Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ vướng mắc về cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ, cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội.
Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ tại điểm cầu Bộ Công Thương Khai mạc hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ Chùm ảnh: Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ

Phát triển đất nước dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Về các chủ trương của Đảng, Nhà nước về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã xác định nội dung quan trọng mang tính định hướng phát triển đất nước dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Nghị quyết số 52 ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 29 ngày 17/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 cũng xác định nội dung cốt lõi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021-2030 là thúc đẩy ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, tạo ra bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và cả nền kinh tế; thực hiện chuyển đổi số toàn diện, thực chất, hiệu quả, bền vững…

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, có 4 Luật liên quan trực tiếp đến lĩnh vực khoa học, công nghệ gồm: Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Công nghệ cao, Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, có 12 luật, 42 nghị định, 131 thông tư khác có liên quan. Hệ thống pháp luật về chuyển đổi số, có 8 luật liên quan trực tiếp và nhiều văn bản luật khác liên quan; 4 nghị quyết của Chính phủ và hơn 160 nghị định, quyết định, thông tư hướng dẫn thi hành. Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15 đến nay, Quốc hội đã thông qua 8 Luật liên quan đến nội dung này.

Đặc biệt, 29 luật và 41 nghị quyết Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và 8 đã giải quyết nhiều vấn đề cấp bách của thực tiễn, đồng thời trong đó có những Luật quy định về việc tạo lập cơ sở dữ liệu số; phương thức quản lý, cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù liên quan đến ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số; cho phép triển khai cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với các hoạt động nghiên cứu sản xuất sản phẩm, dịch vụ, các loại hình kinh doanh mới.

Cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ chưa phù hợp

Về những mặt được, ưu điểm và những mặt hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn của hệ thống văn bản pháp luật hiện nay trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, theo Chủ tịch Quốc hội, những mặt được, ưu điểm gồm: Hệ thống pháp luật hiện hành cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi về đầu tư, tài chính, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy các hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Điều này thể hiện rõ trong Luật Khoa học và công nghệ năm 2013; Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ năm 2017; Luật Giáo dục năm 2019; Luật Đầu tư năm 2020; Luật Dữ liệu năm 2024.

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về khoa học, công nghệ và chuyển đổi số quốc gia vẫn còn có những hạn chế cơ bản như sau:

Thứ nhất: Thiếu đồng bộ, thống nhất, dẫn đến một số cơ chế khuyến khích, thúc đẩy trong những lĩnh vực này không phát huy được tác dụng

Ví dụ, Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013 có quy định cơ chế quỹ; tuy nhiên, trên thực tế cơ chế quỹ không triển khai được bởi Luật Ngân sách Nhà nước năm 2002 chưa quy định đồng bộ và chưa sửa đổi kịp thời. Cho đến năm 2015, Luật Ngân sách Nhà nước mới sửa đổi quy định về dự toán chi ngân sách nhà nước đối với lĩnh vực khoa học công nghệ được thực hiên theo quy định của pháp luật có liên quan, có nghĩa là Luật Ngân sách Nhà nước chấp nhận dự toán chi cho lĩnh vực khoa học, công nghệ được thực hiện theo Luật Khoa học và công nghệ năm 2013.

Thứ hai, cơ chế đầu tư, tài chính cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo chưa thực sự phù hợp, chưa khuyến khích, thu hút đầu tư từ xã hội.

Chủ tịch Quốc hội nêu cụ thể 8 vấn đề như sau: Một là, tổng kinh phí đầu tư của toàn xã hội cho khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo còn thấp. Việc huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực còn nhiều hạn chế, chưa hiệu quả; chi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho lĩnh vực này có xu hướng giảm; trong giai đoạn 2016-2023 giảm từ 1,29% (năm 2016) xuống còn 0,8% (năm 2023). Một trong những nguyên nhân là do các bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa xây dựng nhiệm vụ đáp ứng đúng nguyên tắc, tiêu chí để bố trí vốn. Có địa phương không bố trí vốn hoặc có những địa phương bố trí rất thấp cho lĩnh vực này.

Hai là, phân bổ vốn đầu tư cho hoạt động khoa học, công nghệ còn chồng chéo, dàn trải, chưa tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Kinh phí đầu tư trong những năm qua không đạt tỉ lệ tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 20-NQ/TW và Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013.

