Thứ bảy 10/05/2025 10:17

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu: Nhận diện thuận lợi, khó khăn để hoàn thành mục tiêu

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành tập trung phân tích các chỉ số đề ra, từ đó nhận diện thuận lợi, khó khăn để hoàn thành.

Vừa qua, tại phiên họp thường kỳ tháng 10/2023, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành tập trung phân tích các chỉ số được đề ra từ đầu năm; nhận diện những khó khăn, vương mắc để hoàn thành mục tiêu trong hai tháng cuối năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp chỉ đạo tại các công trình trọng điểm

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, 10 tháng đầu năm 2023 kinh tế địa phương có nhiều điểm sáng. Trong đó, ngành du lịch khả năng hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đón từ 3 - 3,5 triệu lượt khách khi 10 tháng đầu năm, tổng lượng khách ước đạt 2,6 triệu lượt khách, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ. Tổng thu từ du lịch ước đạt 5.600 tỷ đồng, gấp 1,5 lần so với cùng kỳ.

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tính chung 10 tháng ước tăng 2,3% so với cùng kỳ; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 3,3%. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 10 tháng ước đạt 24.915 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ; đã cấp phép cho 19 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đạt 5.070 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã cơ bản hoàn thành thu hoạch các loại rau màu và cây trồng hằng năm…

Uớc giải ngân đầu tư công 10 tháng năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt 69% kế hoạch Thủ tướng giao, xếp thứ 10/63 tỉnh/thành. Ngoài ra, từ đầu năm 2023, tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao bổ sung các nguồn lực đầu tư công khoảng 2.676 tỷ đồng. Đến nay, tổng số kế hoạch đầu tư công năm 2023 của tỉnh Thừa Thiên Huế đã giao khoảng 8.600 tỷ đồng, đã giải ngân đến thời điểm này là 5.227 tỷ đồng, đạt 61% kế hoạch. Dự ước năm 2023 giải ngân đạt 96% kế hoạch.

Tuy vậy, 10 tháng đầu năm 2023, một số ngành có mức tăng trưởng thấp và không đạt như kế hoạch đề ra. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 mặc dù tăng 31,7% so với cùng kỳ, nhưng tính chung 10 tháng lại giảm 9,4% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu tính chung 10 tháng giảm 24,3% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước 10 tháng ước đạt 8.228 tỷ đồng, bằng 83% dự toán, bằng 63,3% so với chỉ tiêu phấn đấu và giảm 22,8% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 10/2023, có khoảng 581 doanh nghiệp (DN) thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 8.763 tỷ đồng, giảm 16,8% về lượng và tăng 52,7% về vốn so với cùng kỳ; số DN hoạt động trở lại 290 DN, giảm 141 DN. Số DN đăng ký tạm ngưng hoạt động là 491 DN, tăng 19 DN; giải thể tự nguyện 101 DN, tăng 3 DN; giải thể theo quyết định thu hồi 185 DN, tăng 182 DN.

10 tháng đầu năm 2023, chỉ số phát triển công nghiệp tại Thừa Thiên Huế có mức tăng trưởng khá so với cả nước

Tại cuộc họp, các vấn đề về tăng thu ngân sách, sáp nhập các đơn vị hành chính, giảm nghèo bền vững, du lịch, giáo dục, văn hóa, y tế… cũng được thảo luận, đưa ra các giải pháp thực hiện.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình đề nghị, các sở, ngành cần có đánh giá cụ thể các chỉ tiêu, rà soát đưa các nội dung kiến nghị vào kế hoạch. Trong đó, lưu ý đến vấn đề gỡ vướng đất đai trong lĩnh vực đầu tư du lịch, giải phóng mặt bằng các dự án, rà soát 3 chương trình mục tiêu Quốc gia

Kết luận phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương yêu cầu từng ngành, lĩnh vực tập trung rà soát lại các chỉ tiêu; chuẩn bị các nội dung báo cáo tình hình và kết quả thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2023 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công và dự toán thu chi ngân sách nhà nước năm 2024.

“Một số chỉ số dự kiến cuối năm sẽ không đạt như kỳ vọng cho thấy những khó khăn cho nền kinh tế, song, kết quả đạt được thời gian qua là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của các sở, ngành, địa phương”, ông Nguyễn Văn Phương nhận định.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương lưu ý đến vấn đề trật tự an toàn xã hội, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ hiệu quả các DN, cơ sở sản xuất công nghiệp...

Đối với tiến độ thực hiện các dự án đầu tư trong ngân sách và ngoài ngân sách, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị đánh giá mức độ quan trọng các dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân dưới 10%. Đồng thời, cắt giảm kế hoạch vốn của các dự án triển khai chậm để bổ sung vốn cho các dự án có khả năng giải ngân và có nhu cầu bổ sung vốn, trong đó ưu tiên bố trí vốn cho các dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa, liên kết vùng, thúc đẩy tăng trưởng. Phấn đấu hoàn thành giải ngân trên 95% kế hoạch vốn.

Liên quan đến các biện pháp quản lý thu, chi ngân sách, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ, rốt ráo thu tiền sử dụng đất, vấn đề này sẽ quy trách nhiệm cho từng ngành.

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn