Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung, giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp vẫn còn rất lớn.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Australia Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng New Zealand Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Xung lực mới cho quan hệ Việt Nam, Australia và New Zealand

Tăng cường trao đổi thương mại thực chất và hiệu quả

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, ngày 8/12, Chủ tịch Thượng viện Cộng hoà Pháp Gérard Larcher đã đến Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 8-9/12.

Ngay sau lễ đón, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher đã tiến hành hội đàm.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định, Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Pháp, một trong những cường quốc hàng đầu ở châu Âu, có vai trò quan trọng ở khu vực và trên trường quốc tế; mong muốn làm sâu sắc và thực chất hơn quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp trên tất cả các kênh chính đảng, Quốc hội/Nghị viện, Chính phủ, hợp tác địa phương và giao lưu văn hoá, giao lưu nhân dân.

Nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam mong muốn thắt chặt và tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị với Thượng viện và Hạ viện Pháp, Chủ tịch Quốc hội cũng chia sẻ trong khuôn khổ chuyến thăm Australia vừa qua đã cùng với Chủ tịch Thượng viện và Chủ tịch Hạ viện Australia cùng ký Thoả thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Liên nghị viện Australia, Quốc hội Việt Nam cũng đã ký song phương Thỏa thuận hợp tác với Thượng viện, Hạ viện của nhiều nước.

Chủ tịch Thượng viện Pháp nêu rõ, hợp tác nghị viện giữa hai nước đã được thiết lập trong khuôn khổ một Thoả thuận hợp tác giữa hai cơ quan được ký từ năm 2003. Cơ quan lập pháp hai nước đã trao đổi thường xuyên trong nhiều lĩnh vực và hiện nay, có thể tăng cường hơn nữa đối với các lĩnh vực như: năng lượng, y tế, nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác lập pháp. Đây cũng là những lĩnh vực ưu tiên trong hợp tác của Thượng viện Pháp với Quốc hội Việt Nam.

Hai Chủ tịch đã trao đổi cởi mở về nhiều lĩnh vực hợp tác cụ thể giữa hai nước và nhất trí cần tăng cường hơn nữa về: trao đổi Đoàn cấp cao và các cấp giữa hai nước và hai Quốc hội/Nghị viện; trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động giữa các Ủy ban chuyên môn của Quốc hội/Nghị viện hai nước, các nhóm Nữ nghị sĩ, nghị sĩ trẻ; trao đổi kinh nghiệm trong việc sửa đổi các luật về dược, y tế, khám chữa bệnh; hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, trong đó xem xét vấn đề tăng số lượng học bổng của Pháp cho sinh viên Việt Nam.

Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác phi tập trung (hợp tác địa phương) giữa hai nước. Là cơ quan đại diện cho chính quyền các địa phương của Pháp, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher nêu rõ, Thượng viện Pháp ủng hộ nhiệt thành vấn đề này, đây là trọng tâm ưu tiên của Thượng viện Pháp.

Năm 2023, Hội nghị các địa phương Việt Nam - Pháp sẽ được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội sau Hội nghị gần nhất được tổ chức tại Pháp năm 2019. Hiện có 55 dự án và hơn 20 địa phương của Pháp đã có hợp tác với hơn 30 tỉnh, thành của Việt Nam.

“Chúng ta phải tiếp tục tăng cường và thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương vì nhu cầu của phía Việt Nam rất lớn, các địa phương của Pháp cũng rất sẵn sàng tham gia hợp tác với các địa phương của Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng nhau đưa ra các đề xuất và sau chuyến thăm này, tôi sẽ chuyển thông điệp hết sức mạnh mẽ cho các chính quyền địa phương của Pháp về mong muốn của chúng ta tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này” - Chủ tịch Thượng viện Pháp nhấn mạnh.

Theo Chủ tịch Thượng viện Pháp, năng lượng là chủ đề được quan tâm tại Thượng viện Pháp, trong đó có vấn đề về năng lượng hạt nhân dân sự, kết nối các hệ thống năng lượng của các quốc gia... Pháp có kinh nghiệm lâu dài về phát triển năng lượng hạt nhân dân sự và mong muốn có nhiều nguồn năng lượng khác nhau để có thể tự chủ trong vấn đề này. Do đó, đây là nội dung hai nước có thể tăng cường hợp tác và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

Doanh nghiệp Pháp cũng rất mong muốn đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong bối cảnh EVFTA đang được triển khai thực hiện và Pháp là một trong những quốc gia rất ủng hộ phê chuẩn hiệp định này. Hai bên có thể trao đổi về các tiềm năng, khả năng thúc đẩy thực hiện EVFTA.

