Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Xung lực mới cho quan hệ Việt Nam, Australia và New Zealand

Chuyến thăm chính thức tới Australia và New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đạt được nhiều kết quả thực chất, toàn diện.
Xuất khẩu thanh long vào Australia và New Zealand: Khai thác cơ hội mới Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Australia và New Zealand

Nhiều kết quả nổi bật

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc đã có những chia sẻ về kết quả nổi bật chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam là bước triển khai thiết thực chủ trương Đối ngoại quan trọng của Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ XIII, đó là tăng cường quan hệ với các nước láng giềng, các đối tác chiến lược đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất, trong đó có Australia và New Zealand là những đối tác chủ chốt, quan trọng trên nhiều phương diện đối với Việt Nam ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh chung với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Chủ tịch Hạ viện Milton Dick
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh chung với Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Chủ tịch Hạ viện Milton Dick

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho biết, với 23 hoạt động tại Australia và gần 20 hoạt động tại New Zealand, chuyến thăm chính thức hai nước đã đạt được nhiều kết quả thực chất, toàn diện, trên tất cả các kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội, giao lưu Nhân dân và các trụ cột của quan hệ, kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, khoa học công nghệ, viện trợ phát triển; giáo dục đào tạo; quốc phòng an ninh, gìn giữ hoà bình thế giới; quan hệ giữa các địa phương…, mở ra những cơ hội mới để xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam, thu hút đầu tư, du lịch, xuất khẩu lao động; tăng cường mạnh mẽ hợp tác về giáo dục với hàng chục thỏa thuận hợp tác được ký kết với hai nước.

Đồng thời, cũng mở ra những hợp tác mới trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng công bằng; phát triển xanh, bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu, khởi nghiệp. "Đặc biệt, chuyến thăm đã tăng cường sự tin cậy chiến lược ở cấp cao nhất và đây là cơ sở rất quan trọng để nâng tầm quan hệ giữa Việt Nam và hai nước trong thời gian tới" - Thứ trưởng nhấn mạnh.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern

Kết quả chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ không chỉ ở các lĩnh vực hợp tác song phương, mà còn ở phạm vi khu vực Đông Nam Á-ASEAN và mở rộng ra khu vực Ấn Độ Dương, châu Á-Thái Bình Dương.

Triển vọng quan hệ hợp tác

Lãnh đạo hai nước đều coi trọng vị thế, vai trò của Việt Nam và coi quan hệ với Việt Nam là nhân tố ổn định, tích cực trong bối cảnh tình hình quốc tế biến động phức tạp, khó lường và hai nước đều mong muốn đa dạng hoá quan hệ thương mại, trong đó Việt Nam là một ưu tiên. Hai nước đều kỳ vọng Việt Nam đóng vai trò lớn hơn và tiếp tục phối hợp cùng tìm giải pháp cho các vấn đề khu vực và quốc tế.

Cả hai nước đón tiếp chủ tịch Quốc hội và đoàn Việt Nam trọng thị, chu đáo, thân tình, với nghi lễ truyền thống độc đáo, trao đổi với độ tin cậy cao, thực chất, đồng quan điểm với Việt Nam trong các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm. Đây là thuận lợi mới, tạo môi trường chính trị chung thuận lợi cho việc tăng cường quan hệ với hai nước, cũng như thu hút nguồn lực phục vụ phát triển đất nước ta. Chuyến thăm đã nhận được những phản hồi rất tích cực từ cả chính giới, học giả, báo chí, cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân Australia và New Zealand cũng như cộng đồng người Việt ở sở tại cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ những kết quả cụ thể đã đạt được, tạo động lực để quan hệ Việt Nam với các nước này sang giai đoạn phát triển mới mạnh mẽ hơn nữa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chứng kiến Lễ trao thoả thuận về Nhập khẩu nông sản của New Zealand sang Việt Nam
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đại biểu chứng kiến Lễ trao thoả thuận về Nhập khẩu nông sản của New Zealand sang Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc cho biết, "chúng ta có thể lạc quan về triển vọng phát triển quan hệ hợp tác với Australia và với New Zealand trong thời gian tới".