Ba là, hàng năm, kinh phí phân bổ đa số các bộ, ngành trung ương và các địa phương không giải ngân hết. Một trong những nguyên nhân là quy trình, thủ tục còn rườm rà, ví dụ như: việc xây dựng đề xuất nhiệm vụ khoa học công nghệ phải thực hiện theo kế hoạch có từ trước, đến khi được phê duyệt thì tính cấp thiết không còn hoặc khi được cấp ngân sách thực hiện thì đơn giá đã thay đổi nhiều, dẫn đến triển khai chậm, chi không hết, thiếu hiệu quả.

Bốn là, quy định về xây dựng dự toán và kinh phí quản lý nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách Nhà nước hiện nay chưa phù hợp với đặc thù của hoạt động khoa học và công nghệ, chưa đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng khoa học.

Năm là, cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức khoa học, công nghệ, nhất là các tổ chức sự nghiệp công lập chưa phù hợp, dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quyền tự chủ về kế hoạch, tài chính, nhân lực và hợp tác quốc tế, nhất là thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao trong nghiên cứu.

Sáu là, các quy định về việc khuyến khích trích lập và sử dụng quỹ chưa đủ hấp dẫn, chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; số lượng doanh nghiệp trích lập Quỹ chưa nhiều và số dư Quỹ chưa sử dụng còn lớn. Quy trình phân bổ kinh phí vào các Quỹ khoa học và công nghệ các cấp chưa được thực hiện do một số bộ, ngành, địa phương chưa được thành lập Quỹ.

Bảy là, cơ chế khoán chi đến sản phẩm cuối cùng của nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được triển khai thực hiện, nhưng không phổ biến, hiện nay, việc chi tiêu, thanh toán vẫn phải chịu sự điều chỉnh đồng thời của Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước và Luật Đấu thầu.

Tám là, khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng tài sản công đối với xử lý tài sản hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước. Quỹ đầu tư mạo hiểm công nghệ cao quốc gia đều đã được quy định tại Luật Công nghệ cao năm 2008. Tuy nhiên, các quy định này hầu như chưa được quy định chi tiết, hướng dẫn triển khai.

Thứ ba, cơ chế đầu tư, tài chính để triển khai hoạt động chuyển đổi số còn khó khăn, chưa được tháo gỡ chưa kịp thời; việc phân bổ nguồn tài chính cho các nhiệm vụ, đề án, dự án có phạm vi quy mô quốc gia còn chậm và triển khai phức tạp, mất nhiều thời gian.

Giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ

Về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá về thể chế, để thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Nghị quyết 57 đề ra 7 nhiệm vụ, giải pháp, qua rà soát cho thấy, với hơn 100 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, trong đó có 16 nhiệm vụ đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, có thể coi là rất mới như: Phát triển ngành công nghiệp Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật; đầu tư, xây dựng trung tâm dữ liệu, điện toán đám mây; hình thành hạ tầng lưu trữ đạt tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn xanh; xây dựng các cơ sở dữ liệu lớn, hình thành ngành công nghiệp dữ liệu lớn của Việt Nam; xây dựng một số trường, trung tâm đào tạo tiên tiến chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo…

Đại biểu tham dự Hội nghị tại điểm cầu Trung ương
Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương

Trên cơ sở đó, sẽ tập trung vào những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau: Thứ nhất, nâng cao nhận thức, đột phá về đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.

Ngày 10/1/2025, Đảng đoàn Quốc hội đã ban hành kế hoạch hành động số 3260 để thực hiện Nghị quyết, trong đó xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, phân công trách nhiệm rõ ràng, tiến độ cụ thể và và tổ chức triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết tâm cao nhất; quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đánh giá hiệu quả hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, tiên phong, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; thi đua, khen thưởng, biểu dương kịp thời.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ tư duy, phương thức, quy trình thủ tục trong hoạt động xây dựng pháp luật: Các luật phải ngắn gọn, rõ ràng, chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không luật hóa các nội dung thông tư, nghị định. Tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”.

Đối với những vấn đề cụ thể còn đang trong quá trình vận động, chưa ổn định, thì luật chỉ quy định khung và giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đảm bảo sự linh hoạt trong chỉ đạo, điều hành, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn.

Đặc biệt, tại Hội nghị tổng kết của Chính phủ năm 2024 vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp tục nhấn mạnh: Hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện, để mỗi nội dung chỉ quy định tại một luật duy nhất. Quản lý theo kết quả, cần loại bỏ cơ chế xin cho và bao cấp; đổi mới phân bổ ngân sách dựa trên kết quả đầu ra, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Cơ chế quản lý khoa học phải tạo động lực đổi mới, sáng tạo như tinh thần "khoán 10" trong nông nghiệp.