Về kinh tế, thương mại và đầu tư, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhận định, đây là lĩnh vực hợp tác quan trọng hai nước cần tập trung thúc đẩy, đặc biệt là trong bối cảnh sau đại dịch Covid-19.

Chia sẻ các kết quả nổi bật của Việt Nam năm nay như tốc độ tăng trưởng kinh tế dự kiến đạt khoảng 8,5%, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu dự kiến lần đầu tiên vượt mốc 700 triệu USD..., Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hai nước chưa thực sự phát huy được cơ hội từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Do đó, Việt Nam mong muốn Pháp gỡ bỏ các rào cản thương mại để tăng cường trao đổi thương mại thực chất và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới; khắc phục sự đứt gãy chuỗi cung ứng bởi đây cũng là một trong những yếu tố gây bất ổn đối với kinh tế khu vực và thế giới hiện nay.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Thượng viện Pháp quan tâm thúc đẩy vấn đề này, không chỉ hợp tác giữa Trung ương với Trung ương mà còn đẩy mạnh hợp tác ở cấp độ địa phương. Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Pháp sớm phê duyệt Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU; ủng hộ, thúc đẩy Ủy ban châu Âu sớm gỡ thẻ vàng IUU với Việt Nam.

Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn

Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Nghị viện, Chính phủ và nhân dân Pháp đã hỗ trợ, tạo điều kiện cho cộng đồng người Việt Nam tại Pháp hội nhập thành công với sở tại; tích cực hỗ trợ vaccine phòng Covid-19 với 5 triệu liều góp phần quan trọng để Việt Nam sớm kiểm soát được dịch bệnh và phục hồi kinh tế, xã hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp còn rất lớn
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Thượng viện Pháp

Đề nghị Pháp tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá Việt Nam tại Pháp và dự án cải tạo Trung tâm văn hoá Việt Nam tại Pháp; hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tham gia các hội chợ du lịch do Pháp tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác du lịch và giao lưu nhân dân giữa hai nước; nghiên cứu tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá trong năm 2023 khi hai nước kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Đề cập đến công trình cầu Long Biên - một biểu tượng của quan hệ Việt - Pháp, Chủ tịch Quốc hội cho biết Hà Nội rất mong muốn cải tạo cây cầu này trở thành cầu đi bộ, một không gian văn hoá; đề nghị phía Pháp nghiên cứu, hợp tác và hỗ trợ thực hiện ý tưởng này.

Nhất trí với đề xuất này, Chủ tịch Thượng viện Pháp cho biết, cầu Long Biên cũng là một hình ảnh biểu tượng cho mong muốn của cả hai bên vượt qua những thăng trầm của lịch sử để xây dựng tương lai. Phía Pháp đã có chủ trương hợp tác với Việt Nam để tôn tạo di sản này từ rất lâu và bây giờ cần phải cụ thể hoá để thực hiện.

Về hợp tác đa phương, hai Chủ tịch thống nhất cao về việc tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa tại các diễn đàn đa phương khu vực và thế giới để Pháp và Việt Nam cùng có vai trò mạnh mẽ hơn trong quyết định các vấn đề khu vực và thế giới.

Với những diễn biến của tình hình thế giới hiện nay, Chủ tịch Thượng viện Pháp nhấn mạnh tầm quan trọng của toàn vẹn lãnh thổ, việc tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết các vấn đề bằng biện pháp hoà bình. Trong đó, bảo đảm quyền tự do thương mại và quyền tự do hàng hải là hết sức quan trọng bởi đây là nguyên tắc của luật pháp quốc tế và là yếu tố bảo đảm cho hòa bình.

Nhân dịp này, Chủ tịch Thượng viện Pháp mong muốn được đón Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm chính thức Pháp để Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp có thể xem xét cụ thể hoá một thoả thuận hợp tác mới; khẳng định, cho đến thời điểm đó, Thượng viện Pháp sẵn sàng trao đổi với Quốc hội Việt Nam về các chủ đề ưu tiên mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đề cập như: chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng...