Năm 2023 sẽ là một năm sôi động trong hợp tác của Việt Nam với hai nước. Với Australia, hai nước sẽ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó có việc xem xét nâng quan hệ với Australia lên Đối tác chiến lược toàn diện vào thời điểm phù hợp. Với New Zealand, hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm quan hệ vào năm 2025. Đây là thời điểm quan trọng để đề ra tầm nhìn cho 50 năm tới trong quan hệ với hai nước.

"Chúng ta sẽ cùng Australia và New Zealand tăng cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, ở cả kênh Đảng, Chính phủ, Quốc hội và giao lưu nhân dân, đồng thời, thúc đẩy hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư, du lịch, lao động, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, quốc phòng an ninh, hợp tác giữa các địa phương, mở thêm đường bay trực tiếp giữa các thành phố lớn của ta với hai nước" - Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho rằng, cần đẩy mạnh hợp tác về ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện các mục tiêu đã cam kết tại COP26; mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực mới, như tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng, kinh tế số, chuyển đổi số, cũng như phối hợp chặt chẽ, tích cực trong các vấn đề quốc tế khu vực thuộc quan tâm chung của Việt Nam và Australia, New Zealand, đóng góp cho hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Ấn Độ Dương-châu Á-Thái Bình Dương và thế giới nói chung.

18h ngày 7/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam, đã về đến sân bay quốc tế Nội Bài, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Australia và New Zealand. Chuyến thăm được thực hiện theo lời mời của Chủ tịch Hạ viện Australia Milton Dick, Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines và Chủ tịch Quốc hội New Zealand Adrian Rurawhe, từ ngày 30/11 đến ngày 6/12/2022.
Hà Hương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU

Doanh nghiệp Việt Nam đã thay đổi tích cực để thích ứng với Quy định chống phá rừng của EU (EUDR), đặc biệt là việc nâng cao tính minh bạch trong chuỗi cung ứng
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay, ngày 14/11/2024: Ukraine bị 'gậy ông, đập lưng ông' ở Kurakhove khi cố gắng phá đập nước bên bờ sông Volchaya để gây ngập lụt.
Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều nay diễn ra Tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’

Chiều ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm ‘Cần làm gì để xây dựng thương hiệu hàng Việt Nam tại Australia’.
Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách

Nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump lên danh sách 'thanh lọc' Lầu Năm Góc

Hai nguồn tin của Reuters cho biết, nhóm hỗ trợ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đang lên danh sách các sĩ quan quân đội có thể sẽ bị sa thải tại Lầu Năm Góc.
Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Bí mật tác chiến điện tử của Nga khiến GPS phương Tây ‘tê liệt’

Các binh sĩ Ukraine đang bày tỏ lo ngại về hiệu quả của vũ khí do phương Tây cung cấp khi đối mặt với hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của Nga.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 14/11: Donbass vỡ trận 3.000 quân Azov bị đánh bại, Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva

Donbass vỡ trận khiến 3.000 quân Azov đánh bại; Ukraine tiết lộ tổn thất của Moskva... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 14/11.
Tọa đàm

Tọa đàm 'Quy định chống phá rừng của EU - Doanh nghiệp chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi?'

Sáng ngày 14/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức toạ đàm 'Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) – Doanh nghiệp Việt Nam đã chuẩn bị gì khi đến ngày thực thi”
Hiệp định EVFTA -

Hiệp định EVFTA - 'chất xúc tác' quan trọng nâng thương mại Việt Nam - Hà Lan lên 15 tỷ USD

Việt Nam - Hà Lan cần tận dụng tốt hơn cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tăng cường mở cửa thị trường, sớm nâng kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD.
Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác

"Biên giới số: Cơ quan Hải quan đón nhận sự đổi mới sáng tạo với các đối tác truyền thống và các đối tác mới" là chủ đề Hội nghị đang diễn ra tại Brazil.
Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển năm 2024: Gia tăng quan hệ hai chiều trong lĩnh vực logistics

Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Thuỵ Điển, Toạ đàm doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển 2024 chứng kiến sự hợp tác của 2 bên trong lĩnh vực logistics.
Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP để tăng tốc xuất khẩu sang Canada

Hiệp định CPTPP là đòn bẩy giúp doanh nghiệp Việt Nam và Canada quan tâm hơn đến thị trường của nhau, thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng không có lộ trình giảm thuế.

