Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Vững niềm tin, chung tay giữ gìn, vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào

PV

PV

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Thư của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 2022-2023

Nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào (5/9/1962 - 5/9/2022), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào.

Nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào
Nhân kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Lào, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc trả lời phỏng vấn báo chí về quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào

Xin Chủ tịch nước đánh giá tầm quan trọng và ý nghĩa của quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào?

Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng gần gũi bên nhau như anh em sinh đôi chỉ cách nhau một dãy núi, cùng chung dòng nước Mê Công, có mối quan hệ truyền thống và gắn bó lâu đời. Người dân hai nước coi nhau như anh em ruột thịt, thường xuyên chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Từ sự gắn kết do điều kiện tự nhiên cũng như lịch sử của hai dân tộc có cùng ước vọng giành độc lập, tự do và dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào ngày nay, với ý chí cách mạng quật cường, Nhân dân Việt Nam và Lào đã đứng lên đấu tranh giành được chính quyền vào năm 1945, lập nên Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa vào ngày 2/9/1945 và Nhà nước Lào Ít-xa-la vào ngày 12/10/1945.

Những thắng lợi vẻ vang của cách mạng Lào nói riêng và liên minh chiến đấu Việt - Lào nói chung trong những năm tiếp theo dẫn đến việc ký kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Lào ngày 23/7/1962 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào. Chỉ hai tháng sau đó, vào ngày 5/9/1962, Việt Nam và Lào chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đây là mốc son đánh dấu giai đoạn phát triển mới của quan hệ hai nước trong thời kỳ hiện đại. Kể từ đây, liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt - Lào ngày càng được thắt chặt, cả trên mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao. Tình đoàn kết gắn bó keo sơn, tinh thần “hạt gạo chia đôi, cọng rau bẻ nửa” đã đưa cách mạng hai nước đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa Xuân 30/4/1975 tại Việt Nam và Chiến thắng ngày 2/12/1975 tại Lào.

Bước sang giai đoạn mới, trước những đòi hỏi và thách thức của công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi Đất nước, trên cơ sở nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, ngày 18/7/1977, hai bên đã ký Hiệp ước Hữu nghị và hợp tác, khẳng định tình đoàn kết bền chặt và cam kết mạnh mẽ về hợp tác, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước.

Trong 45 năm qua, Hiệp ước này đã trở thành một tài sản quý giá và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, là cơ sở pháp lý vững chắc để hai nước không ngừng mở rộng quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện. Hiệp ước cũng là tiền đề để hai nước ký kết hàng loạt văn kiện và thoả thuận hợp tác trên tất cả các lĩnh vực chính trị, đối ngoại, an ninh, quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục đào tạo…

Có thể nói, mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào được các lãnh tụ vĩ đại của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản và Chủ tịch Xu-pha-nu-vông đặt nền móng, được vun đắp bằng mồ hôi, xương máu của biết bao thế hệ lãnh đạo, quân và Nhân dân hai nước và ngày càng được củng cố, không ngừng phát triển, trở thành một tấm gương mẫu mực về sự thủy chung, trong sáng, vững bền, “có một không hai” trong quan hệ giữa các dân tộc.

Lịch sử gắn bó của hai nước đã chứng minh: Nếu không có liên minh chiến đấu và tình đoàn kết đặc biệt Việt - Lào, thì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của hai nước trước đây khó có thể giành được thắng lợi trọn vẹn, công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, trong thời kỳ đổi mới và hội nhập ở mỗi nước, không thể có được những thành tựu to lớn như ngày nay.

Xin Chủ tịch nước cho biết những thành tựu nổi bật nhất trong quan hệ hai nước và những điểm sáng đáng chú ý thời gian gần đây?

Trong 60 năm qua, mặc dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động phức tạp, thuận lợi và thách thức đan xen, song có thể khẳng định Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào đã không ngừng phát triển vững chắc, ngày càng sâu rộng, thực chất và hiệu quả.