Trân trọng cảm ơn lời mời của Chủ tịch Thượng viện Pháp, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung, giữa Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp vẫn còn rất lớn; hy vọng trong thời gian sớm nhất sẽ thăm chính thức Pháp nhằm làm sâu sắc hơn nữa, toàn diện, hiệu quả và thực chất hơn nữa quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư dâng hương tại Di tích Ngã ba Đồng Lộc

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm liệt sỹ thanh niên xung phong toàn quốc và khu mộ 10 nữ Anh hùng tại Ngã ba Đồng Lộc.
Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Phó Thủ tướng: Bộ mới sẽ có sứ mệnh lớn hơn

Tại hội nghị tổng kết Bộ Thông tin và Truyền thông, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc cho biết, chúng ta sáp nhập thì Bộ mới sẽ có sức mạnh mới, sứ mệnh lớn hơn.
Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng: Đảm bảo quyền lợi người lao động khi tinh gọn bộ máy

Thủ tướng nêu rõ, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng thông tin về hợp nhất 2 Bộ

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, 2 Bộ hợp nhất với nhau sẽ thành một bộ mới rất quan trọng, rất lớn của đất nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn và Khu di tích quốc gia Kim Liên

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đền Chung Sơn - Đền thờ Gia tiên Bác Hồ và Khu di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nghệ An).

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương

Thừa Thiên Huế phải phát triển xứng tầm thành phố Trung ương, là ý kiến chỉ đạo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại buổi làm việc với Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế.
Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội thăm, tặng quà người có công tại Thừa Thiên Huế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà người có công với cách mạng và làm việc tại Thừa Thiên Huế.
Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Ngành Thông tin và Truyền thông: Doanh thu hơn 4,2 triệu tỷ đồng năm 2024

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2024, doanh thu toàn ngành Thông tin và Truyền thông ước đạt hơn 4,2 triệu tỷ đồng, tăng 13,2% so với năm 2023.
Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Thủ tướng: Năm 2025 phải là năm bứt phá của Petrovietnam

Chiều 28/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025 của Petrovietnam.
Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025

Chủ tịch Quốc hội vừa ký ban hành Nghị quyết số 1337/NQ-UBTVQH15 về phân bổ dự toán kinh phí hoạt động của các Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2025.
Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung ngân sách chi an sinh xã hội và chế độ cho giáo viên

Bổ sung 5.834.437 triệu đồng để thực hiện các chính sách an sinh xã hội và hỗ trợ chi trả chế độ cho số lượng biên chế giáo viên được bổ sung.

'Chốt' mức thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu từ 1/1/2025

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 60/2024/UBTVQH15 về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Ngoài phát huy tinh thần 5 ‘tiên phong’, Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng tốc, bứt phá với mục tiêu tăng trưởng năm 2025.
Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Công đoàn Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024

Sáng 28/12, tại TP. Đà Nẵng, Công đoàn Công Thương Việt Nam tổ chức hội nghị Tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và Triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: Giữ vững tinh thần tiên phong trong cải cách và đổi mới

Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khẳng định, ngành Kế hoạch và Đầu tư sẽ ‘giữ vững tinh thần đột phá tiên phong trong cải cách và đổi mới”.
Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Thủ tướng dự Hội nghị tổng kết ngành Kế hoạch và Đầu tư

Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Kế hoạch và Đầu tư diễn ra vào sáng nay 28/12.
Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng: Ngành Nông nghiệp phải bứt phá trong năm 2025, xuất khẩu đạt 70 tỷ USD

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị tăng trưởng của ngành Nông nghiệp năm 2025 cần phải đạt 3,5-4%, xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 70 tỷ USD.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đã có thông tin mới về phương án hợp nhất Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội với Bộ Nội vụ.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề nghị ngành lao động, thương binh và xã hội cố gắng duy trì việc thực hiện các chính sách an sinh, đảm bảo không có sự gián đoạn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ bản thân ông từng 3 lần trải qua hợp nhất cũng như chia tách, mỗi lần hợp nhất đều sẽ không tránh khỏi những tâm tư.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Chủ tịch nước Lương Cường đã trao quyết định thăng hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng đối với Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng.
Thời điểm

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Ngày 27/12, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức tọa đàm "Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - Cơ hội và thách thức".
Phó Thủ tướng: Không

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải rõ ràng về khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách, tránh "đẽo cày giữa đường".
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực, tạo động lực mới, "sức sống mới" cho ngân hàng.
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị số 47/CT-TTg chỉ đạo tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng, xử lý nhà, đất tại doanh nghiệp nhà nước.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động