Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ

Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội thăm, động viên các nạn nhân vụ cháy chung cư mini Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng quốc gia lưu trữ, xã hội lưu trữ Chủ tịch Quốc hội: Việt Nam vững vàng vượt qua thách thức trước “những cơn gió ngược”

Nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng

Phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau một ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam 2023 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra, thu hút sâu sắc dư luận xã hội, người dân và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các cơ quan thông tấn báo chí của trung ương và địa phương.

Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế - Xã hội năm 2023

Ghi nhận những kết quả của Diễn đàn, Chủ tịch Quốc hội cho biết, Diễn đàn đã dành nhiều thời gian trọng tâm vào các vấn đề kinh tế - xã hội mang tính thời sự, ngắn hạn đồng thời tiếp cận các vấn đề lớn, mang tính bao quát, những xu hướng mới định hình của thế giới, các động lực, các hướng đi mới cho tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam.

Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, Việt Nam đều cần tập trung phát huy tối đa “nội lực”, trong đó đề cao, coi trọng năng lực nội sinh; tranh thủ, khai thác hiệu quả “ngoại lực”, kiến tạo động lực tăng trưởng mới, là “chìa khóa” để thích ứng, chống chọi và phát triển trong bối cảnh mới nhiều biến động, rủi ro ngày càng gia tăng.

Đây là những nội dung hết sức quan trọng trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và cũng là thông điệp xuyên suốt, nhất quán, gắn liền với chủ đề của Diễn đàn hôm nay - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Tóm tắt lại một số nội dung chính đã được các đại biểu tập trung thảo luận, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, sau đại dịch Covid-19, trên con đường hồi phục, hầu hết các nền kinh tế thế giới lại phải gặp thách thức lớn.

Việc Quốc hội, Chính phủ Việt Nam ban hành và triển khai thực hiện các chính sách, giải pháp quyết liệt, kịp thời, sát thực, kể cả chưa từng có tiền lệ trong suốt 2,5 năm qua từ sau Đại hội XIII của Đảng, Việt Nam vẫn đứng vững, cơ bản vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận.

Nền kinh tế vẫn duy trì được đà tăng trưởng và vẫn là một “điểm sáng” trong “bức tranh màu xám” của nền kinh tế toàn cầu - Chủ tịch Quốc hội nói.

Tuy nhiên, từ Quý IV/2022, kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, rất khó đạt chỉ tiêu cả năm 2023 mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Điều đáng lưu ý là cả 3 động lực tăng trưởng hiện nay của nền kinh tế đều gặp khó khăn mang tính cơ cấu, do thiếu định hướng dài hạn và giải pháp cụ thể kịp thời, khả thi theo hướng chuyển đổi xanh, giảm thiểu thâm dụng năng lượng, phát thải các bon và kinh tế tuần hoàn và luôn bám sát mục tiêu phát triển bền vững.

Tận dụng mọi cơ hội, lợi thế để bứt phá

Chủ tịch Quốc hội nêu, các ý kiến tại Diễn đàn cũng thống nhất và nhấn mạnh rằng cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ, các động lực tăng trưởng truyền thống trên cơ sở ban hành, thực thi khuôn khổ chính sách, pháp luật để khuyến khích các thay đổi hành vi trong cả tiêu dùng, sản xuất và đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội: Cần phải “làm mới” các động lực tăng trưởng cũ
Diễn đàn Kinh tế - Xã hội Việt Nam năm 2023

Bên cạnh củng cố, làm mới các động lực tăng trưởng hiện hữu, Diễn đàn cũng nhấn mạnh phải phát hiện, khai thác hiệu quả những động lực tăng trưởng mới, đặc biệt là các động lực như phát triển kinh tế số, tăng năng suất lao động và năng suất các yếu tố tổng hợp, sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân, hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế, nhất là cho chuyển đổi số một cách bền vững, an toàn, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng biến đổi khí hậu.

Đồng thời, tăng cường phối hợp với các quốc gia trong việc duy trì các chuỗi cung ứng hiện có, hợp tác phát triển các chuỗi cung ứng có tính chất chiến lược, có tính đột phá, lan toả, nâng cao vị thế Việt Nam trong các chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.

Các ý kiến tại Diễn đàn đều nhất trí rằng cần phải tập trung, nỗ lực giải quyết các vấn đề cấp bách, khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn của nền kinh tế luôn cần phải kiên định và đặt trong bối cảnh các mục tiêu dài hạn; vừa phải phát huy ý chí tự cường, năng lực “nội tại” của nền kinh tế, vừa tranh thủ khai thác và phát huy ngoại lực, tiếp tục chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả.