Bên cạnh đó, tiếp tục cho phép thí điểm đối với những vấn đề thực tiễn mới đặt ra; nghiên cứu, quy định phù hợp về cơ chế thí điểm, cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; nghiên cứu quy định miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp thử nghiệm công nghệ mới, mô hình kinh doanh mới.

Thứ ba, tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cụ thể, phối hợp tổ chức rà soát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, nhận diện đúng, đầy đủ các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn, rào cản để tháo gỡ, xoá bỏ; thống nhất nhận thức về nhiệm vụ“đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh”, trong đó cần đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí, mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; thể hiện rõ ràng mức độ khuyến khích, ưu đãi vượt trội; bảo đảm đồng bộ, thống nhất, ổn định, công khai, minh bạch, đơn giản, thuận lợi, giảm chi phí tuân thủ.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá 15 đến nay, qua rà soát bước đầu cho thấy pháp luật về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo vẫn còn 2 Nghị định chưa được sửa đổi hoặc thay thế, 1 Thông tư chưa được ban hành; pháp luật về chuyển đổi số cũng còn 4 Nghị định và 1 Thông tư chưa ban hành theo tiến độ.

Trên cơ sở Chính phủ trình và thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Quốc hội sẽ cho ý kiến, xem xét thông qua các dự án Luật trong 6 lĩnh vực trọng tâm: Về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, công nghệ số: hoàn thiện 8 Luật. Về đầu tư và tài chính: rà soát, hoàn thiện 12 Luật.

Về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện 11 Luật. Về doanh nghiệp, thương mại: rà soát, hoàn thiện 3 Luật. Về bảo đảm an ninh, an toàn trên không gian mạng, môi trường số, rà soát hoàn thiện 3 Luật.

Về chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo: Hoàn thiện cơ sở pháp lý để đẩy mạnh xây dựng, vận hành Quốc hội số, Chính phủ số, Chính quyền số. Ngoài ra, tiếp tục rà soát, xây dựng mới các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Thứ tư, trên tinh thần đó, Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57.

Tổ chức phân công theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện Nghị quyết; chỉ rõ những kết quả đã làm được, việc chưa làm được, việc chưa đạt yêu cầu, giải pháp khắc phục và cá thể hoá trách nhiệm. Trước mắt là khẩn trương phối hợp chuẩn bị, tích cực triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.

Thứ năm, đề nghị Ban cán sự đảng Chính phủ, Chính phủ, các bộ, ngành: Chú trọng việc tổ chức đánh giá, tổng kết thi hành, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới pháp luật trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ theo quy định. Đôn đốc việc xây dựng ban hành kịp thời, đầy đủ các văn bản hướng dẫn triển khai thực hiện Luật.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp: căn cứ tình hình thực tiễn, phối hợp ban hành cơ chế, chính sách theo thẩm quyền để khuyến khích, thúc đẩy phát triển nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn. Bên cạnh đó, trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tổ chức giám sát việc thực hiện.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh thực tiễn của đất nước đang đặt ra những vấn đề cấp bách cần giải quyết, nhân dân đang mong chờ và kỳ vọng vào những quyết sách của Đảng, Nhà nước. Trên tinh thần đó, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, như phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương là: Thời điểm hiện nay đất nước đã có đủ thế và lực, đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc; mọi cơ hội đang đến với chúng ta phải được nắm bắt kịp thời, bởi nếu để vuột mất, chúng ta sẽ có lỗi với lịch sử và với nhân dân.
Quỳnh Nga - Thanh Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khoa học và công nghệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump về chính sách thuế

Tối 4/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm quan trọng với Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump, thảo luận về tình hình quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ.
Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan: Việt Nam luôn trong trái tim Armenia

Thủ tướng Nikol Pashinyan bày tỏ “Việt Nam luôn trong trái tim” và đối với Armenia, Việt Nam luôn là một đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á.
Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Ngành Công Thương chủ động ứng phó với thiên tai

Trước những diễn biến khó lường của thời tiết và những dự báo từ cơ quan chức năng, ngành Công Thương đã đưa ra những nhiệm vụ trọng tâm, chủ động ứng phó.
Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Việt Nam đề nghị Hoa Kỳ tạm hoãn áp thuế mới để đàm phán

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ: Chính phủ Việt Nam đề nghị phía Hoa Kỳ cân nhắc tạm hoãn áp thuế 1-3 tháng để đàm phán, hướng tới đảm bảo công bằng về thuế.
Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Cán bộ nghỉ hưu trước tuổi được đảm bảo quyền lợi

Đánh giá cao tinh thần tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, Nhà nước có những chính sách vượt trội để bảo vệ quyền lợi của cán bộ.