'Điểm tên' lãnh đạo của Chính phủ Mỹ được Tổng thống đắc cử Donald Trump đề cử

Sau khi đắc cử vị trí Tổng thống Mỹ, ông Donald Trump bắt đầu xây dựng chính phủ mới khi lựa chọn các gương mặt cho những vị trí chủ chốt.
Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Israel thông báo Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024

Ngày 11/11/2024, Israel thông báo đến cộng đồng doanh nghiệp và người dân Israel về việc Hiệp định VIFTA có hiệu lực trong tháng 11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 13/11/2024: Ukraine phá đập nước, ngăn bước tiến của Nga ở Kurakhove. Những thông tin từ phía Ukraine đã xác nhân thông tin.
Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Malva: ‘Quái vật’ bánh lốp của Nga liệu có ‘làm mưa làm gió’ trên chiến trường Ukraine?

Triển khai quái vật bánh lốp phản ánh nỗ lực của Nga trong việc nâng cao chiến thuật pháo binh, ưu tiên tính cơ động, chính xác và triển khai nhanh.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11: 70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev tố Nga làm hồ chứa Kurakhove nổ tung

70.000 quân Ukraine thiệt mạng; Kiev nói Nga làm nổ tung hồ chứa Kurakhove... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga-Ukraine sáng 13/11.
Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Tên lửa AGM-88E đối đầu S-400: Cuộc chiến công nghệ đỉnh cao tại Ukraine

Mỹ đã quyết định cung cấp cho Kiev các hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tên lửa AGM-88E (AARGM) và hệ thống phòng không tiên tiến như PATRIOT.
Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Đưa thêm Su-57 và Su-35S vào biên chế, Nga gửi thông điệp quyết liệt lên bầu trời

Ngày 12/11, Tập đoàn Máy bay Thống nhất (UAC) của Nga đã chính thức bàn giao lô máy bay chiến đấu Su-35S và Su-57 mới cho Không quân Nga.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 12/11: Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga

Lính Ukraine đầu hàng; UAV Ukraine tấn công hạ tầng năng lượng Nga...là những thông tin tình hình chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 12/11.
Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Toàn cảnh chiến sự ngày 11/11: Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza

Bom lượn Nga tấn công căn cứ Ukraine; Israel tấn công dữ dội vào Gaza... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine ngày 11/11/2024.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 11/11/2024: Nga tập trung 50.000 quân, quyết tâm quét sạch Kursk, đó là nhận định của tình báo Mỹ khi các "nồi hầm" xuất hiện.
Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Temu đối mặt với cuộc điều tra thứ hai của EU vì vi phạm luật bảo vệ người tiêu dùng

Sàn thương mại điện tử Temu sẽ phải chịu sự giám sát bổ sung, vốn cũng đang phải đối mặt với một cuộc điều tra riêng tại EU theo luật nền tảng của khối.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 11/11: Nga mất nhiều xe tăng và khí tài; Ukraine thương vong khoảng 2.000 quân một ngày

Lính Triều Tiên tham chiến ở Kursk; Ukraine bắn cháy xe tăng Nga... là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 11/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 10/11/2024: Ukraine không còn được ưu tiên cung cấp ATACMS, đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mới đây.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 10/11: Nhiều lính tinh nhuệ Ukraine thiệt mạng; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga

Nga ‘hạ’ trung đội tinh nhuệ Ukraine; Kiev chặn đứng thiết giáp Nga...là những thông tin đáng chú ý chiến sự Nga - Ukraine sáng ngày 10/11.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động