Bên cạnh đó, các đại biểu cho rằng bài toán phát huy nội lực, nâng cao năng lực nội sinh của doanh nghiệp, của nền kinh tế, đồng thời vận dụng hiệu quả các yếu tố “ngoại lực” và kiến tạo các động lực mới cho tăng trưởng là yếu tố mấu chốt, đem lại sức mạnh cộng hưởng nhằm hướng tới phục hồi và phát nền kinh tế nhanh và bền vững.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định đây là vấn đề cấp bách nhưng cũng là hành trình dài hạn, đòi hỏi cần đồng bộ các chính sách, xác định rõ ưu tiên, bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tranh thủ thời gian, tận dụng mọi cơ hội, lợi thế để tạo bứt phá ngay trong nội tại nền kinh tế, nâng cao sức chống chịu trước các cú sốc và thách thức trong bối cảnh mới.

Tóm lược một số gợi ý, đề xuất chính sách, Chủ tịch Quốc hội nêu, về năng lực, động lực nội sinh của nền kinh tế, các đại biểu cho rằng cần phát triển các khu vực sản xuất của nền kinh tế, gồm khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, phát triển thị trường nội địa và nâng cao năng suất lao động. Thực hiện đồng bộ, cộng hưởng các yếu tố này sẽ phát huy tổng hợp sức mạnh nội sinh của nền kinh tế.

Đồng thời, cần nghiên cứu, ban hành mới hoặc kéo dài các chính sách tiền tệ, chính sách thuế, phí, lệ phí... để hỗ trợ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Tăng vốn điều lệ của các ngân hàng, nhất là các ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước chi phối. Phối hợp chính sách hiệu quả đặc biệt giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp, sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, cơ cấu lại các loại thị trường; thúc đẩy phát triển và quản lý chặt chẽ các thị trường tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản. Phát triển và khai thác hiệu quả thị trường trong nước, đẩy mạnh sức mua trong nước; vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, kích cầu du lịch trong nước.

"Nguồn nhân lực là động lực nội sinh cốt lõi của nền kinh tế. Ngân hàng Thế giới cho rằng giải pháp chủ yếu để đạt được tốc độ tăng trưởng năng suất cao hơn nằm ở việc cải thiện các đặc điểm của lực lượng lao động trẻ hiện nay" - Chủ tịch Quốc hội cho hay.

Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đề nghị nghiên cứu triển khai cấp bằng hoặc giấy chứng nhận hành nghề một cách thực chất theo tiêu chuẩn quốc tế, đúng với năng lực chuyên môn và kỹ năng của người lao động; giúp nâng cao trình độ, tính cạnh tranh của lực lượng lao động trong nền kinh tế.

Ngân hàng Thế giới (WB) đề nghị cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống bảo trợ xã hội mang tính thích ứng, tích hợp, dễ điều chỉnh và hiện đại để bảo vệ các hộ gia đình trước những cú sốc một cách hiệu quả hơn, đồng thời cải thiện độ bao phủ bảo hiểm xã hội để tăng tính đối phó với rủi ro thất nghiệp và đảm bảo thu nhập khi về già.

Về vận dụng, khai thác hiệu quả “ngoại lực”, các ý kiến tại Diễn đàn đề xuất cần phát huy các động lực từ thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu, hướng tới bền vững. Chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết và xúc tiến, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thế hệ mới, các nhà đầu tư chiến lược, phát triển các ngành kinh tế mới, có công nghệ hiện đại, có kế hoạch đầu tư cho nghiên cứu và triển khai, có kết nối, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp trong nước.

Cần tranh thủ tối đa các thị trường xuất khẩu chủ lực, truyền thống, phát triển thị trường mới, thị trường ngách, đáp ứng nhanh, kịp thời yêu cầu mới của nước đối tác xuất khẩu. Khai thác tốt hơn các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thực hiện hiệu quả công tác xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, đa dạng hàng hóa và thị trường xuất khẩu, đầu tư.

Chủ tịch Quốc hội ghi nhận thông điệp phát huy nội lực, năng lực nội sinh, kiến tạo các động lực tăng trưởng mới được đưa ra rất mạnh mẽ tại Diễn đàn lần này. Đồng thời, khẳng định, những thông tin quý, hữu ích của Diễn đàn với những giải pháp, kiến nghị rất rõ ràng, cụ thể sẽ là đầu vào, tư liệu hết sức quan trọng được Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan hữu quan nghiên cứu trong quá trình hoạch định chính sách và quản lý nhà nước.

Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII: Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2023

Ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII: Thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội năm 2023

Đây là một nội dung của ngày làm việc thứ hai Hội nghị Trung ương 8 khoá XIII.
Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Việt Nam - Nhật Bản: Khởi động Nhóm Công tác xúc tiến AZEC- Chuyển đổi xanh

Sáng 3/10 tại Hà Nội, đã diễn ra Cuộc họp khởi động Nhóm Công tác AZEC -Chuyển đổi xanh giữa Bộ Công Thương Việt Nam và các đối tác Nhật Bản.
Trung ương thảo luận, làm rõ sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024

Trung ương thảo luận, làm rõ sự cần thiết, đúng đắn của việc thực hiện chế độ tiền lương mới từ 1/7/2024

Chiều 2/10, tại Hội nghị Trung ương 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại tổ thảo luận lộ trình thực hiện chế độ tiền lương mới.
Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XIII

Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XIII

Ngày 2/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII.
Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Ngày làm việc thứ nhất của Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII

Hội nghị Trung ương 8 khóa XIII đã khai mạc sáng 2/10/2023 tại Thủ đô Hà Nội.

Tin cùng chuyên mục

Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Cách chức tất cả chức vụ trong Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ

Ban Chấp hành Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Lê Đức Thọ, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.
Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII): Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII): Hoàn thiện dự thảo Nghị quyết mới về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

Một nội dung của Hội nghị Trung ương 8 (khoá XIII) là tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới
WB dự báo GDP Việt Nam chỉ ở mức 4,7% trong năm 2023

WB dự báo GDP Việt Nam chỉ ở mức 4,7% trong năm 2023

Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2023 chỉ ở mức 4,7%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu theo kế hoạch 6,5%
Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã khai mạc trọng thể sáng nay 2/10/2023 tại trụ sở Trung ương Đảng.
Ngày lịch sử của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước

Ngày lịch sử của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước

Ngày 2/10/1945 được coi là "ngày lịch sử" của Báo Công Thương trong buổi bình minh đất nước khi Bộ trưởng Bộ Quốc dân Kinh tế đầu tiên đã ký nghị định lịch sử
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập thành phố Vinh

Tối 30/9, tại thành phố Vinh, Chủ tịch Quốc hội đã dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập TP. Vinh, 235 năm Phượng Hoàng Trung Đô.
Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Người phát ngôn Bộ Công an nói về vụ án Ngô Thị Tố Nhiên

Trung tướng Tô Ân Xô, người phát ngôn Bộ Công an ngày 30/92023 cho biết, đối tượng Ngô Thị Tố Nhiên bị bắt vì tội chiếm đoạt tài liệu của cơ quan tổ chức.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9: Lựa chọn kịch bản tăng trưởng cao nhất để phấn đấu

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn nhấn mạnh tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra ngày 30/9/2023.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp chế biến chế tạo

Đây là yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu lên trong kết luận Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

Cập nhật kịch bản tăng trưởng GDP năm 2023

3 kịch bản tăng trưởng GDP cho cả năm 2023 được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu lên tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 với các địa phương: Tạo phản ứng chính sách kịp thời

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến điểm cầu 63 địa phương diễn ra sáng nay 30/9/2023.
Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Kinh tế 9 tháng: Vượt qua những "vùng xoáy"

Chính phủ đang nỗ lực điều hành chính sách nhằm đưa nền kinh tế vượt qua những "vùng xoáy" để phục hồi và hướng đến mục tiêu tăng trưởng của năm 2023.
Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Tổng cục Thống kê khuyến nghị những giải pháp gì để tăng trưởng kinh tế cuối năm?

Trong bối cảnh tăng tưởng kinh tế của Việt Nam được dự báo sẽ được cải thiện, Tổng Cục Thống kê khuyến nghị một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình này.
Bộ Ngoại giao thông tin về 4 người Việt được giải cứu trong thùng xe ở Pháp

Bộ Ngoại giao thông tin về 4 người Việt được giải cứu trong thùng xe ở Pháp

Bộ Ngoại giao đang xác minh thông tin có 4 trong số 6 phụ nữ được tìm thấy trong một thùng xe đông lạnh ở thành phố Lyon (Pháp) là người Việt Nam.
Nhiều hãng tin nước ngoài dự báo về sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam

Nhiều hãng tin nước ngoài dự báo về sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam

Nhiều hãng tin nước ngoài đã đưa tin về số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời dự báo quá trình phục hồi sẽ khởi sắc trong thời gian tới.
Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: Tháo gỡ khó khăn cho báo chí trong truyền thông chính sách

Chiều ngày 29/9, tại Quảng Ninh, Hội Nhà báo Việt Nam chủ trì tổ chức Diễn đàn Tổng Biên tập 2023: “Truyền thông chính sách - Góc nhìn từ các cơ quan báo chí”.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức

Ngày 29/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân tiếp và làm việc với đoàn Nghị sĩ quốc hội CHLB Đức, Chủ tịch Hội nhịp cầu châu Á Andreas Scheuer.
Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược”, tạo thế, lực và niềm tin để vững vàng tiến lên phía trước

Kinh tế Việt Nam vượt “cơn gió ngược”, tạo thế, lực và niềm tin để vững vàng tiến lên phía trước

Với sự đồng lòng của cả hệ thống, nền kinh tế Việt Nam sẽ hoàn thành nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.
Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo kỳ vọng kinh doanh tốt hơn trong quý IV/2023

Nhiều doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo đánh giá xu hướng kinh doanh sẽ tốt hơn trong quý cuối cùng của năm 2023.
Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Đâu là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng?

Tăng học phí theo lộ trình, giá thuê nhà tăng, giá gạo, xăng dầu, gas trong nước tăng theo giá thế giới…là nguyên nhân khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 tăng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động