Tin cùng chuyên mục

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye

[Ảnh] Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye

Chiều 4/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống nước Cộng hòa Burundi Évariste Ndayishimiye đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-6/4.
Bộ Công Thương tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Bộ Công Thương tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Chiều 4/4/2025, tại TP. Vũng Tàu, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 và nhiệm vụ năm 2025.
Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước

Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài nêu loạt giải pháp trước 'bão' thuế quan

Tại họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường nước ngoài đã nêu loạt giải pháp giúp doanh nghiệp vững vàng trước "bão" thuế quan
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Tổ phó Tổ công tác phản ứng nhanh với chính sách thuế Hoa Kỳ

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm Tổ phó Tổ công tác về tăng cường hợp tác, chủ động thích ứng với điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Hoa Kỳ.
7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

7 nhiệm vụ cùng loạt giải pháp để ngành Công Thương bứt tốc

Để hoàn thành các nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành Công Thương đang thực hiện loạt giải pháp để sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc phát triển...
Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chủ trì họp báo.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Sáng 4/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành đã có buổi làm việc với Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Bộ Ngoại giao thông tin trước việc Hoa Kỳ áp thuế 46% với Việt Nam

Việt Nam lấy làm tiếc trước việc Hoa Kỳ công bố quyết định áp mức thuế đối ứng lên các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, để tri ân sự đóng góp của đồng chí Khamtay Siphandone cho sự phát triển mối quan hệ 2 nước, Việt Nam sẽ tổ chức Quốc tang.
Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Báo Công Thương tiếp cận báo cáo kiểm toán vụ Phạm Thoại

Liên quan tới ồn ào từ thiện Phạm Thoại và mẹ bé Bắp, Báo Công Thương đã tiếp cận được báo cáo kiểm toán, hé lộ nhiều dữ kiện chưa từng công bố.
Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Armenia coi Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu ở khu vực

Chủ tịch Quốc hội Armenia nhấn mạnh Armenia coi Việt Nam không chỉ là một người bạn mà còn là một đối tác kinh tế, thương mại hàng đầu ở khu vực.
Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng: Sẽ có cơ chế đặc biệt cho trung tâm tài chính quốc tế

Thủ tướng yêu cầu cần chính sách đặc thù, vượt trội, hiện đại, cạnh tranh để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.
Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Việt Nam - Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế, năng lượng

Ngày 3/4, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đại sứ Nhật Bản Ito Naoki, khẳng định quan hệ 2 nước tiếp tục phát triển sau hơn 1 năm trở thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Từ bài viết của Tổng Bí thư về hội nhập nghĩ về nội lực Việt Nam

Trong sóng lớn hội nhập, nếu không có rễ vững nội lực, mọi cánh buồm ngoại lực cũng dễ gãy. Muốn vươn mình, Việt Nam phải khởi phát từ chính mình.
Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thành lập tổ phản ứng nhanh chính sách thuế mới của Mỹ

Thủ tướng yêu cầu thành lập ngay tổ phản ứng nhanh về chính sách thuế đối ứng mới của Mỹ do Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đứng đầu.
Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Thương vụ Hoa Kỳ: Chủ động tìm hiểu thông tin chính sách thuế mới, tham mưu kịp thời

Ngay sau khi Hoa Kỳ ra Sắc lệnh thuế đối ứng, thương vụ đã chủ động liên hệ với các đối tác, tìm hiểu kỹ hơn các căn cứ để tìm giải pháp thích ứng.
Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Hơn 2.000 kiến nghị cử tri gửi Quốc hội: Giải quyết đến đâu?

Thông qua các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đã tiếp nhận, tổng hợp được 2.033 kiến nghị của cử tri.
Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá Việt Nam

Sáng 3/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp với các bộ, ngành về mức thuế của Hoa Kỳ với hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Vươn mình trong hội nhập quốc tế

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Vươn mình trong hội nhập quốc tế". Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.
Mobile VerionPhiên bản di động