việt Nam về thị trường các-bon

Liên quan đến ETS, cơ chế này cho phép người tham gia ETS có thể lưu giữ hạn ngạch và tín chỉ bù trừ để sử dụng trong năm tuân thủ sau. Lưu giữ có thể thúc đẩy đầu tư vào các biện pháp giảm phát thải và linh hoạt trong sử dụng hạn ngạch đồng thời khuyến khích DN tuân thủ nghiêm ngặt, tạo thuận lợi cho các tổ chức tài chính cung cấp vốn cho các sáng kiến giảm phát thải KNK.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra, trong trường hợp DN phải thực hiện Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của châu Âu (cơ chế CBAM) vào năm 2026, trong khi năm 2028 thị trường trong nước mới vận hành liệu DN có bị ảnh hưởng không khi giá các-bon thị trường quốc tế được dự báo cao hơn thị trường trong nước?

Liên quan đến vấn đề này bà Nguyễn Hồng Loan – Chuyên gia tư vấn Hỗ trợ kỹ thuật về Đánh giá tác động của CBAM của EU tại Việt Nam cho biết: Cơ chế CBAM mang tính chất thuế và trả phí, không phải cơ chế hạn ngạch và trao đổi. Chứng chỉ CBAM phải được mua với giá của châu Âu chứ không phải mua với giá của Việt Nam rồi bù trừ hoặc chuyển đổi.

Mục đích của CBAM cho DN nhập khẩu vào châu Âu phải chịu giá các-bon theo châu Âu để tạo sự cạnh tranh công bằng giữa DN trong EU và bên ngoài EU về mặt chi phí. Đây chính là hàng rào kỹ thuật bảo hộ cạnh tranh của châu Âu và chống rò rỉ các-bon của DN châu Âu chuyển dịch sản xuất sang quốc gia khác rồi đưa sản phẩm quay lại thị trường châu Âu.

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?
Bà Nguyễn Hồng Loan trả lời doanh nghiệp về cơ chế CBAM

Trong trường hợp này, DN xuất khẩu vào châu Âu phải chứng minh mình đã trả một phần chi phí các-bon ở Việt Nam, cơ quan thuế sẽ trừ đi phần đó, phần còn lại đơn vị nhập khẩu hàng hóa của DN tại EU phải trả để đáp ứng các quy định của CBAM”- bà Loan cho hay.

Tín chỉ là hàng hóa chứ không phải “món quà trên trời rơi xuống”

Liên quan đến câu chuyện tín chỉ các-bon, bà Đặng Hồng Hạnh cho biết, việc tạo ra tín chỉ các-bon từ một dự án giúp giảm phát thải KNK, thu hồi hoặc hấp thụ các-bon là không dễ. Trước hết, dự án đó phải đáp ứng các tiêu chí hợp lệ rất khắt khe của các tiêu chuẩn các-bon, một trong nhưng tiêu chí đó là “tính bổ sung”. Một dự án được xem là “bổ sung” nghĩa là dự án đó sẽ không thể thực hiện được nếu không có nguồn thu bổ sung từ bán tín chỉ các-bon.

Bà Hạnh chỉ ra, việc mua bán tín chỉ các-bon đang gây hiểu lầm chưa chính xác ở Việt Nam. "Tôi đọc có bài báo của một tờ báo có lượng truy cập lớn viết “Bà con ngủ một đêm dậy cũng có tiền tín chỉ..” đây là cách hiểu hoàn toàn sai lầm", bà Hạnh nêu ví dụ.

Bài 2: Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì để tham gia vào thị trường các-bon?
Ông Josh Margolis hướng dẫn doanh nghiệp tham gia thị trường các-bon mô phỏng bằng công cụ CarbonSim

Tín chỉ không phải là món quà quốc tế trao cho Việt Nam mà là hàng hóa mới, tín chỉ là do các hoạt động dự án tạo ra giảm phát thải theo hình thức tự nguyện, hành lang pháp lý để quản lý tín chỉ các-bon đang được cơ quan quản lý thảo luận, để đảm bảo các điều kiện vận hành cho thị trường minh bạch, rõ ràng và công bằng”- bà Hạnh nhấn mạnh.

Bà Hạnh phân tích, trước đây là Cơ chế phát triển sạch (CDM), còn bây giờ là cơ chế tự nguyện, các tín chỉ này không phải từ “trên trời rơi xuống” mà phải đầu tư vào chuyển đổi công nghệ. Để thu được 5 đô la /1 tín chỉ nhưng có thể chúng ta phải mất 6 đô la để tạo ra một tín chỉ.

"Để tạo ra một tín chỉ cần bên thứ 3 thẩm định, đăng ký, thẩm tra để ban hành tín chỉ cũng như chi phí đầu tư công nghệ tạo ra tín chỉ đó"- bà Hạnh nhấn mạnh.

Theo bà Hạnh, dự án tín chỉ các-bon từ rừng là loại hình dự án phức tạp nhất sau đó đến nông nghiệp trong việc được công nhận và tạo ra tín chỉ các-bon, chứ không phải đơn giản nhân diện tích rừng, lúa và giá là có tiền.

Liên quan đến cơ chế bù trừ bằng tín chỉ các-bon trong ETS, bà Hạnh giải thích, chỉ những tín chỉ được tạo ra từ các dự án nhất định và được đăng ký theo cơ chế do Chính phủ quy định mới được phép sử dụng để bù trừ. Ví dụ, ở Việt Nam, Chính phủ cho phép bù trừ 10% hạn mức được giao của một DN bằng tín chỉ các-bon, nghĩa là nếu quyền phát thải của DN là 100% thì DN phải đảm bảo tuân thủ 90% bằng hạn ngạch, 10% DN được phép mua tín chỉ để bù trừ.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân nhận thẻ đi tuyến số 1 metro VikkiGO miễn phí

Hàng chục nghìn người dân sẽ nhận được thẻ đi metro VikkiGO miễn phí khi di chuyển tại metro tuyến số 1 mà không cần chuyển đổi sang các loại thẻ chuyên dụng.
Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên chính thức vận hành thương mại

Sáng ngày 22/12, 14 nhà ga trên tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên tại TP. Hồ Chí Minh chính thức mở cửa và phục vụ người dân đi lại.
Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Trung đoàn 451: Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân

Từ 19-22/12, Trung đoàn 451, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12.
Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Tìm ra quán quân Cuộc thi Innovation and Development 2024 - The Future of Food

Ban Tổ chức Cuộc thi Innovation and Development 2024 đã trao 1 giải Đặc biệt “The Future Entrepreneur”, 2 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba… cho các đội thi.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 22/12/2024: Quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay 22/12, vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió Đông Bắc cấp 6-7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12/2024: Bắc Bộ trưa chiều trời nắng, Trung Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 22/12, Bắc Bộ có mưa vài nơi, trưa chiều trời nắng, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại. Trung Bộ nhiều mây, có mưa rào rải và dông.
Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương tích cực triển khai Kế hoạch hành động CBRN

Nhiều địa phương trên cả nước đang tích cực thực hiện, triển khai Kế hoạch hành động quốc gia CBRN giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hành động “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất” là một việc làm tử tế, mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng để cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.
Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sẽ được Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chi trả ngay trong tháng 12.
Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án, trong đó đề xuất cơ chế đặc thù để sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động năm 2025.
Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Các tác phẩm tham gia cuộc thi về xây dựng Đảng còn đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy khát vọng phát triển tỉnh Hà Giang nhanh, bền vững.
Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Theo Bộ Nội vụ, tính đến 30/10/2024, số biên chế công chức, viên chức đã giảm theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ là 16.149 người.
Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động