Quan hệ chính trị - đối ngoại ngày càng gắn bó, tin cậy với trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao, thường xuyên trên tất cả các kênh. Hai bên nỗ lực duy trì, phát huy hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương các cấp ngành, địa phương, phối hợp triển khai tốt các Thoả thuận cấp cao và các cấp. Sự phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương đã góp phần bảo vệ lợi ích, nâng cao uy tín và vị thế mỗi nước ở khu vực và trên thế giới.

Hợp tác quốc phòng - an ninh không ngừng được đẩy mạnh, tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng trong mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, góp phần bảo đảm vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi nước, cũng như môi trường hoà bình, ổn định phục vụ phát triển và hợp tác.

Hợp tác kinh tế đạt được nhiều kết quả tích cực, đem lại lợi ích thiết thực cho người dân và doanh nghiệp hai bên. Trao đổi thương mại hai chiều gần đây liên tục tăng trưởng hàng năm ở mức hai con số; kim ngạch hai chiều 8 tháng đầu năm 2022 đã đạt trên 1 tỷ USD, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam luôn là nước đầu tư lớn thứ ba vào Lào với hơn 200 dự án FDI đang hoạt động và tổng vốn hơn 5 tỷ USD. Hợp tác giáo dục đào tạo, là hợp tác chiến lược theo hướng chú trọng chất lượng cao. Hợp tác các lĩnh vực khác, như năng lượng, giao thông vận tải, văn hóa, y tế... không ngừng được củng cố đi vào chiều sâu. Hợp tác giữa các địa phương, nhất là giữa các tỉnh giáp biên, ngày càng gắn bó khăng khít. Mặc dù còn có những khiếm khuyết, nhưng tới nay, đã có hàng nghìn dự án hỗ trợ phát triển ODA, các dự án, chương trình hợp tác, các khoản viện trợ của các Bộ, cơ quan, địa phương Việt Nam được xây dựng, triển khai và phát huy hiệu quả giúp các bạn Lào.

Đối mặt với dịch Covid-19, hai bên đã dành cho nhau sự giúp đỡ kịp thời, hiệu quả về tài chính, trang thiết bị, vật tư y tế, hỗ trợ cán bộ y tế phòng chống dịch..., là tinh thần luôn tương trợ, bên nhau trong mọi hoàn cảnh.

Công trình Nhà Quốc hội mới của Lào, quà tặng của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam dành cho Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào được bàn giao và khánh thành năm 2021 đã trở thành một trong những biểu tượng của quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong giai đoạn mới. Việc Cảng quốc tế Lào - Việt tại Vũng Áng, Hà Tĩnh bắt đầu đi vào khai thác gần đây góp phần giúp nước bạn Lào có đường ra biển. Cùng với đó, các công trình, dự án hợp tác mang dấu ấn của tình hữu nghị Việt - Lào đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều trên đất nước hoa Chăm-pa tươi đẹp... Nổi bật là Liên doanh viễn thông Unitel (Viettel) hoạt động từ 2009, hiện là nhà mạng hiện đại lớn nhất, đáp ứng 57% thị trường Lào.

Chủ tịch nước mong muốn quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Lào trong thời gian tới phát triển như thế nào?

Cá nhân tôi trên nhiều cương vị công tác đã có nhiều năm gắn bó, đóng góp vào phát triển của quan hệ hợp tác Việt - Lào. Với tình cảm sâu nặng dành cho nước bạn Lào anh em và quan hệ hai nước, tôi luôn mong muốn và tin tưởng mối Quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt - Lào sẽ tiếp tục được các thế hệ lãnh đạo và Nhân dân hai nước tiếp tục, vun đắp phát triển, nở hoa thơm, kết trái ngọt, đem lại lợi ích cho Nhân dân hai nước.

Với nền tảng quan hệ vững chắc đã được thử thách, Việt Nam và Lào có nhiều thuận lợi và tiềm năng to lớn để tăng mạnh quy mô hợp tác. Điều đó đòi hỏi hai bên có quyết tâm cao, nỗ lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả hợp tác.

Thứ nhất, tiếp nối truyền thống cách mạng hào hùng của các thế hệ đi trước, cùng nhau gìn giữ, không ngừng củng cố trụ cột quan hệ chính trị để định hướng tổng thể quan hệ đặc biệt Việt - Lào trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tư tưởng Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn.

Thứ hai, cùng nỗ lực nâng tầm hợp tác kinh tế thành một trụ cột xứng tầm với quan hệ đặc biệt Việt - Lào, có tư duy hợp tác mới với nhiều biện pháp mạnh, đột phá, vừa phát huy nội lực, vừa mở rộng hợp tác quốc tế. Xây dựng nền kinh tế Lào độc lập tự chủ, hội nhập quốc tế rộng mở. Trọng tâm là thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, kinh doanh; mở rộng kết nối về năng lượng, viễn thông, giao thông, hướng hàng hóa của Lào ra biển Việt Nam đi quốc tế; quan tâm và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp...

Thứ ba, trên cơ sở nền tảng chính trị tin cậy, tiếp tục củng cố trụ cột hợp tác quốc phòng - an ninh để cùng giữ vững môi trường hoà bình, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, kịp thời ngăn chặn mọi âm mưu "diễn biến hoà bình", chống phá, chia rẽ quan hệ hai nước.

Thứ tư, hai bên tiếp tục coi giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là lĩnh vực hợp tác chiến lược, mang tính “đột phá”, không chỉ phục vụ nhu cầu phát triển của mỗi nước, mà còn góp phần thắt chặt tình cảm gắn bó và đoàn kết giữa hai nước; phối hợp chặt chẽ hơn nữa để nâng cao chất lượng tuyển sinh, giảng dạy và học tập nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường lao động Lào.

Cuối cùng, hai bên đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục về truyền thống quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện của hai nước, với các hình thức đa dạng, thiết thực, hiệu quả gắn với những kết quả hợp tác cụ thể trong cuộc sống, để các tầng lớp Nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước, thêm vững niềm tin, chung tay giữ gìn, vun đắp phát triển và làm tươi mới quan hệ hữu nghị truyền thống hai nước.

Trong bầu không khí phấn khởi của "Năm Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022" và Ngày kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước, chúng ta tin tưởng chắc chắn rằng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân cách mạng Lào anh em, mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt - Lào sẽ tiếp tục được củng cố và nâng lên tầm cao mới, phát triển tự chủ, phồn vinh vì Nhân dân hai nước, góp phần vào gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Xin trân trọng cảm ơn Chủ tịch nước!

PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Ngoại giao

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 27/4/2024: Vũ khí mới sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình miền Đông bất lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 27/4/2024: Vũ khí mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine nâng cao vị thế; tình hình ở miền Đông bất lợi cho Kiev.
Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Tổng giám đốc Cơ quan Business France: Doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam

Theo Tổng giám đốc Cơ quan thương vụ Pháp (Business France) - ông Laurent Saint-Martin hiện doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất của Pháp đã hiện diện tại Việt Nam.
Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Chiến sự Israel-Hamas 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 26/4/2024: Quân đội Mỹ sẽ không có mặt ở Dải Gaza khi thực hiện viện trợ; Hamas nêu điều kiện giải giáp vũ khí.
Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay và 2025

Nền kinh tế toàn cầu có thể duy trì động lực vững chắc thời gian còn lại của năm và sang năm 2025, bất chấp những dự đoán trước đó về tình trạng suy thoái.
Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Nỗi buồn mang tên Biển Đỏ: Các nút thắt hàng hải

Eo biển Bab al-Mandab, phía nam Biển Đỏ, là một điểm tắc nghẽn hàng hải quan trọng trong hành lang hàng hải lớn hơn Bờ Đông Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Ukraine tạm dừng sử dụng xe tăng Abrams; Kiev đã nhận 100 tên lửa ATACMS theo thỏa thuận bí mật với Washington.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel - Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas

Chiến sự Israel- Hamas ngày 26/4/2024: Israel nhượng bộ trước các yêu cầu của Hamas khi chấp nhận tăng số lượng tù nhân thả tự do để mở đường đàm phán hòa bình.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 26/4/2024: Nga kiểm soát thêm nhiều cứ điểm thuận lợi; Ukraine tăng cường tấn công tầm xa.
Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Khủng hoảng Biển Đỏ khiến lưu lượng vận chuyển trên kênh Suez giảm 66%

Từ giữa tháng 12 năm ngoái đến đầu tháng 4 năm nay, lưu lượng vận chuyển qua tuyến đường huyết mạch kênh đào Suez quan trọng ở Ai Cập đã giảm 66%.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Ukraine đã sử dụng tên lửa ATACMS tấn công Nga khi một quan chức Mỹ giấu tên cho biết Kiev đã nhận ATACMS trước đó.
Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Chiến sự Israel-Hamas 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào Rafah

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 25/4/2024: Hamas nói Israel từ chối thả tù nhân; Tel Aviv tuyên bố chuẩn bị tấn công vào thành phố Rafah.
"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

"Người khổng lồ" Boeing đối mặt với số nợ lớn, mức xếp hạng uy tín sụt giảm nghiêm trọng

Doanh thu quý I của Boeing suy giảm khi tiến độ sản xuất và giao máy bay 787 Dreamliner chậm trễ bởi thiếu nhà cung cấp một số bộ phận quan trọng.
Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Chiến sự Nga-Ukraine 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/4/2024: Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine sẽ kéo dài xung đột; 84 cuộc giao tranh trên chiến trường.
Tại sao ông trùm công nghệ Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để mua chip AI từ Hoa Kỳ?

Tại sao ông trùm công nghệ Nhật Bản chi gần 1 tỷ USD để mua chip AI từ Hoa Kỳ?

Tập đoàn công nghệ SoftBank Nhật Bản mới công bố khoản đầu tư 960 triệu USD mua chip từ Nvidia, để phát triển mô hình trí tuệ nhân tạo hàng đầu thế giới.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel

Chiến sự Israel – Hamas ngày 24/4/2024: Chiến sự có nguy cơ bùng phát ở Gaza; Hezbollah tấn công Israel để trả đũa đòn đột kích trước đó của IDF vào Lebanon.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Ukraine sẽ nhận gói viện trợ vũ khí mới ngay trong tuần này sau khi Tổng thống Mỹ ký dự luật viện trợ bổ sung mới.
Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Chiến sự Israel-Hamas 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 24/4/2024: 45% cơ sở hạ tầng dân sự ở Gaza bị phá hủy; Hamas kêu gọi leo thang xung đột.
Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Chiến sự Nga-Ukraine 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; chiến trường không có lợi cho Kiev

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/4/2024: Viện trợ cho Ukraine là đầu tư vào an ninh NATO; tình hình chiến trường không có lợi cho Kiev.
Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất công nghệ cao khi tăng trưởng kinh tế sụt giảm

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết, doanh thu tài chính quý I của quốc gia này đã giảm 2,3% so với cùng kỳ năm 2023 bởi ảnh hưởng từ điều chỉnh thuế trước đó.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Ukraine thực sự muốn nối lại đàm phán với Nga? Khi Tổng thống Volodymir Zelensky một lần nữa nhắc lại vấn đề này.
Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine 23/4/2024: Xung đột có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga hợp quân ở thành phố chiến lược

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/4/2024: Xung đột ở Ukraine có thể chấm dứt vào cuối năm 2025; Nga tập hợp quân ở thành phố chiến lược.
Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Tại sao châu Âu vẫn phụ thuộc vào LNG của Nga?

Việc nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga vẫn là nguồn đảm bảo an ninh năng lượng cho Liên minh châu Âu (EU).
Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Vì sao tăng trưởng kinh tế Mỹ đang làm nhiều nước "sợ hãi"?

Theo nhiều chuyên gia tài chính toàn cầu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ đang tạo áp lực lên tiền tệ và nền kinh tế của các nước khác trên thế giới.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS trong tuần tới

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/4/2024: Ukraine có thể nhận ATACMS và các gói viện trợ quân sự mới từ tuần tới, sau khi Mỹ thông qua luật viện trợ mới.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 22/4/2024: Mỹ dự đoán đàm phán hòa bình giữa Israel và Hamas đổ vỡ khi các bên không tìm được tiếng nói chung sau vụ tấn công ở Syria
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động